Tỉnh Bắc Kạn nổi bật trong mắt du khách với những thắng cảnh độc đáo và vô số bức tranh thiên nhiên muôn màu muôn vẻ ở khắp mọi nơi. Những điểm đến như động Hua Mạ từ lâu đã không còn xa lạ gì, hiện nay hầu hết các tour du lịch lớn nhỏ đều đưa kỳ quan này vào danh sách tham quan và được ưu tiên lựa chọn. Để có thêm những hiểu biết chi tiết và cụ thể hơn về điểm đến này, hãy cùng VietSense Travel khám phá và tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Lạc vào động Hua Mạ đệ nhất kỳ quan huyền bí
Vị trí của động Hua Mạ
Tọa lạc tại khuôn viên Vườn Quốc gia Ba Bể rộng lớn, động Hua Mạ là một thắng cảnh cực kì nổi tiếng mà hầu hết du khách tham quan đều ngưỡng mộ và ghé thăm. Những dấu ấn của lịch sử, của thiên nhiên tạo hóa ban tặng được khắc họa rõ nét qua những đặc điểm về vị trí địa lý hay cấu tạo địa hình địa chất. Hang nằm sát bên dòng sông Lèng hiền hòa và thơ mộng, có vị trí tại bản Pác Ngòi, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ấn tượng nhất vẫn là những đặc điểm về địa hình khi đứng từ xa cũng thấy được hang nằm cheo leo ngay ngọn núi Cô Đơn, được bao bọc xung quanh bởi khu vực rộng lớn có tên Lèo Pèn hay còn gọi là Rừng Ma quanh năm cây cối xanh rì, rậm rạp. Theo những giai đoạn phát triển của lịch sử, động ngày càng ăn sâu theo hướng đông - nam vào trong lòng núi. Nơi đây quanh năm tĩnh mịch và cô liêu bốn bể nên người dân bản địa gọi với cái tên hang Lèo Pèn.
Nếu đến tham quan Hồ Ba Bể thì chắc chắn bạn sẽ biết đến sự xuất hiện của những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng xung quan điểm đến này. Nổi bật nhất có lẽ phải kể đến hang Hua Mạ. Nơi đây không chỉ được đánh giá cao bởi những giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là những ý nghĩa về tự nhiên, về địa hình độc lạ. Cùng với hang Hua Mạ bạn cũng sẽ có cơ hội được tham quan hàng loạt điểm đến khác như sông Lèng, hồ Ba Bể, núi Cô Đơn, khu Lèo Pèn nổi danh trên bản đồ du lịch Bắc Kạn.
Truyền thuyết huyền bí về động Hua Mạ
Động Hua Mạ có những câu chuyện huyền bí có phần kỳ dị vẫn được lưu truyền đến ngày nay với những dấu tích thực tế mà cư dân bản địa cho rằng đây chính là câu chuyện có thật. Theo đó, khu Lèo Phèn còn có tên gọi khác là rừng ma xa xưa là nơi ngự trị của ma quỷ. Xung quanh tăm tối, âm u, những luồng khí mang đến cho người ta cảm giác sợ hãi và ghê rợn. Nhất là vào những buổi chiều tà, tiếng rên kêu tiếng kêu hú từ phía hang động Hua Mạ như tiếng ai oán vang vọng trong không gian. Tiếng kêu kỳ quái đó cứ kéo dài mãi đến tận đêm khuya, những cư dân sinh sống ở gần vì quá sợ hãi mà không ai dám đến gần, càng không dám đi lại nhiều vào buổi tối, thế nên những ngôi nhà sàn luôn trong tình trạng cửa đóng kín mít, nhà nhà đều đốt đuốc, lên đèn để xua tan nỗi sợ hãi,
Cho đến một ngày nọ, sự xuất hiện của một vị tướng đi tuần qua đây đã làm thay đổi tất cả. Đoàn người đi tuần thú vượt đèo, lội suối qua những cung đường gập ghềnh, hiểm trở, cho đến cạnh bờ sông Lèng thì trời nhá nhem tối, họ quyết định sẽ nghỉ lại đây một đêm. Thế nhưng điều kỳ lạ là khi qua sông Lèng để quay đầu về bản thì ngựa lại không chịu đi tiếp, cứ bước xuống nước nó lại quay đầu và hí vang như báo hiệu về một chuyện gì đó bất bình thường.
Trời càng tối, từ phía hang Lèo Pèn, tiếng hú, tiếng oan hồn kêu khóc vọng ra. Đoàn binh thấy vậy tá hỏa và đi tìm nguồn cơn của câu chuyện và biết được rằng đó chính là tiếng ai oán của những oan hồn dân binh đã cùng triều đình chống giặc. Họ chiến đấu kiên cường bất khuất, không chịu sự khuất phục của quân giặc bao vây mà đã cố thủ trong hang, bọn giặc căm phẫn nên đã bít cửa hang dẫn đến những người lính vô tội hy sinh rất nhiều và linh hồn của họ thì không được siêu thoát.
Câu chuyện nhanh chóng được lý giải, vị tướng nọ đã hiểu rõ sự tình và cho người dựng lều trại ngay cạnh bờ sông Lèng để mổ ngựa, tiếp đó tiến hành lấy đầu ngựa làm lễ tế trời đất. Kỳ lạ là khi dâng lễ và thực hiện những nghi thức cúng vái thì tiếng oan hồn đã im dần và biến mất hẳn. Từ đó về sau người ta cũng không còn nghe thấy những tiếng kêu ai oán và đáng sợ như vậy nữa.
Năm tháng trôi qua, ngay cửa hang đã mọc lên vô số những khối nhũ đá với hình dạng bắt mắt. Người ta còn thấy được những mỏm đá hình bông hoa đá, có nơi như thì trông giống đức Quan âm bồ tát đưa tiễn thầy trò Tam Tạng, nhiều chỗ lại hệt như thủy cung rực rỡ mà nhiều người vẫn gọi là “Buổi thiết triều”.
Sau câu chuyện truyền thuyết về hang động đó thì người ta đã chuyển tên sơn động từ “Lèn Pèn” sang động Hua Mạ, cũng theo tiếng dân tộc lý giải là hang Đầu Ngựa. Điều này để cho thấy những sự tích kỳ vĩ và muôn vàn điều thú vị xung quanh cuộc sống và mảnh đất con người nơi đây. Nó cũng là lý do để người ta tìm đến đây nhiều hơn và thực hiện những nghi thức tín ngưỡng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Khám phá bên trong Động Hua Mạ
Thiên nhiên xung quan động Hua Mạ đến nay là vô cùng độc đáo và đáng ngưỡng mộ với những du khách đến từ nhiều nơi trên thế giới. Hành trình chinh phục non nước hữu tình, những cảnh tượng như tranh vẽ hiện lên thôi thúc niềm đam mê và chinh phục. Độc đáo từ những hình ảnh như rừng cây, đồi núi, thung lũng trong gió hay những cánh đồng xa xa phủ mây tít tắp. Những khối nhũ đá trong hang là sự kết tinh của những gì mà thiên nhiên tạo hóa ban tặng, bao gồm rất nhiều màu sắc, nhiều hình dáng đẹp đến bất ngờ. Có thể bạn sẽ khó nghĩ rằng đây là một công trình tự nhiên được tạo hóa ban tặng.
Khám phá động Hua Mạ vào bất kể mùa nào trong năm bạn đều có cơ hội được chứng kiến những màu sắc hoàn toàn mới lạ, những dáng vẻ độc đáo bất chấp thời tiết. Nếu là mùa đông sẽ là sương mù trắng xóa bao phủ, mùa hè là thiên nhiên rực rỡ, mùa thu là huyền ảo thơ mộng với nhiều loại cây cối đa dạng.
Hy vọng, với những thông tin hữu ích mà VietSense Travel đã tổng hợp qua những kiến thức du lịch chi tiết nhất đã giúp bạn lựa chọn được thời điểm phù hợp để tham quan động Hua Mạ, hồ Ba Bể ngày gần nhất.