88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà NộiVăn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289

1900 54 55 19Tổng đài: 1900 54 55 19

Lưỡng Thạch Trụ Của Thục Phán Trên Núi Nghĩa Lĩnh

16/12/2013

Cuốn ngọc phả lưu ở Đền Hùng, do trạng nguyên Nguyễn Cố đời vua Trần Thánh Tông biên soạn, đời vua Lê Thánh Tông Bộ Lễ viết lại, và năm Hoằng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông (Tây lịch 1601) sao chép lại đóng dấu kiềm, nói về sự kiện Vua Hùng  thứ 18 (Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục Phán, và Thục Phán lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Vua Hùng, lập hai trụ đá thề.

Cuốn ngọc phả lưu ở Đền Hùng, do trạng nguyên Nguyễn Cố đời vua Trần Thánh Tông biên soạn, đời vua Lê Thánh Tông Bộ Lễ viết lại, và năm Hoằng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông (Tây lịch 1601) sao chép lại đóng dấu kiềm, nói về sự kiện Vua Hùng  thứ 18 (Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục Phán, và Thục Phán lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Vua Hùng, lập hai trụ đá thề.

Tháng 10 năm 1974, tại Hội nghị thông báo Sử học Vĩnh Phú, báo cáo khoa học nhan đề: “Cuộc thống nhất Hùng Thục” nêu ra mấy điểm chính như sau:

- Thục Phán là họ tộc vua Hùng, tổ tiên làm tù trưởng bộ lạc Tây Vu hay Tây Âu cha truyền con nối. Địa bàn ở vùng Đông Anh - Bắc Ninh - Bắc Giang. Đến đời ông cha Thục Phán thì đã được mở rộng liên minh với các bộ lạc miền núi khác từ Đông Bắc sang Tây Bắc nước ta. Thục Phán không phải người Tầu ở Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc) như sử cũ nói, cũng không phải người Tày Cao Bằng như sử mới nói.

- Hùng Duệ Vương không có con trai kế vị, nên đã cho thi tuyển rể để nhường ngôi. Tản Viên là trang nam nhi kỳ tài thắng cuộc, được lấy công chúa Ngọc Hoa và nhận truyền ngôi. Thục Phán đem quân tranh giành với Tản Viên, đánh nhau ròng rã nhiều năm. Thục Phán luôn luôn thua, nhưng ông ta nhất định không chịu thôi.

- Tản Viên nhận thấy tập quán truyền ngôi trong dòng tộc đã có từ lâu. Nếu hai bên cứ đánh nhau mãi thì tổn hại sinh mạng, dân chúng làm sao mà an cư lạc nghiệp được. Mặt khác tin tức lan truyền từ phương Bắc xuống, Tần Thuỷ Hoàng đã diệt nhà Chu và các nước chư hầu, đang phát binh xuống đánh chiếm các bộ lạc Việt tộc tụ cư ở Quảng Đông Quảng Tây. Với tầm nhìn sáng suốt Tản Viên chủ động rút lui và khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán để đoàn kết dân tộc chuẩn bị chống Tần.

- Thục Phán được Vua Hùng truyền ngôi và trao cho nỏ thần, liền dựng đền thờ nhà Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, lập hai trụ đá thề ở bãi bằng giữa núi thề giữ nước và cúng bái vua Hùng. Lại làm miếu thờ mẹ Tản Viên ở động Lăng Xương để tạ ơn.

Từ đó trở về sau tôi vẫn để ý hai tảng đá như hai chiếc thúng ở hai đầu bàn thờ gian giữa Đền Hạ, tự đặt ra câu hỏi: Hai tảng đá đó có tự bao giờ?, để làm gì?, sao thời Lê làm Đền Hạ người ta lại không dám bỏ đi?. Có phải là hai trụ đá thề không? Nếu đúng “lưỡng thạch trụ” thì dài bao nhiêu, đục đẽo thế nào? Vì chưa khảo tả được, chưa biết người xưa sử dụng theo kiểu gì, nên đành im lặng, chờ cơ hội nghiên cứu tiếp.

Cũng năm 1974 tôi viết cuốn “Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng”, tái bản tới nay là lần thứ 28, nói rõ chiếc cột đá trên bệ trước Đền Thượng mà năm 1962 Phòng Bảo tàng Ty Văn Hoá Phú Thọ làm để đồng bào chiêm ngưỡng, là cột miếu cổ, và đưa ra dự đoán nó có từ thời Hùng Vương. Song anh em dẫn khách ở Đền Hùng cứ giới thiệu là Cột đá thề.

Tình cờ ngày 5-11-2011 tôi mới được thấy nguyên hình “Lưỡng thạch trụ” và ngộ ra mọi chuyện. Một lần được phóng viên Đài PT-TH tỉnh mời giới thiệu về cây Thiên tuế trước cửa chùa. Việc xong tôi rủ phóng viên vào Đền Hạ xem hai tảng đá nghi là “Lưỡng thạch trụ”. Đền Hạ lúc này quây bạt kín xung quanh để xây lại. Vào trong khu quây bạt gặp anh em công nhân, họ bảo chúng cháu đào đem để ở hè chùa, đến đó mà xem. Tôi giật mình nghĩ bụng “Bọn này liều thật, dám đụng vào vật thiêng bao đời rất sợ”. Nhưng lại mừng vì đây là cơ hội duy nhất ngàn năm có một để được nhìn thấy phần chìm của “Lưỡng thạch trụ”. Tôi thì đo đạc, còn Duy Khoa thì quay phim chụp ảnh. Rồi tôi rủ Duy Khoa, chúng ta sang ngay chỗ ông Nguyễn Xuân Các giám đốc Ban quản lý Đền Hùng bàn về việc bảo vệ di vật lịch sử này. Tôi nói với ông Cát tầm quan trọng của hai tảng đá đó, đề nghị giữ gìn cẩn thận và đặt lại vào đúng hai vị trí cũ ở trong Đền Hạ. Ông Các đồng ý sẽ làm như vậy.

Hôm mồng 3 tết Nhâm Thìn tôi lên lễ Đền Hùng, vào Đền Hạ xem, thì đúng là ông Các đã cho đặt lại “Lưỡng thạch trụ” vào hai bên đầu bàn thờ gian giữa. Thấy ông Từ đứng lên tảng đá để với vào trong bàn thờ, tôi bảo ông: Đấy là đá thiêng chớ đứng lên như thế. Ông Từ cả thẹn vội bước xuống ngay. Tôi dặn anh em bảo vệ: Các ông Từ mới chưa rõ lai lịch tảng đá, cần nhắc các ông ấy không được đứng lên, anh em đều nhất trí.

Do duyên may được diện kiến đầy đủ hình thể “Lưỡng Thạch Trụ” vẫn nghi vấn bấy lâu nay. Nó chỉ là hai tảng đá sạn kết tự nhiên không có đục đẽo gia công gì cả, bề mặt lồi gần tròn đường kính khoảng 60cm, chiều cao cũng không đều trung bình độ 40cm. Hai tảng to nhỏ chênh nhau một chút xíu. Xem xong tôi mới ngộ ra rằng, lưỡng thạch trụ chỉ dùng để chém dao lúc thề bồi mà thôi. Liên hệ với cách thề bồi của dân ta trước cách mạng tháng 8-1945, khi hai người có bất bình điều gì hay giao ước điều gì, họ tuyên bố xong lấy dao chém vào đá để khẳng định mình không sai lời, bởi thế có câu “chắc như dao chém đá”. Có lẽ thời Thục Phán cũng vậy, ông cho đặt hai tảng đá ở giữa bãi bằng lưng chừng núi (Lưỡng thạch trụ ư sơn trung) để tiến hành hội thề. Dự đoán khi vua Hùng sai Tản Viên tuyên chiếu nhường ngôi, tiếp theo Thục Phán phát lời thề. Rồi Thục Phán dùng gươm chém vào một tảng đá, Tản Viên chém vào một tảng đá, để thần minh chứng giám.

Sự tích hai tảng đá này được nhân dân quanh núi Nghĩa Lĩnh truyền tụng. Khi trạng nguyên Nguyễn Cố viết ngọc phả được ghi là lưỡng thạch trụ. Trải qua hàng nghìn năm hai tảng đá bị đất vùi lấp chỉ còn nổi trên mặt đất như hai cái thúng úp, chẳng ai dám động đến, chẳng rõ ở dưới thế nào. Thời nhà Lê làm Đền Hạ chùm lên hai trụ đá đó, phải chăng nhằm giữ gìn đôi báu vật lịch sử cho con cháu.

Nguồn: denhung.org.vn

Đang được quan tâm

Tin mới nhất

  • Toàn cảnh Lâu đài Windsor lâu đời của hoàng gia Anh Quốc

    Windsor (Windsor Castle) là một lâu đài hoàng gia ở thị trấn Windsor, hạt Berkshire, Anh. Đây là một trong những lâu đài lâu đời và lớn nhất thế giới vẫn còn được sử dụng. Cung điện là một trong những nơi cư trú chính của Nữ hoàng Anh, và cũng thường được sử dụng cho các sự kiện và nghi lễ quan trọng của Hoàng gia.Được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 11 sau cuộc chinh phục nước Anh của người Norman vào năm 1066 bởi vua William Đệ Nhất (William the Conqueror). Lâu đài  Windsor là một tổ hợp các tòa nhà với kiến trúc pha trộn giữa phong cách Trung cổ và hiện đại sau nhiều lần được tu sửa, mở rộng qua các triều đại. Là nơi ở chính và nghỉ dưỡng của nhà vua hoặc nữ hoàng Anh, cũng như trung tâm tổ chức các nghi lễ quan trọng như lễ cưới hoàng gia, các buổi tiếp kiến chính thức.

  • Nên đi tour du lịch Quy Nhơn hay đi tự túc?

    Với bờ biển xanh ngọc, thiên nhiên hoang sơ và nhịp sống yên bình, Quy Nhơn ngày càng trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích. Nhưng một câu hỏi thường gặp là: nên đi tour du lịch Quy Nhơn hay tự túc? Cùng Vietsense Travel khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bạn và gia đình!

  • Đi tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm từ Hà Nội mùa nào đẹp nhất?

    Tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm từ Hà Nội là lựa chọn hàng đầu của du khách miền Bắc khi muốn tìm đến một không gian nghỉ dưỡng biển đảo đẹp và yên bình. Tuy nhiên, để có chuyến đi trọn vẹn, thời điểm đi là yếu tố vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định khi nào nên đi Phú Quốc đẹp nhất, chơi gì trong 4 ngày 3 đêm, ở đâu, cần lưu ý gì và gợi ý lịch trình chuẩn từ Vietsense Travel.

  • Ở Nga có gì vui? 3 điểm ăn chơi nổi bật khi du lịch Nga

    Khi nhắc đến nước Nga, nhiều người thường nghĩ ngay đến những quảng trường rộng lớn, những nhà thờ mái vòm hành tây độc đáo hay những ngày đông trắng xóa. Nhưng thật ra, nước Nga còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị hơn thế. Vậy ở Nga có gì vui? Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch xứ sở bạch dương, hãy cùng khám phá các điểm ăn chơi nổi bật nhất trong bài viết này nhé!

  • Kinh nghiệm “càn quét” chợ Cồn khi du lịch Đà Nẵng

    Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với biển xanh, núi non hùng vĩ hay những cây cầu kỳ vĩ, mà còn hấp dẫn du khách bởi những khu chợ truyền thống nhộn nhịp. Trong đó, chợ Cồn được ví như "linh hồn ẩm thực" của thành phố, là điểm đến không thể bỏ qua trong mọi hành trình tour du lịch Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm. Hãy cùng Vietsense Travel bỏ túi những kinh nghiệm càn quét chợ Cồn từ A–Z nhé! 

Exlogo