==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Ngành du lịch được coi là loại hình kinh tế đặc biệt vì mang tính chất tổng hợp, nhiều thành phần kinh tế. Vì mang tính tổng hợp, liên vùng, liên ngành cao, nên ngành du lịch cũng đặc biệt nhạy với những biến động, thay đổi đối với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch, đặc biệt phải nói tới mảng lữ hành, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn mang cả tính khách 

Qui trình Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Du Lịch - Ảnh 1

I. RỦI RO TRONG KINH DOANH DU LỊCH

1. Rủi ro là gì?

  • Rủi ro ở doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một sự kiện xảy ra có thể gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến thành bại và ảnh hưởng mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp; làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại hoặc thậm chí là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
  • Rủi ro là một hay nhiều sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực và gây ra hậu quả hoặc có nguy cơ dẫn đến hậu quả tiêu cực.
  • Rủi ro được đánh giá dựa trên mức độ tác động và khả năng có thể xảy ra với doanh nghiệp.

2. Phân loại rủi ro

2.1. Căn cứ vào nguồn

  • Rủi ro chủ quan

+ Là có rủi ro do chính con người gây ra

+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro là do những bước đi sai lầm, quyết định không chính xác của cá nhân hay tổ chức dẫn đến hậu quả tiêu cực

+ Rủi ro chủ quan thường xuất hiện ở hai bước trong doanh nghiệp đó là ký kết hợp đồng và quản lý nhân sự

+ Lộ bí quyết trong kinh doanh cũng có thể cho là rủi ro

  • Rủi ro khách quan

+ Là rủi ro nằm ngoài kiểm soát của con người, thường xuất phát từ những yếu tố tác động bên ngoài doanh nghiệp

+ Nguyên nhân gây ra rủi ro thường không thể tránh khỏi, bất kháng, xảy ra trong tình hình trung như dịch bệnh, thị trường biến động,...

2.2. Căn cứ vào phạm vi

  • Rủi ro bên trong

+ Là rủi ro xảy ra bên trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp

+ Rủi ro bên trong bao gồm: rủi ro tổ chức quản lý, rủi ro tài chính, rủi ro chiến lược, rủi ro nhân sự…

+ Nguyên nhân gây ra rủi ro bên trong chủ yếu là do năng lực cá nhân quản lý, nhân viên hay của chính những người quản lý doanh nghiệp.

  • Rủi ro bên ngoài

+ Là các rủi ro do tác động từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

+ Rủi ro bên ngoài thường là bất khả kháng, rủi ro pháp lý, rủi ro lan tỏa và rủi ro thị trường…

+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro bên ngoài chủ yếu là môi trường kinh doanh bị biến động, dịch bệnh hoành hành, thiên tai bão lũ,...

2.3. Căn cứ yếu tố bị ảnh hưởng

  • Rủi ro tài chính

+ Rủi ro tài chính là loại rủi ro dễ bắt gặp nhất trong quá trình doanh nghiệp vận hành

+ Rủi ro thường liên quan trực tiếp đến tài sản của doanh nghiệp

+ Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro vốn đầu tư, rủi ro lợi nhuận, rủi ro tiền lương,...

  • Rủi ro nhân lực

+ Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: chủ đầu tư, quản lý, nhân công lao động…

+ Rủi ro nguồn nhân lực là rủi ro phát sinh từ sự mâu thuẫn bất đồng trong mối quan hệ giữa các tầng lớp trong doanh nghiệp với nhau và nội bộ mỗi trong tầng lớp nhân lực.

+ Rủi ro nhân lực thường gây ra những hậu quả trong ban quản lý nhất là quan lý cấp cao

  • Rủi ro năng suất

+ Năng suất ảnh hưởng liên quan trực tiếp đến doanh thu và con đường phát triển của doanh nghiệp

+ Không duy trì, hay gia tăng được năng suất sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn ảnh hưởng sự tồn tại của công ty

 

  • Rủi ro thương hiệu

+ Thương hiệu là bộ mặt, thành phần không thể thiếu của doanh nghiệp, thương hiệu thể hiện năng lực hay độ uy tín của doanh nghiệp.

+ Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của vấn đề cần thiết để bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro về thương hiệu

3. Rủi ro trong kinh doanh du lịch 

Kinh doanh du lịch, và đặc biệt trong mảng lữ hành sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro cả trong lẫn ngoài, chủ yếu là:

  • Rủi ro nguy hiểm (về môi trường, thiên tai, nhà cung cấp dịch vụ, hợp đồng, rủi ro với tài sản, sản phẩm, dịch vụ).
  • Rủi ro chiến lược (cạnh tranh, thay đổi của ngành, thay đổi của khách hàng, sở hữu trí tuệ, hoạt động nghiên cứu phát triển,…)
  • Rủi ro tài chính (lãi suất, dòng tiền, nguồn tín dụng, tỷ giá hối đoái, khả năng thanh toán,…)
  • Rủi ro hoạt động (bộ máy lãnh đạo, quy chế quản lý, văn hóa doanh nghiệp, kiểm soát tài chính, truyền thông, hệ thống thông tin…)

II. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DU LỊCH

1. Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình đón nhận rủi ro một cách khoa học có tính toán trước và có hệ thống nhằm đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát xuống mức thấp nhất có thể, đồng thời tìm cách biến hậu quả rủi ro thành những cơ hội, tìm ra lối đi riêng cho công ty để dẫn tới thành công.

Rủi ro và lợi nhuận luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói, không thể đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh mà không phải đương đầu với rủi ro, lợi nhuận càng cao đi kèm rủi ro càng lớn. Vì thế, mục đích của quản trị rủi ro không phải là loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà là tìm cách đương đầu với chúng.

2. Mục đích của quản trị rủi ro

  • Xác định, phân tích những rủi ro có thể xảy ra và xem xét các rủi ro trong quá khứ để tìm ra cách giải quyết cho rủi ro.
  • Giảm thiểu rủi ro - bao gồm việc giảm mức độ và tần suất của rủi ro 
  • Nhanh chóng tìm ra cơ sở, tìm hướng giải quyết rủi ro
  • Lên kế hoạch quản trị rủi ro một cách chi tiết, đưa ra nhiều bước, nhiều trường hợp trong quy trình xử lý rủi ro

3. Quy trình quản trị rủi ro lĩnh vực kinh doanh du lịch

  • Truyền thông và tham vấn

Truyền thông và tham vấn cho phép hoạt động cơ bản để quản trị rủi ro, và chúng phải được thực hiện đúng bước trong quy trình. Một quá trình hai chiều cả nội bộ lần bên ngoài truyền thông và tham vấn phải được thiết lập và duy trì giữa những người đưa ra quyết định và các bên liên quan. Các bên liên quan cần xem xét các quan điểm và lĩnh vực chuyên môn ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực, vì vậy họ hiểu các rủi ro và các biện pháp giúp doanh nghiệp dễ đưa ra phương án giải quyết.Truyền thông và tham vấn đầy đủ và phù hợp cũng sẽ đảm bảo rằng các bên liên quan có ý thức và cam kết đối với quy trình quản trị rủi ro du lịch.

Các bên liên quan gồm:

- Các quan chức chính phủ 

- Cơ quan đại diện của ngành;

- Các tổ chức phi chính phủ;

- Chuyên gia/cố vấn kỹ thuật;

- Nhân viên phúc lợi xã hội;

- Nhân viên bệnh viện/y tế;

- Chịu trách nhiệm của các cơ sở rủi ro;

- Điều hành sân bay và cảng;

- Phương tiện truyền thông.

- Điều hành tiện ích (điện, nước, mạng, nhiên liệu vv);

  • Theo sát các bước thực hiện

Bước 1: Thiết lập bối cảnh

Bước đầu tiên trong quy trình xử lý rủi ro du lịch là tìm ra các thông số cơ bản hoặc khuôn khổ hoạt động quản lý rủi ro sẽ diễn ra và phát triển các tiêu chí chống lại rủi ro nào được đánh giá. Nó bao gồm xác định các chính sách, thủ tục và quan hệ và tổ chức

Bước 2: Xác định rủi ro

Quy trình quản lý rủi ro được thiết kế để xác định các rủi ro sẽ được kiểm soát. Một quy trình xử lý là cần thiết để đảm bảo tất cả các rủi ro liên quan được kiểm soát. Rủi ro sẽ thay đổi biến động, vì vậy một phần quan trọng của quá trình theo dõi là ứng biến kịp thời khi rủi ro thay đổi.

Nó cũng là điều cần thiết để xác định độ nhạy cảm là khả năng bị ảnh hưởng bởi mất mát và khả năng phục hồi, đo lường mức độ phục hồi với hậu quả để lại. Một phần của quá trình quản trị rủi ro du lịch là để tăng khả năng phục hồi và giảm mức độ nhạy cảm

Bước 3: Phân tích rủi ro

Mục đích của việc phân tích rủi ro là tìm hiểu thêm thông tin về những rủi ro đang đối diện. Từ những thông tin nghiên cứu được ngồi lại đưa ra những chiến lược phù hợp, nước đi đúng đắn cho từng loại rủi ro. Ở bước này không chỉ nghĩ ra cách để xử lý mà còn là bước để tính toán hậu quả mà rủi ro để lại. Tính toán được mức độ rộng của rủi ro, yếu tố bị ảnh hưởng bởi rủi ro.Từ những thông tin phân tích được này sẽ hỗ trợ trong việc ra quyết định, đưa ra được những chiến lược đúng nhất cho từng rủi ro. Bước này bao gồm phân tích khả năng và hậu quả của rủi ro và đưa ra được cả biện pháp kiểm soát và phương pháp khắc phục hậu rủi ro.

Bước 4: Đánh giá rủi ro

Các quyết định phải được đề ra về những rủi ro phải được xử lý và theo các bước như thế nào. Quyết định điều gì cần và ưu tiên xử lý rủi ro phải phù hợp với các kỳ vọng và nhận thức về rủi ro.

Bước 5: Xử lý rủi ro

Ở bước hành động này cần sự thống nhất và làm đúng quy chuẩn đã đặt ra ở các bước trên.

 

Áp dụng 5 bước trên ta có thể thấy rõ một ví dụ điển hình đó chính là tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết đã tính toán và quản trị rủi ro tốt đến nhường nào. FLC vào những năm 2014 được mệnh danh là “người đánh thức các vùng đất tiềm năng”. Khởi đầu trong kế hoạch làm về bất động sản du lịch là Sầm Sơn khi quá trình thi công chỉ vỏn vẹn 9 tháng sau Sầm Sơn lần lượt là Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng đến Quảng Bình, Bình Định. Hầu như là những vùng đất chỉ là những viên ngọc thô về tiềm năng du lịch. Nhưng nhờ chấp nhận và quản trị rủi ro, ông Trịnh Văn Quyết hay tập đoàn FLC đã chấp nhận rủi ro ở những vùng đất vẫn còn hoang sơ, chưa hề có dấu chân của khách du lịch nội địa. Bước đi này đã đưa FLC từ tập đoàn trẻ tiềm năng trong ngành bất động sản thành tập đoàn lớn trong thị trường bất động sản nhờ việc phát triển ngành du lịch. Chắc chắn tập đoàn FLC đã nắm rất chắc ý nghĩa của việc quản trị rủi ro trong kinh doanh du lịch mới có thể có những thành quả lớn lao, rực rỡ đến vậy. Từ đó ta hiểu được tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanh du lịch.

 

 

Qui trình Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Du Lịch

Qui trình Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Du Lịch
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==