==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Côn Đảo vốn nổi tiếng với những hòn đảo đẹp và với cả những nhà tù nổi tiếng thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Một trong những nhà tù nổi tiếng nhất là Trại Giam Phú Hải. Đây là nhà tù lớn và cổ nhất ở Côn Đảo nằm trên đường Lê Văn Việt. Nơi đây nằm trong hệ thống các nhà tù khổ sai được biết đến như “địa ngục trần gian” do thực dân Pháp và sau đó là chính quyền Sài Gòn cũ dựng lên để tiêu diệt những người yêu nước của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết sau, hãy cùng Vietsense travel tìm hiểu địa danh này nhé!

Tham quan Trại Giam Phú Hải nhà tù cổ nhất Côn Đảo

Nhà tù cổ nhất Côn Đảo - trại giam Phú Hải có từ bao giờ?

Trại giam Phú Hải được xây dựng từ thời Pháp thuộc vào năm 1862 và cải tạo, nâng cấp từ năm 1889 đến năm 1896. Nhà tù này trải qua rất nhiều lần đổi tên: ban đầu là Bange 1, sau đổi thành Lao 2, Trại Cộng hòa, trại 2 và cuối cùng (tháng 11/1974) là trung tâm cải huấn - trại Phú Hải. Sau khi kí Hiệp định Paris năm 1973, để giấu tù chính trị, chính quyền Sài Gòn cũ đã cho đổi tên gọi tất cả các trại giam ở Côn Đảo, tất cả trại đều được ghép với chữ Phú.

Trại Giam Phú Hải Côn Đảo - Ảnh 1Ngày 28/11/1861, quân Pháp chiếm được Côn Đảo nước ta. Tháng 1/1862, Thống Đốc Bonard ở Nam Kỳ cho thành lập khu giam cầm tại đây. Lúc đầy nơi đây chỉ được làm tạm bằng vách đất, mái tranh. Sau đó nhiều dân những tù nhân ở đây nổi dậy, thực dân Pháp đã lên kế hoạch cho xây dựng một nhà ngục kiên có tường dày bao bọc.

Đến năm 1896, Nhà tù đã xây được 2 dãy nhà giam với mỗi dãy 5 buồng giam đối diện nhau. Cuối mỗi dãy phía bên trái là một phòng giam “đặc biệt”. Cạnh đó là “hầm xay lúa”, vừa để đày ải tù nhân vừa để khổ sai xay lúa. Ngoài ra, ở góc bên phải bọn thực dân Pháp cho dựng thêm một khu đất trống để bắt tù nhân đập đá. Cũng chính nơi này những tù nhân bị bọn thực dân ghép vào thành phần nguy hiểm.

Ban ngày họ phải làm các công việc khổ sai, cai ngục sẽ khám xét họ vào chiều tối và đêm cứ trần truồng mà ngủ. Những công việc mà họ phải làm là: kéo gỗ, dọn tàu, xuống biển mò lấy san hô mang lên nung thành vôi bột, …

Đến thời Chính quyền Sài Gòn cũ, chúng đã cho xây dựng: nhà nguyện, giảng đường, câu lạc bộ, nhà ăn, phòng cắt tóc….và cải tạo “hầm xay lúa” thành phòng chữa bệnh để đánh lừa dư luận. Trong sân còn được trồng các loại cây cảnh, hoa giống như một công viên. Việc làm này vừa che mặt dư luận vừa mua chuộc những tù chính trị …

Tất cả những tử tù từ thời Cần Vương đến cách mạng Việt Minh hay những tù nhân yêu nước thời Chế độ Sài Gòn đều phải chịu những những hình thức bóc lột, khổ sai vô cùng dã man ở đây.

Trại Giam Phú Hải Côn Đảo - Ảnh 2Các phòng giam nổi tiếng

Phòng số 6: Nó còn được gọi là phòng chết điển hình. Đây là nơi  ngọn cờ tiên phong cho phong trào đấu tranh của tù chính trị ở Côn Đảo nổi lên. Bọn chính quyền Sài Gòn đã ra sức đàn áp dã man để thực hiện âm mưu phân hóa giữa cộng sản và kháng chiến của chúng. Bởi vậy, tại đây tù chính trị hy sinh rất nhiều.

Phòng số 7: chính tại phòng giam khắc nghiệt này, cuối năm 1932 bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên tại nhà tù Côn Đảo tại Bange 1. Sau này nó phát triển thành Đảng ủy Côn Đảo và  lãnh đạo các cuộc đấu tranh của tù nhân.

Phòng số 9: Sẽ chẳng ai có thể tin được rằng trong nhà tù khắc nghiệt như ở Côn Đảo lại xuất bản ra được tạp chí, thậm chí là được coi là cơ quan ngôn luận của những người tù cách mạng - “Ý Kiến Chung”. Chủ tịch Tôn Đức Thắng khi bị bắt cũng đã bị nhốt tại phòng giam này (2/7/1930).

Phòng số 10: tại phòng giam này 175 người tù chính trị đã bị đàn áp dã man để làm nhụt ý chí chiến đấu, nhưng bọn chính quyền đã hoàn toàn thất bại.

Phòng giam tù đặc biệt: Có 1 phòng giam đặc biệt ở nhà tù Phú Hải chuyên dành cho tù nhân “đặc biệt” là những cán bộ cấp cao của cộng sản. 

Hầm xay lúa: Trong phòng này chỉ có một cửa ra vào, không có cửa sổ. Hàng này, những người tù ở đây phải vác lúa gạo, kéo cối xay….. Ngoài ra họ phải chịu thêm cực hình nữa là hai người bị xích chung một dây xích và kéo theo 1 quả tạ

Sau này để bịp dư luận bọn chính quyền Sài Gòn đã cho phá bỏ cối xay và chuyển thành bệnh viện, cái tên gọi cho hoa mĩ, xa xỉ chứ thực chất nó  là nhà xác. Những ai bị bệnh sẽ được đưa đến đây chờ chết.

Khu xà lim: khu này gồm 20 khu hầm đá. Nơi này để giam biệt lập những người tù “đặc biệt”  hay những người vượt ngục. Họ bị cùm chân 24/24. Phòng này được xây hình vòm, mùa đông lạnh thấu xương còn mùa hè nắng nóng ngột ngạt. Còn cánh cửa thì được làm bằng sắt dày sắt dày, đóng mở rầm rầm như tra tấn. Người tù nào  ra khỏi được  khu này cũng thân tàu hỏa nhập ma.

Chính tại đây nhà  yêu nước Phan Chu Trinh đã cho ra tác phẩm “Đập đá Côn Lôn”: lừng lẫy để nói về sự tàn ác của bọn cướp nước cũng như thể hiện tinh thần yêu nước của mình.

Những giai thoại về tử tù ở Côn Đảo

Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Tôn Đức Thắng là một thợ sửa máy cứng tay, thực dân Pháp đưa bác về đây để chuyên sửa canô. Năm 1945, bác cầm lái chiếc cano mang tên Giải Phóng đưa một số đồng chí lãnh đạo cách mạng trở về đất liền.

Vượt ngục tại phòng giam số 3

Đây là cuộc vượt ngục tiên phong ở Côn Đảo. Để thực hiện kế hoạch, đồng chí Lê Văn Việt cùng đồng chí Lê Hồng Tư và Phạm Văn Dẫu đã gồng gánh nhau lên trên mái nhà, quan sát hành động của cai ngục. Họ đã chớp lấy thời cơ khi không có người coi ngục hàng ngày để vượt ngục vào đêm 12/10/1966. Họ chia nhau theo nhiều hướng rồi tìm cách về đất liền. Tuy nhiên họ đã bị bắt lại và hy sinh tại nghĩa trang Hàng Dương. Từ đó, ở tất cả các phòng giam ở Phú Hải, bọn cai tù đã cho giăng dây thép gai 

Trải qua hơn 100 năm lịch sử với bao thăng trầm, biến cố, trại Phú Hải đã chứng kiến những cuộc nổi dậy của những người yêu nước Việt Nam tại đây. Hiện nay, trại giam này đã trở thành điểm đến của nhiều khách tham quan khi du lịch Côn Đảo.  Tới đây, họ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử Côn Đảo nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung cùng những đau thương mất mát của quân và dân ta. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp được phần nào hành trình tham quan trại giam Phú Hải của du khách. VietSense Travel chúc các bạn có những chuyến du lịch Côn Đảo trọn vẹn thật ý nghĩa và thú vị. 

 

 

61 6 67 128 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==