==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Điểm du lịch nổi tiếng nhất Phú Thọ mà về khi đất Tổ ai cũng muốn tới thăm chính là khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể di tích đền chùa, ...
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng từ lâu đã in sâu trong tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Bất kỳ ai là con Lạc cháu Hồng đều có tâm trạng xúc động, bâng khuâng trong lòng mỗi khi về lễ hội.
Truyện kể rằng Hùng Vương thứ 6 muốn nhường ngôi nhưng chưa biết chọn ai trong hai mươi người con trai bèn truyền cho các hoàng tử dâng lễ vật. Các hoàng tử đã cho người đi khắp mọi vùng quê để tìm về những sơn hào, hải vị về dâng vua. Lang Liêu mất ăn mất ngủ bao ngày đêm mà vẫn không thể nghĩ ra lễ vật dâng lên vua cha. Một đêm Lang Liêu được thần nhân báo mộng mách cho cách làm bánh. Bánh hình vuông được làm bằng gạo, gói bằng lá xanh, lại có nhân thịt ở trong. Bánh hình tròn được giã từ gạo nếp đã nấu chín. Đến ngày dâng lễ vật đôi cặp bánh khiêm nhường, giản dị nhưng lại được vua Hùng để ý nhiều nhất. Hùng Vương tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu. Vua đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng, bánh hình tròn là bánh dầy, rồi truyền dạy dân cách làm.
Đất Tổ là vùng trung du nửa đồi núi, nửa châu thổ vùng cao, nơi phát tích của người Kinh Việt, dân tộc chủ thể của cả Tổ quốc Việt Nam.
Nhân ngày giỗ Vua Hùng, cả nước hướng về mộ Tổ, với tấm lòng thành kính và biết ơn đối với công lao của tổ tiên đã từ bao đời xây dựng đất nước và để lại cho chúng ta giang sơn gấm vóc hôm nay.
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày bánh trôi bánh chay mẹ lại gọi điện cho chúng tôi nhắc nhở: Sắp đến lễ hội Đền Hùng rồi đấy, các con thu xếp để về thắp nén hương thơm lên mộ Tổ. Biết tính mẹ nên dù công việc có bận rộn đến đâu chúng tôi cũng thu xếp ổn thỏa để ngày chính hội cùng mẹ mang lễ vật lên đỉnh Nghĩa Lĩnh thắp hương cho Vua Hùng.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình. Đó là ý thức của người Việt về Tổ tiên, về cội nguồn mang giá trị nhân văn sâu sắc, được phát khởi từ mối thiện tâm trong mỗi con người và có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và đã trở thành một phong tục, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam.
“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Phú Thọ là vùng đất cổ, là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng, trung du và miền núi. Phú Thọ có địa hình đa dạng: Có vùng núi cao quanh năm mây phủ, có miền đồi gò san sát như bát úp xanh thắm nương chè, rì rào tán cọ; có vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu màu mỡ với đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, ngô xanh rờn đất bãi...
Vua Hùng là nhân vật minh triết trong tâm khảm của người Việt. Ông được tôn là Vua, là minh chủ đồng thời là Thủy Tổ - Tổ của dân, của nước.
Cuốn ngọc phả lưu tại đây, do trạng nguyên Nguyễn Cố đời vua Trần Thánh Tông biên soạn, đời vua Lê Thánh Tông Bộ Lễ viết lại, và năm Hoằng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông (Tây lịch 1601) sao chép lại đóng dấu kiềm, nói về sự kiện Vua Hùng thứ 18 (Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục Phán, và Thục Phán lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Vua Hùng, lập hai trụ đá thề.
Nằm dọc theo tả ngạn sông Đà, đối ngạn là dãy Ba Vì quanh năm mây trắng bao phủ mênh mang huyền thoại Tản Viên Sơn thánh, Thanh Thủy hiện còn rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa với các lễ hội dân gian độc đáo gắn với truyền thuyết thời đại Hùng Vương dựng nước và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mới được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tài sản vô giá này đang được Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trên địa bàn gìn giữ, phục dựng, nâng lên tầm cao mới gắn với phát triển kinh tế-xã hội địa phương…
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"
Câu ca dao cổ đã trở thành lời nhắn nhủ tự bao đời. Nhớ ngày giỗ Tổ tìm về Đền Hùng, đó là phong tục đẹp trở thành truyền thống văn hóa Việt Nam không phải quốc gia nào cũng có.