Trong buổi trả lời truyền thông mới nhất, chuyên gia Nguyễn Ngọc Bích – CEO Mekong Rustic chỉ ra 6 khó khăn lớn mà doanh nghiệp du lịch lữ hành đang phải đổi mặt thời hậu Covid-19 khi du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Những thử thách vị chuyên gia này chỉ ra gồm các vấn đề nguồn vốn, thiếu hụt nhân lực, tình trạng giá cả leo thang, thủ tục thị thực (Visa) phức tạp và công tác truyền thông quảng bá du lich hiện nay.
Doanh nghiệp Du lịch lữ hành đối mặt 6 thử thách hậu Covid-19
Du lịch Việt Nam sau covid-19 đang phục hồi trở lại, các doanh nghiệp cũng chuẩn bị lên kế hoạch hoạt động nhất là sau đợt bùng nổ khách nội địa tại các điểm du lịch như Phú Quốc, Đà Lạt trong tháng 7 vừa qua. Khách du lịch quốc tế đã quay trở lại đạt khoảng 700 ngàn lượt khách (Theo tổng cục thống kê).
Chuyên gia du lịch Nguyễn Ngọc Bích trả lời phỏng vấn đơn vị truyền thông
Nhưng năm nay, chúng ta mới chứng kiến sự khó khăn hơn cả thời điểm Covid-19 và đây cũng là bước ngoăt cho các doanh nghiệp du lịch khi chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề cùng lúc. Nếu doanh nghiệp nào vượt qua được, có lẽ họ trở thành anh hùng, biểu tượng cho các công ty khác học theo.
1. Nguồn vốn
Sau 2 năm ngồi chơi xơi nước, các doanh nghiệp du lịch, kể cả khách sạn đều là cái xác không máu (cash flow), chính sách khoanh nợ thời covid không còn được áp dụng. Hơn nữa, hiện các ngân hàng không có room tín dụng cho vay, kể cả các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ có tài sản đảm bảo để tiếp cận nguồn vốn cho phát triển kinh doanh du lịch trong thời gian tới.
2. Nguồn nhân lực
Các bạn làm du lịch có chuyên môn và kinh nghiệm giỏi đã chuyển sang ngành khác, họ kiếm sống ổn định, và cũng chưa có nhu cầu quay trở lại khi mà du lịch còn chưa biết khi nào khởi sắc và có thể đóng cửa bất kỳ lúc nào vì covid-19 vẫn còn hiện diện tại đây. Các bạn trẻ mới ra trường thì cần phải đào tạo và tiếp nhận sau 1 thời gian nghỉ ngơi, không được thực chiến. Việc khan hiếm nguồn nhân sự du lịch là có thật nhưng với nhân sự có tiềm năng thì họ đòi hỏi 1 mức lương tương đối cao, với doanh nghiệp du lịch hồn vừa về thì có lẽ ko trả nổi.
3. Giá cả leo thang
Ngoài việc giá vé máy bay cao ở mức không tưởng, hiện các giá cả lương thực thực phẩm không giảm mặc dù giá xăng dầu giảm xuống. Giá cả tăng thì ko thể kích cầu du lịch được. Làm sao mời khách du lịch quay lại khi giá tour, giá dịch vụ tăng 15-20% so với 6 tháng đầu năm được.
4. Thủ tục Visa phức tạp
Khách du lịch không thể đến Việt Nam như kỳ vọng cũng 1 phần do thủ tục xin visa mất thời gian và phức tạp hơn so với trước covid-19 làm du khách nản lòng và chọn những địa điểm, điểm đến đơn giản hơn.
5. Sản phẩm và chất lượng dịch vụ chưa ổn định
Thiếu nguồn nhân lực, giá cả tăng cao, có 1 số nhà cung cấp chưa sẵn sàng, và sự thay đổi nhu cầu của du khách sau covid-19 là nguyên nhân chính cho việc chất lượng sản phẩm du lịch thiếu tính ổn định và xây dựng sản phẩm mới phù hợp.
6. Quảng bá truyền thông
Để có khách chúng ta cần truyền thông nhưng sản phẩm, con người và vốn không có thì làm sao chúng ta truyền thông đến những thị trường tiềm năng? Các doanh nghiệp vẫn dùng công cụ truyền thông bằng cơm là chính thì chúng ta đi bộ bao giờ đến đích?
Nguồn: Chia sẻ của. chuyên gia Nguyễn Ngọc Bích