Điều thú vị nhất nếu đến đây mỗi dịp tết đến xuân về, bạn sẽ được chứng kiến sự tấp nập, hối hả của người dân khi họ tiến hành nấu rượu men lá Bằng Phúc khi tiết trời lạnh dần và không khí xuân rực rỡ đang về trên vùng cao, đánh thức mọi nhà. Hương thơm quen thuộc mà bạn sẽ cảm nhận được những ngày này đó là mùi men nồng của mùa rượu tết, mùi thơm quyến rũ và lan tỏa trong bầu không gian rộng lớn khiến bạn đắm chìm trong những điều diệu kỳ không lối thoát.
Được biết đến là địa phương có truyền thống nấu rượu men lá nổi tiếng nên khi đến đây, bạn đừng bất ngờ trước khung cảnh nhà nào trong xã cũng có những nguồn nguyên vật liệu thứ yếu và những bàn tay khéo léo đang chuẩn bị những công đoạn cuối cùng cho việc đun nấu rượu. Để có thế hiểu thêm về những nguồn nguyên liệu quan trọng, những công đoạn kỳ công và kỹ lưỡng để cho ra một sản phẩm chất lượng nhất, VietSense Travel sẽ mang đến bạn những thông tin chi tiết và cụ thể nhất trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu làng nghề nấu rượu men lá Bằng Phúc ở Bắc Kạn
Cảnh tượng quen thuộc mỗi độ tết đến xuân về
Nếu đang đi sâu tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng trong phong cách sinh hoạt và sản xuất của đời sống của con người vùng cao thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đến với mảnh đất Bắc Kạn xinh đẹp. Tại đây bạn sẽ ngỡ ngàng trước những điều kỳ diệu và bí ẩn mà thiên nhiên ban tặng. Đó là những phong tục tập quán truyền thống, là nhịp sống sinh hoạt với thói quen chuẩn bị cho những sự kiện, lễ hội quan trọng.
Hình ảnh quen thuộc in sâu vào dấu ấn bước chân của những du khách phương xa đó là khung cảnh tất bật chuẩn bị cho hoạt động nấu rượu, người chẻ củi, người đắp lò đất, người ủ gạo, người bắc bếp…. trông rất chuyên nghiệp. Mùa xuân là mùa của tết cũng là lúc mà nhà nhà, người người đều phải chuẩn bị những chén rượu ngon, vừa là tiếp đãi du khách, vừa là thưởng thức cùng nhau trong những bữa cơm ngon ngập tràn tiếng cười. Có những vị khách du lịch đến đây đã đánh giá cao và dành những lời khen có cánh rằng, đến với “đất rượu” này thì tết dường như đến sớm hơn bất cứ nơi nào.
Quả thật là như vậy khi giữa cái lạnh của tiết trời đầu đông, của những cơn gió lạnh thổi về trên đỉnh đồi cao chót vót, của bầu không gian rộng lớn và mênh mông bạn được ngồi cạnh bếp lửa hồng, vừa ngân nga những câu hát truyền thống của dân tộc, vừa nói cười vui vẻ không hết chuyện, bếp lửa hoạt động hết công suất, nhà nào cũng ngập tràn khói bếp thơm mùi nếp hương. Khung cảnh bình yên này làm xua tan cái lạnh giá trong tâm hồn, níu lấy bước chân của những người lữ khách phương xa khiến họ có chút quyến luyến và không nỡ rời xa.
Theo chân những phượt thủ dày dặn kinh nghiệm và nổi tiếng trên mỗi bước chân, chặng đường du lịch, họ tiến tới tham quan và khám phá một gia đình nằm ở xã Bằng Phúc. Đó là gia đình ông Thái với truyền thống nấu rượu lâu đời nhất tại địa phương này, gia đình ông nổi tiếng với nghề nấu rượu cũng như được biết đến là nơi cho ra nhiều số lượng và chất lượng nhất. Theo sự phát triển của thời gian, ông nhận thấy đây là một loại đặc sản hiếm có mang đến hương vị chỉ đồng bào nơi ông sinh sống mới có, thế nên ông Thái đã mang rượu Bằng Phúc ra bán và giới thiệu ở những vùng xung quanh. Cũng chính từ đó mà thương hiệu rượu men lá Bằng Phúc ngày càng nổi tiếng và được người dân khắp nơi truyền tai nhau. Hộ gia đình của ông sản xuất rất nhiều loại rượu truyền thống này và cứ mỗi dịp tết đến xuân về thì lượng rượu tiêu thụ tăng lên gấp đôi, có những lúc ông cho biết số lượng tăng gấp đôi, thậm chí có nhiều hôm rượu không đủ để bán.
Mùi thơm đặc trưng, hương thơm quyến rũ
Với cách nấu truyền thống cùng những nguyên liệu truyền thống nhất nên hương vị của rượu men lá Bằng Phúc được đánh giá là rất hấp dẫn, lôi cuốn. Hương vị mang lại của loại rượu này hơi ngọt thanh, cay nhẹ và và êm dịu nên rất dễ uống, đây cũng chính là đặc trưng mà ít loại rượu nào có được. Với những lý do kể trên mà rượu Bằng Phúc rất được ưa chuộng và đánh giá cao. Người dân địa phương luôn tận dụng những cơ hội để mời khách đến chơi những chén rượu tự tay họ nấu, đây cũng là điểm khác biệt so với những địa phương khác, thay vì mời nhau chén trà hay nước uống đặc trưng thì người dân Bằng Phúc còn mời nhau thưởng thức chén rượu nồng hảo hạng. Rượu sẽ ngon hơn, hấp dẫn hơn khi thưởng thức cùng một vài món ăn đặc trưng được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên, cũng sẽ hấp dẫn và lôi cuốn hơn trong bầu không gian có phần lạnh giá của thời tiết miền Bắc khắc nghiệt.
Với những tín đồ của ẩm thực vùng cao đặc biệt là của những món ăn cổ truyền địa phương trong đó có các loại rượu thì sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong ly rượu được bắt nguồn từ men rượu khi nấu. Chia sẻ một chút về những nguyên liệu để ủ men, người dân chia sẻ nó được làm từ lá thuốc bắc với bột gạo. Và bí quyết làm nên sự khác biệt để có thành phẩm là những mẻ men tốt, hương vị đặc trưng thì người dân phải trèo đèo, lội suối, lên tận rừng sâu để hái lá thuốc bắc nhằm mục đích phơi khô và dùng dần. Chưa dừng lại ở đó, để có thành phẩm là men rượu thượng hạng, họ phải tìm đầy đủ khoảng 16 loại lá cây thuốc bắc, đây cũng chính là công đoạn đòi hỏi sự kỳ công và kỹ tính nhất, người ta phải nhanh tay, nhanh mắt, phải là người lão luyện mới có thể tìm thấy loài thực vật độc đáo giữa hàng trăm loài hoa cỏ khác nhau. Ấn tượng nhất trong số những loài thảo dược quý hiếm đó chính là thuốc Thau Hương, chúng được sử dụng để tạo mùi thơm, cũng là loại khó tìm và thu hoạch nhất bởi đặc tính là vươn cao và lừng lững giữa những vách núi, lưng đồi. Nếu muốn lấy được chúng thì cần đến sức mạnh của những người đàn ông cao lớn, mạnh khỏe.
Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đã hoàn thành cũng chính là lúc mà người ta sẽ tiến hành phơi sấy kỹ lưỡng, sau khi đạt được tiêu chuẩn nhất định, người ta tiến hành đưa chúng vào nấu kỹ để lấy nước ủ gạo. Chọn gạo cũng phải thật cẩn thận, là loại gạo mới nhất, được ngâm qua một ngày trước khi đem chúng nghiền thành bột, khi đã đạt được thời gian thích hợp thì bột được trộn với nước lá và nặn thành men rượu.
Mỗi gia đình sẽ có một công thức, một bí kíp riêng để ủ men tùy ý. Trung bình thì quãng thời gian hợp lý nhất là từ 30 ngày mùa hè đến 60 ngày mùa đông, điều đáng nói là men càng ủ lâu thì thành phẩm càng đậm đà, thơm ngon đến giọt cuối cùng. Sau khi nấu xong, rượu không thưởng thức ngay mà được đổ vào chum để ủ tầm 1 tháng rồi mới đem bán, lúc này nồng độ rượu đã ổn định, cho mùi thơm hấp dẫn nhất và hương vị hòa quyện độc đáo nhất. Có rất nhiều chị em phụ nữ cũng đã thưởng thức qua, họ cho biết rượu này khi nếm có vị ngọt ngọt ở đầu lưỡi, không hề bị đắng hay cay như những loại khác.
Nghề truyền thống này đã góp phần làm thay đổi cuộc sống cũng như cảnh sắc nơi đây, ngày càng có nhiều đơn hàng lớn, nhiều thương gia tìm đến đây để thu mua và cũng có nhiều người nổi tiếng đến quảng bá thương hiệu truyền thống này. Du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đến thăm làng nghề nấu rượu truyền thống độc đáo này khi có dịp du lịch Bắc Kạn nhé!