88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà NộiVăn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289

1900 54 55 19Tổng đài: 1900 54 55 19

Ngôi Làng Mang Tên Cổ Tích

13/12/2013

Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp.

Vùng đất này có nhiều sông ngòi, ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc…Những thông tin về vùng đất cổ thờ 18 đời Hùng Vương thì đã biết từ lâu nhưng tôi vẫn thắc mắc không hiểu vì sao giữa những cái tên cổ mang hơi hướng như Làng Trẹo, Làng Cả, Lũng Cỏ... lại có cái tên “Cổ Tích” tạo sự khác biệt về ý nghĩa cũng như tên gọi ở ngôi làng huyền thoại có hình dáng tựa như con ngựa ghì cương với 99 quả đồi như 99 con voi cùng chầu về mộ Tổ. Mang thắc mắc đó, tôi đi tìm ngôi làng mang tên Cổ Tích.

Về xã Hy Cương vào những ngày giáp hội mới cảm nhận được không khí ngày quốc giỗ. Từ cổng chính vào đến chân đền Hùng người xe tấp nập. Đem thắc mắc hỏi chủ tịch UBND xã Hy Cương Đào Văn Dư, anh cho biết: Tên và ý nghĩa của ngôi làng Cổ Tích có từ đời nào không ai nhớ rõ chỉ biết rằng thời xa xưa, núi Nghĩa Lĩnh là nơi thờ thần tự nhiên. Tục truyền rằng Hùng Vương và các quan tướng thường đến đây làm lễ tế trời thờ lúa, cầu mong cho giống nòi sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, cộng đồng no đủ. Do đó cho đến nay đền Thượng vẫn còn có tên gọi Kính Thiên lĩnh điện là nơi cấm địa. Khoảng thế kỉ XIII-XIV, với ý thức "uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn tổ tiên dựng nước, người Việt xây dựng các ngôi đền Trung, Hạ thờ 18 đời vua Hùng cùng các vị thần núi. Trước thế kỷ XIV, làng Trẹo là cư dân duy nhất ở vùng này. Làng Trẹo về sau đông con cháu, mới tách làm hai làng. Làng mới đi vào Lũng Cỏ lập làng Cả là tiền thân của làng Cổ Tích sau này. Thế kỷ XV giặc ngoại xâm đã tàn phá Đền Trung và Làng Cả.

Khi đó có một đứa trẻ tên là Hoàng Đình Dánh bị giặc ngoại xâm bắt về nước chúng. Thời gian sau ông Dánh trốn được về nước dấy binh khởi nghĩa đóng quân ở Đình Đồn. Ông trở về làng tìm người thân thì gặp lại duy nhất người mẹ già. Ông Dánh cùng các ông Triệu Văn Ngũ, Đào Ngọc Xu kết nghĩa anh em xây dựng nên làng và tên làng Cổ Tích có từ đó. Lúc đó làng mới chỉ có ba họ là Triệu, Đào và Hoàng. 200 năm sau mới có thêm họ Nguyễn. Làng Cổ Tích dựng đền Thượng, Chùa và Gác Chuông. Dân làng Cổ Tích quản lý và trông coi Đền Thượng, Chùa và Gác Chuông, Đền Giếng. Làng Trẹo trông coi Đền Trung, Làng Vi trông coi Đền Hạ. Thôn Cổ Tích được chọn làm dân trưởng tạo lễ, được cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ. Hàng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế, tiền thuế và ruộng chỉ làm đèn nhang cúng lễ Đền Hùng.

Thôn Cổ Tích xưa giờ đang là các khu dân cư quanh trung tâm xã Hy Cương với cơ sở hạ tầng khang trang. Đình Cổ Tích là nơi xã tập trung kiệu để rước lên đền Thượng vào ngày chính lễ. Chủ tịch xã Hy Cương cho biết thêm xã đang cử người đi thu thập tài liệu liên quan đến nguồn gốc của ngôi làng mang tên Cổ Tích, về những tập quán thờ cúng tổ tiên, vua Hùng để lưu lại cho đời sau.

Thôn Cổ Tích xa xưa và xã Hy Cương ngày nay đang từng ngày thay da đổi thịt. Gần 1300 hộ dân sinh sống ở 8 khu dân cư trong xã luôn đoàn kết xây dựng Hy Cương thành xã văn hóa. Toàn xã có 92% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 6/8 khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa. 1 khu dân cư được công nhận khu dân cư văn hóa cấp thành phố. Tuy cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ song toàn xã vẫn còn 136 hộ nghèo, 105 hộ cận nghèo; 16,82% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Để con dân trưởng tạo lệ ngày càng có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đội ngũ cán bộ xã Hy Cương đang nỗ lực tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế xã hội để mọi người dân trong cả nước mỗi khi hành hương về mộ Tổ đều biết đến sự thay đổi của ngôi làng được chọn làm nơi thờ cúng tổ tiên.

Nguồn: denhung.org.vn

Đang được quan tâm

Tin mới nhất

  • Du Lịch Dubai Tháng 11: Lễ Hội Và Sự Kiện Nổi Bật

    Dubai tháng 11 là thời khắc hiếm hoi khi thành phố khô nóng quanh năm trở nên dễ chịu đến bất ngờ. Thời tiết mát mẻ, bầu trời trong xanh, nắng không còn gay gắt mọi thứ vừa đủ để bạn khám phá mà không mỏi mệt. Vậy nên Vietsense Travel tin rằng lựa chọn du lịch Dubai tháng 11 chính là quyết định thông minh giúp bạn trải nghiệm trọn vẹn cả văn hóa lẫn cảnh quan nơi đây.

  • Vũ Hầu Tự di tích thờ phụng Khổng Minh Gia Cát Lượng

    Vũ Hầu Tự (武侯祠) là một trong những đền thờ nổi tiếng ở Trung Quốc, được xây dựng nhằm tưởng nhớ và thờ phụng Gia Cát Lượng (Gia Cát Vũ Hầu), một vị quân sư lỗi lạc, chính trị gia và chiến lược gia kiệt xuất thời Tam Quốc (220–280). Vũ Hầu Tự không chỉ là di tích lịch sử quan trọng mà còn là một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, đặc biệt ở vùng Tứ Xuyên.

  • Công viên Gấu Trúc Thành Đô - Điểm đến thú vị nhất ở Tứ Xuyên

    Công viên gấu trúc Thành Đô (Chengdu Research Base of Giant Panda Breeding) là một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và triển lãm gấu trúc nổi tiếng nằm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất để quan sát và tìm hiểu về loài gấu trúc, đặc biệt là gấu trúc khổng lồ – biểu tượng quốc gia của Trung Quốc.

  • Kinh Nghiệm Du Lịch Dubai Tháng 10

    Dubai - thành phố của những điều không tưởng: trượt tuyết, ngắm hoàng hôn giữa lòng sa mạc, shopping trong trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, nghỉ dưỡng tại khách sạn dát vàng xa hoa nhất hành tinh… Nếu bạn đang tìm kiếm thời điểm lý tưởng để tận hưởng tất cả những điều này, thì du lịch Dubai tháng 10 chính là gợi ý đáng để cân nhắc. Vì sao lại như vậy? Bài viết này, Vietsense Travel sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn.

  • Đô Giang Yển - Kỳ quan kỹ thuật thủy lợi cổ đại Trung Hoa

    Đô Giang Yển" (都江堰) là tên của một công trình thủy lợi cổ nổi tiếng ở Trung Quốc, được xây dựng từ thời nhà Tần, khoảng hơn 2.000 năm trước. Đây là một hệ thống đập và kênh đào trên sông Mạc La (Min River), thuộc tỉnh Tứ Xuyên, dùng để điều tiết nước, ngăn lũ và tưới tiêu cho vùng đất châu thổ rộng lớn, giúp phát triển nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân địa phương. Đô Giang Yển được xem là một kỳ quan kỹ thuật thủy lợi cổ đại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Tứ Xuyên và cũng là minh chứng cho trình độ kỹ thuật thủy lợi tiên tiến của người xưa. Hiện nay, Đô Giang Yển cũng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Exlogo