Ngày nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã là cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Sự phát triển của internet, máy tính, smartphone – điện thoại thông minh, chúng ta có thể truy cập internet mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi đang làm việc.Điều này mở ra cơ hội kinh doanh trực tuyến cho ngành du lịch với dịch vụ đặt tour, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tất cả đều qua hình thức online.
Thực trạng và giải pháp Kinh Doanh Du Lịch Trực Tuyến hiện nay
- Du lịch trực tuyến là gì?
Du lịch trực tuyến là việc sử dụng công nghệ số trong tất các các bước và chuỗi giá trị trong du lịch lữ hành, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ,.. để các đơn vị du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả đem lại trải nghiệm nhanh gọn, minh bạch, tiện lợi cho du khách.
Đây là một hình thái du lịch có tính tương tác cao giữa doanh nghiệp với khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ và phạm vi kỹ thuật của những trang web du lịch.
- Thực trạng thị trường du lịch hiện nay
Với thực trạng hiện nay khi internet đã kết nối tất cả mọi người, công nghệ phát triển vượt bậc, hệ thống y tế luôn trong trạng thái cảnh giác trước dịch bệnh. Thị trường du lịch đã dần chuyển mình thông qua internet, khi mọi sự lựa chọn, thao tác giao dịch, đặt cọc, đặt chỗ nhà hàng khách sạn đã có hết trên nền tảng online. Người dùng có thể tiếp cận và so sánh giữa các loại dịch vụ một cách nhanh chóng, rõ ràng. Không những thế cùng với sự phát triển của công nghệ nên smartphone đã phổ biến tới mọi tầng lớp xã hội, giờ đây mọi người có thể truy cập mạng xã hội đặt tour đặt phòng mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh sự phát triển của công nghệ thì dịch bệnh cũng là một trong những yếu tố của thực trạng ảnh hưởng đến thị trường du lịch. Khi mọi người trở nên cảnh giác, thận trong hơn khi ra ngoài giao tiếp thì mọi quyết định được thực hiện qua màn hình smartphone. Từ thực trạng trên cho thấy được xu hướng kinh doanh trong ngành du lịch đã dần chuyển dịch.
- Xu hướng chốt tour du lịch trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ
Trên thực tế hiện nay, xu hướng sử dụng internet để đưa ra những quyết định chiếm phần lớn so với những quyết định thông thường cho hành trình tour, cho các hoạt động du lịch ngày càng tăng. Không chỉ thế, giờ đây tại Việt Nam, tất cả mọi người gần như đã hình thành thói quen tìm kiếm thông tin tour du lịch, các khách sạn, resort nghỉ dưỡng trên các website, diễn đàn, mạng hội, page du lịch lớn. Thậm chí những người có tuổi không biết sử dụng thiết bị thông minh cũng nhờ những người trẻ tiếp cận với thiết bị thông minh để đưa ra quyết định cho hành trình tour thay bản thân.
Một khảo sát khách du lịch quốc tế ở Việt Nam năm 2017 cho thấy 71% khách du lịch tham khảo thông tin điểm đến trên internet và có 64 % quyết định đặt tour du lịch trực tuyến đến Việt Nam. Đến năm 2021 thống kê còn cho thấy răng 95% khách trong và ngoài nước đều tìm kiếm thông tin trước chuyến đi của mình, hầu hết số người tìm kiếm thông tin đó chốt quyết định của mình thông qua hình thức trực tuyến.
Với sự vươn mình mạnh mẽ của thương mại điện tử trong du lịch hay dịch vụ. Tỷ lệ này còn được dự báo sẽ ngày càng được nâng cao và đẩy mạnh trong những năm tiếp theo, thậm chí sẽ thay thế hoàn toàn hình thức cũ.
Cụ thể, là số lượng tìm kiếm từ khóa bằng tiếng Việt lên đến 5 triệu lượt với các chủ đề xoay quanh về các tour nước ngoài, tour trong nước, các hoạt động loại hình du lịch và địa điểm, đặt phòng khách sạn, nhà hàng. Vào mùa đỉnh điểm của du lịch đạt tới mức độ cao điểm thì con số đó còn tăng vọt một cách chóng mặt. Như vậy, có thể thấy rằng, với xu hướng hiện nay, thì ngành du lịch sẽ có nhiều khả năng còn phát triển hơn thế nữa và không ngừng vươn tới những nhu cầu và dịch vụ cao hơn, đẳng cấp hơn.
Chính vì thế, các công ty phải nắm bắt được xu thế du lịch cần thay thế loại hình kinh doanh truyền thống tại văn phòng sang mô hình kinh doanh bán tour trực tuyến trên website, mạng xã hội, phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, các công ty, đại lý làm dịch vụ du lịch tại Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều thách thức và yếu thế hơn so với các công ty, đại lý làm dịch vụ du lịch nước ngoài về cả vốn và nền tảng công nghệ. Vậy phải làm thế sao để giải bài toán hóc búa này ?
- Giải pháp kinh doanh du lịch cho các công ty du lịch hiện nay
Giải pháp rất đơn giản là xây dựng fanpage mạng xã hội, ứng dụng, website du lịch riêng. Hiện nay, thói quen lướt facebook, instagram, web,… để lấy thông tin của mọi người ảnh hưởng khá nhiều đến việc kinh doanh bán tour. Đây là cách tốt nhất để có thể tiếp cận và tương tác được nhiều khách hàng tiềm năng. Không chỉ thế, sau khi chọn và đặt tour, du khách hoàn toàn có thể thanh toán trực tuyến bằng các phương thức khác nhau như: ATM, ví điện tử, Visa, qua các cổng thương mại điện tử hay các ứng dụng trên điện thoại di động. Việc chuyển sang internet sẽ mang lại cho công ty du lịch rất nhiều ưu thế như:
- Tự động hóa
- Tiết kiệm chi phí
- Tiết kiệm con người
- Giảm nhẹ hệ thống vận hành
- Tiếp cận lượng lớn du khách tiềm năng
- Tăng trải nghiệm khách hàng
Tiếp đó, ở thời điểm hiện tại, các đại lý dịch vụ du lịch (OTA- Online Travel Agency) đang chiếm lĩnh thị phần trên thị trường du lịch rất lớn, các công ty du lịch muốn đẩy mạnh việc bán tour nhanh chóng và hiệu quả phải liên kết hợp tác với các đại lý này để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và phải chia một khoản phí hoa hồng không hề nhỏ. Đây chính là một thử thách không hề dễ dàng trong kinh doanh dịch vụ du lịch, khi vào mùa du lịch cao điểm, rất nhiều website đơ lag chết đứng vì lượt truy cập vượt quá mức xử lý, lượng dữ liệu truy xuất vô cùng phức tạp, giá lại cao.
Không chỉ vậy, khi thị trường du lịch luôn trong tình trạng biến động thay đổi nhu cầu không ngừng qua từng thời điểm khác nhau thì việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm cũng là một vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản trị, nhàm làm du lịch. Khi mà các kênh OTA đòi hỏi sự chuyên nghiệp nhất định cũng như chỗ đứng vững chắc và đặt vấn đề giá cả lại cao thì nhiều doanh nghiệp, công ty du lịch chưa chắc đã có thể đáp ứng đủ để làm được chiến dịch này.
Và thêm một ý nữa là khi kinh doanh trực tuyến như vậy, dường như khách hàng khó có thể đánh giá được đâu là doanh nghiệp lớn và dấu doanh nghiệp nhỏ, tất cả đều được kinh doanh một cách công bằng và không tốn nhiều chi phí để phô trương cơ sở hạ tầng, chi cho các khoản khác. Các công ty phải cạnh tranh thật sự về chất lượng sản phẩm du lịch, phục vụ chuyên nghiệp. Điều này tạo được niềm tin và sự hứng thú trong suy nghĩ của du khách.
Nhưng nên tập trung xây dựng cái gì: một fanpage mạng xã hội, một trang web hay một ứng dụng di động? đó là một câu hỏi khó. Nhưng để tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao, xây dựng một fanpage trên mạng xã hội và một website du lịch sẽ là một lựa chọn hoàn hảo bởi:
Fanpage trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram,… sẽ là nơi quảng bá, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Còn website sẽ là nơi doanh nghiệp chuyên nghiệp hoá dịch vụ, đăng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng so sánh, tham khảo, lựa chọn. Từ đó mở rộng thị trường, tăng khả năng thu hút, tiếp cận với khách hàng, tiết kiệm chi phí
Đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng
Dễ dàng triển khai thực hiện những chiến dịch quảng bá sản phẩm và thương hiệu.
Tóm lại, với những yếu tố ở trên, nếu các doanh nghiệp vận dụng vào việc kinh doanh du lịch thì chắc chắn việc bán tour nhanh chóng chỉ còn là vấn đề thời gian.