==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Đặc sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Hà Giang là nếp sống sinh hoạt văn hóa, xã hội vô cùng phong phú. Người dân có rất nhiều cách để làm cho đời sống của họ thêm phần màu sắc. Đặc biệt, họ rất biết cách tận dụng những giá trị của tạo hóa, của thiên nhiên ban tặng để cải thiện đời sống cũng như quảng bá nền văn hóa du lịch đến với khách tham quan. Với hầu hết các tour du lịch Hà Giang hiện nay đều tích hợp những điểm đến thuộc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Điển hình nhất mà VietSense Travel muốn giới thiệu đến bạn trong bài viết dưới đây là làng nghề dệt lanh Lùng Tám. Cùng khám phá xem những giá trị văn hóa tinh thần được tạo ra ở đây là gì nhé!

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Ảnh 1Làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch

Tham quan làng nghề dệt lanh Lùng Tám là một trong những mục tiêu mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ khi đến với Hà Giang. Địa danh này nằm nép mình giữa thiên nhiên rộng lớn với bốn bề là núi đá lừng lẫy, là thung lũng trải dài vô tận và những thửa ruộng bậc thang quanh năm tươi tốt. Nhìn từ xa, mây trời bao phủ, sương mù dày đặc dưới cái nắng nhẹ nhàng càng làm tôn lên vẻ đẹp mộng mơ và yên bình. Từ lâu, nơi đây được biết đến là nơi cư trú của người Mông với truyền thống làm nghề dệt lanh, bên cạnh đó còn có nghề nhuộm chàm và vẽ sáp ong, thậm chí nhiều người còn ví von nơi đây khi: “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Ảnh 2 Đi sâu tìm hiểu vào đời sống thường nhật của miền đất thanh bình này, bạn sẽ thấy những màu sắc truyền thống hiện đại kết hợp hoàn hảo một cách đáng ngạc nhiên. Theo thông lệ của dân bản nơi đây, phụ nữ dân tộc Mông khi đến tuổi trưởng thành đều được giao cho một mảnh nương để canh tác và trồng trọt lanh. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho việc chăm sóc và bồi dưỡng vườn lanh của mình để đạt được sản lượng tốt nhất. Thời gian để thu hoạch một vườn lanh rất nhanh, chỉ hai tháng là vườn cây đã thẳng đều tăm tắp. Thời vụ loại cây này rất nhanh nên công tác thu hoạch cũng diễn ra nhanh chóng. Vì nguồn nguyên liệu là hết sức cần thiết nên người ta sẽ tranh thủ phơi khô chúng rồi đem chế biến thành sợi phục vụ cho nhiều xưởng dệt thủ công lớn nhỏ trên địa bàn. 
Bạn biết không, sợi lanh rất mềm và giòn, thế nên công đoạn tách lấy vỏ phải diễn ra hết sức khéo léo, thường thì người phụ nữ sẽ được ưu tiên công đoạn này bởi nó rất cần đến sự uyển chuyển và nhẹ nhàng. Đương nhiên, phải có nhiều kinh nghiệm và những thủ thuật cơ bản để sợi lanh được đều đặn và có độ mảnh bằng nhau, quan trọng nhất vẫn là giữ cho đoạn lanh đó không bị đứt giữa chừng. 

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Ảnh 3Sau bước xé nhỏ cũng như tách vỏ là tiến tới bước giã bông lớp lanh cho thành sợi. Những người thợ thủ công sẽ tiến đến bó những lớp vỏ lanh thành bó lớn nhỏ khác nhau rồi cho vào cối giã. Mục đích của việc làm này là để chúng bong hết bọt chỉ, những sợi còn sót lại do bị già dẫn đến dai không thể nhỏ hơn sẽ được gom lại và tiến hành giã nhiều lần. Trong lúc chờ lớp chỉ được giã nhỏ thì cần chuẩn bị nước tro bếp và nước sáp ong, sau hai lần nhúng qua dung dịch đó thì sợi bông sẽ trắng tinh và mềm hơn, đặc biệt chúng cực kỳ dai nhé. Nguyên liệu xong xuôi, lúc này những người phụ nữ Mông sẽ sắp xếp chúng vào máy móc được trang bị sẵn và tiến hành dệt thành nhiều thành phẩm khác nhau.

Thành phẩm tuyệt vời từ những đôi bàn tay khéo léo và cần mẫn

Sự tỉ mỉ và chăm chút của những người con gái Mông được thể hiện rõ rệt nhất qua những tấm dệt mà họ đan được. Theo thói quen lâu đời, họ tiến hành dệt bằng khung cửi đai lưng. Sau khi ra thành phẩm, tấm vải đó còn phải được giặt đi giặt lại nhiều lần cho trắng hẳn. Đừng nghĩ như thế là xong xuôi rồi nhé, người ta còn phải trải đều chúng lên khúc gỗ tròn, tiếp đó là lần lượt chà sáp ong nhiều lần để chúng thật phẳng. Mỗi một sản phẩm ra đời đều rất hoàn hảo và tinh tế, nó thể hiện được những cố gắng, nỗ lực, sự chăm chỉ khéo léo của người phụ nữ Mông tần tảo, chịu thương chịu khó. Họ luôn nỗ lực hết mình ở mọi công đoạn, càng khó khăn lại càng phải cẩn trọng và tỉ mỉ hơn nữa nhất là ở bước căng sợi và luồn khung. Độc đáo hơn hết là những nét mới lạ trong phong cách làm việc khiến ai cũng ngỡ ngàng nơi đây. Điển hình là người phụ nữ dệt lanh họ quy ước khắt khe khi kiêng nam giới đứng gần lúc họ đang căng sợi và luồn vào khung vì như vậy rất dễ bị luồn nhầm chỗ, ảnh hưởng đến chất lượng và công suất làm việc. 

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Ảnh 4Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện một tấm lanh mĩ mãn là ngâm nước tro và phơi qua để vải được trắng và mịn. Để có thể đem may mặc, tấm vải đó phải đảm bảo những điều kiện như sợi vải nhẵn, sợi đều, trắng tinh và độ nhỏ đạt tiêu chuẩn. Khi mặc lên người tạo cảm giác mềm mại, thoáng mát. 

Ngoài những kỹ thuật dệt vải đã quá truyền thống thì người dân còn có nhiều cách làm khác nhau để làm phong phú thêm những công đoạn và quy trình. Độc đáo nhất chính là kỹ thuật nhuộm chàm mà hiếm có dân tộc nào làm được như thế. Trong tất cả các công đoạn và kỹ thuật thì nhuộm chính là khó nhất, yêu cầu nhiều thời gian đồng thời cần đến tính tỉ mẩn cao nhất. Những tấm vải to lớn nếu muốn có màu chàm đen sẽ được nhuộm rất nhiều lần, qua nhiều ngày mới đạt màu chuẩn theo yêu cầu. Dung dịch chàm sẽ là nguyên liệu chủ yếu để tấm vải có màu chuẩn nhất, thường thì người ta sẽ ngâm khoảng 1 tiếng đồng hồ, ngâm xong lại vớt ra để ráo nước rồi ngâm tiếp, quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy tầm 5- 6 lần thì mới tiến hành đem vải đi phơi. Bạn đừng nghĩ quy trình như vậy là xong xuôi nhé, bởi khi nào khô vải lại được mang vào để ngâm tiếp, ngâm liên tục đến độ 8 - 10 lần. Quãng thời gian được xác định để một tấm vải lên màu ưng ý khoảng 3 đến 4 ngày, đó là trong điều kiện thời tiết nắng ráo. Còn nếu gặp trời mưa, thời tiết nồm và độ ẩm cao thì có khi công đoạn phơi đó diễn ra suốt 2 tháng. Bước nhuộm màu này người dân cũng cần trăn trở và quan tâm nhiều, phơi phóng ở nơi đón nhiều ánh nắng nhiều nhất và đảm bảo xung quanh phải được thông thoáng. Đây chính là lý do để lý giải việc tại sao màu chàm của người H’Mông tại đây rất khác biệt, luôn bền bỉ và tươi mới dù đã sử dụng nhiều.

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Ảnh 5

Điều quan trọng là, vải lanh tại đây không những bền bỉ với thời gian mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vải không dễ bị bẩn, không mốc, chất liệu thoáng khí và tạo sự thoải mái, mềm mịn mỗi khi mặc. Vải lanh rất khác biệt so với những loại vải thông thường. Cũng chính vì vậy mà người ta tìm đến loại vải này nhiều hơn, công suất tiêu thụ luôn ở mức cao, không chỉ là món hàng được yêu thích ở Việt Nam mà người nước ngoài cũng rất ưa chuộng. Bên cạnh việc sản xuất quần áo thì vải lanh được dùng để làm các sản phẩm khác như đệm, túi, mũ,...mọi sản phẩm khi ra lò đều rất bắt mắt và trông đáng yêu thu hút khách hàng. 

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Ảnh 6Nếu là du khách lần đến Hà Giang, được tham quan và dạo quanh làng dệt Lùng Tám nhớ đừng bỏ qua cơ hội săn được nhiều sản phẩm may mặc tốt nhất ở đây nhé. Với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và kích cỡ, quan trọng là chất liệu hết sức bền bỉ bạn có thể mua cho bản thân hoặc làm quà tặng cũng rất hợp lý đấy nhé! Thông qua bài viết này, VietSense Travel hy vọng bạn đã có những nguồn tin quan trọng và đáng giá để hiểu thêm về bản sắc con người vùng cao. Chúc bạn sẽ có những chuyến hành trình trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.
 

 

 

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Rực rỡ sắc màu dân tộc Mông

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Rực rỡ sắc màu dân tộc Mông
28 3 31 59 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==