==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Rượu cần ở Tây Nguyên là sản vật - nghi vật – lễ vật, nó có mặt ở mọi lúc, mọi nơi gắn liền với đời sống sinh hoạt, xã hội, tâm linh và tín ngưỡng của dân tộc ở Việt Nam. Đây được xem là một loại đồ uống quý và chỉ được sử dụng trong các dịp lễ lớn, trịnh trọng như tế thần linh, những ngày hội làng hay dành để đãi khách. Với bạn bè, là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hẹn hò, nhắn nhủ công việc, giao kết tình duyên đôi lứa. Dù sử dụng trong thời gian nào, không gian nào, văn hóa uống rượu cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, uống rượu cần còn là một văn hóa đặc sắc của người dân tộc thiểu số. Họ có những nghi lễ rất độc đáo khi thưởng thức rượu cần. 

Rượu cần Tây Nguyên

Giới thiệu về đặc sản Rượu cần Tây Nguyên

Để có được chum rượu, phải tiến hành nhiều công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu đến cách thức chế biến, tính toán thời gian phù hợp, sao cho vừa kịp sử dụng để chum rượu đạt chất lượng cao nhất. Muốn rượu cần ngon thì trước hết phải chọn được những hạt gạo sạch, chấu sạch và men đúng tiêu chuẩn. Ủ rượu cần cũng phải chọn thời tiết nắng đẹp vì khi đó men lên thì rượu cần mới nồng lên. Rượu cần của người Ê-đê có hương vị đậm đà, nồng, có chút đắng và ngọt. Như rượu cần làm bằng nếp than, gạo xà cơn thường có vị dịu ngọt hơn, còn riêng đối với rượu cần làm bằng hạt gào có mùi rất thơm và rượu gào sẽ có vị hơi đắng hơn, uống 1 ngụm rượu gào có cảm giác đậm đà, nồng nàn hơn. So với cây lúa, thì cây hạt gào có thân cứng rắn hơn, mọc thẳng đứng, mỗi thân cây chỉ ra 1 hoa, hoa sinh ra những hạt gào nhỏ có màu đen như hạt vừng. Khâu thu hoạch gào cũng rất công phu, tỉ mì, người dân phải cắt từng bông, bông gào sau khi được cắt về sẽ được ủ 1 đến 2 ngày, trước khi phơi khô để tách hạt ra khỏi bông gào được dễ dàng hơn. Việc tách hạt gào hoàn toàn thủ công, không sử dụng được máy móc; phải sử dụng cối để giã những bông hoa gào và sàng sảy lấy ra hạt gào. Sau đó, hạt gào được nấu thành cơm trước khi ủ với men tự nhiên để thành rượu. Đối với rượu gào thì ủ khoảng hơn 1 tháng thì sẽ uống được, và để được rất lâu, rượu thơm, ngon và là đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Loại rượu này được ủ men trong chum sành và không cần phải qua chưng cất. Khi uống rượu cần bạn phải sử dụng cần để hút. Cần có thể được làm bằng trúc hay tre, sau đó đục lỗ làm ống hút rượu cần. Theo kinh nghiệm dân gian, trong thời gian làm men rượu, kể cả làm rượu, phải giữ cho thân thể được sạch sẽ, nhất là vợ chồng không được quan hệ sinh lý với nhau. Người dân cho rằng như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của men rượu. 

Giới thiệu về đặc sản Rượu cần Tây Nguyên

Bất cứ một cuộc rượu cần nào cũng cử ra một người điều hành, gọi là “gai pe”. Đây không phải là thầy cúng, chủ lễ, mà là một người có hiểu biết, lịch thiệp. “Gai pe” có nhiệm vụ mời ai uống trước, uống sau theo thứ tự già trẻ, nữ nam. Sau nữ chủ nhân là người khách quan trọng nhất có mặt ở buổi lễ. “Gai pe” hút một ngụm rồi nhổ đi, sau đó đưa mời. Trong suốt cuộc uống rượu, cần chỉ được truyền từ tay này sang tay khác, mà không được để rời ra. Nếu không uống thì dùng ngón tay cái bịt đầu cần. Người lịch sự là người được mời sẽ uống một vài hơi rồi hút ra các ống nứa hoặc ly, đưa mời những người cao tuổi hoặc phụ nữ có mặt trong cuộc uống rượu. Trong khi uống rượu, nam nữ có thể múa hát, các nghệ nhân già kể chuyện cổ tích, trường ca, nói thơ về luật lệ của dân tộc mình. Men rượu cần nhẹ, nhưng cũng tạo nên cảm giác say, rất dễ kích thích tâm trạng con người vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với nhau.

Nguyên liệu và cách nấu rượu cần của đồng bào Tây Nguyên

Nguyên liệu:

  • Men rượu

  • Cái rượu

  • Bình đựng rượu và ống hút rượu

Nguyên liệu và cách nấu rượu cần của đồng bào Tây Nguyên - Ảnh 1Cách nấu rượu cần:

Bước 1: Nấu cơm rượu

  • Nấu gạo thành cơm như nấu cơm bình thường. Sau đó trải mỏng và đem đi phơi khô.

Bước 2: Làm men rượu

  • Họ sử dụng vỏ cây “hiam” được lấy trong rừng và bột ớt, bột riềng, bột gừng và bột gạo cùng một số loại rễ cây khác. 

  • Sau đó, họ trộn các nguyên liệu trên với nước, vắt lấy nước cốt rồi tạo thành từng bánh nhỏ đem đi phơi khô.

Bước 3: Ủ rượu

  • Họ phơi 10 đến 15 ngày, đem đi giã nhỏ rồi rắc lên trên cơm rượu. 

  • Tiếp đến cho trấu vào trộn thêm lần nữa rồi đổ vào bình ủ. Có thể sử dụng lá chuối khô bọc kín để rượu thơm hơn.

Bước 4: Thưởng thức rượu cần:

  • Bạn phải rửa sạch cần cả bên trong và bên ngoài. 

  • Mở nắp bịt bên trong chum rượu rồi lấy tay nhấn tre gài trên miệng chum, nếu thấy không chặt tay bạn lấy thêm lá chuối hoặc hoặc lá khác không đắng chát, càng đè chặt bao nhiêu thì rượu càng ngon và lâu nhạt hơn.

  • Tiếp theo, bạn lấy cần, cầm cần ngắn phía có mấy lỗ nhỏ, vừa cắm và vừa xoay theo chiều kim đồng hồ, để cần từ từ xuyên qua lớp ni lông và lớp lá xuống tận đáy bình.

  • Cuối cùng, bạn bắt đầu đổ nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vào đầy chum ngâm trước lúc uống 20’ – 30’. Bạn có thể thêm vào một ly nước cam hoặc nước một trái dừa để hương vị thơm hơn. Sau tầm 30′ uống, bạn có thể đổ thêm bia hoặc rượu vào để lại men rượu.

Nguyên liệu và cách nấu rượu cần của đồng bào Tây Nguyên - Ảnh 2Đặc sản Rượu cần có ở nhiều nơi và được nhiều người biết đến, thế nhưng Rượu cần Tây Nguyên có những nét riêng không thể nhầm lẫn ở đâu được, rượu luôn được dùng trong nhiều dịp lễ lớn và đã trở thành nét đẹp văn hoá đặc sắc của cộng đồng người dân tộc Tây Nguyên, cảm ơn các bạn đã tìm hiểu cùng VietSense Travel và mong rằng nếu có cơ hội được thưởng thức đặc sản này các bạn sẽ có những trải nghiệm mới lạ cùng kỉ niệm không bao giờ quên cùng người dân nơi đây.

Đinh Hoàng Lâm

 

 

Rượu cần- Nét văn hoá đẹp của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Rượu cần- Nét văn hoá đẹp của đồng bào dân tộc Tây Nguyên
19 1 20 39 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==