==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Trại giam Phú Tường nằm trong hệ thống nhà tù tại Côn Đảo, trại này đã được chính quyền thực dân Pháp xây dựng để làm nơi giam giữ cầm tù những tù nhân phạm tội đặc biệt nguy hiểm đối với chế độ thực dân Pháp như: tù chính trị, tử tù,… Hiện nay, trại giam Phú Tường đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt. Cùng VietSense Travel khám phá những điều đặc biệt bên trong trại giam này nhé!

Tìm hiểu về” Chuồng cọp kiểu Pháp”

Khu vực nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này chính là “chuồng cọp”. Chuồng Cọp kiểu Pháp là tên gọi được các tù nhân bị cải tạo và giam giữ ở đây đặt cho khu vực kỷ luật này. Trại giam Phú Tường được xây dựng năm 1940 trong thời kỳ Pháp thuộc – đây là nơi ghi đậm dấu ấn đặc trưng của hệ thống nhà tù Côn Đảo với những thiết kế đặc biệt, vẫn còn vẹn nguyên những dấu ấn tố cáo tội ác về một lịch sử với chế độ khốc liệt, tàn nhẫn của thực dân Pháp đối với những tù nhân bị giam cầm tại đây. 

Trại giam Phú Tường Côn Đảo - Ảnh 1Côn Đảo thường được nhắc đến với cái tên “địa ngục trần gian” nhưng trong hệ thống nhà tù vô cùng khắc nghiệt này thì trại Phú Tường đã được chế độ thực dân Pháp cho sử dụng cấu trúc “nhà tù trong nhà tù” từng một thời bị giấu kín bởi nó đã vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền của thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

  • Tổng diện tích: 5.475 m²

  • Diện tích phòng giam: 1.408 m²

  • Phòng tắm nắng: 1.873 m²

  • Khoảng trống: 2.194 m²

  • Bao gồm: 120 phòng biệt giam. 

Chuồng cọp được chia làm hai khu, mỗi khu bao gồm 2 dãy, mỗi dày được chia làm 20 chuồng, phía trên mỗi chuồng có một giàn song sắt, các khu giam giữ tù nhân đều được xây dựng hành lang ở giữa tạo thành lối đi cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát và tra tấn, hành hạ người tù ở bên dưới. Trên hành lang của chuồng cọp luôn được để sẵn những thùng vôi và những thùng nước bẩn. Nếu những tù nhân bên dưới chuồng có biểu hiện chống đối, la hét thì những thùng vôi sẽ được ném xuống dưới khiến không gian trở nên mù mịt và đổ thêm nước xuống sau đó để tra tấn các tù nhân.

Đặc điểm của chuồng cọp bên trong trại Phú Tường

Đặc điểm của chuồng cọp kiểu Pháp là bên trên các chuồng có những hàng song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, tra tấn và hành hạ người tù (chúng ném vôi bột, dội nước bẩn xuống tù nhân để tra tấn).

Ngoài ra trong khu vực này còn có 60 phòng không có mái che được gọi là Phòng tắm nắng ( khu vực này được chia làm 4 dãy, mỗi dãy gồm có 15 phòng). Phòng tắm nắng chính là nơi chế độ thực dân dùng để hành hạ bắt người tù phải phơi nắng, phơi mưa hoặc lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn vô cùng tàn nhẫn. 

Chuồng Cọp kiểu Pháp không có cổng chính mà chỉ có lối nhỏ thông sang Banh III (trại Phú Tường) và Banh III phụ (trại Phú Thọ). Những lối đi này thường được chế độ thực dân che dấu khi hay tin có một đoàn khách lạ đến Côn Đảo nhằm qua mắt báo chí và dư luận thế giới. Khoảng thời gian những năm 1962-1963, chế độ Mỹ ngụy cho xây thêm trại 5 che chắn phía trước và cũng có lối nhỏ thông sang Chuồng Cọp. 

Thường thì tù nhân sẽ bị đánh đập đến ngất xỉu khi đưa vào Chuồng Cọp hoặc gác ngục sẽ sử dụng dùi cui để ấn trên đầu người tù, buộc họ phải lầm lũi bước đi mà không được ngó qua lại hay ngước nhìn đi những nơi khác. Điều này sẽ khiến cho tù nhân bị mất phương hướng, không xác định được rằng mình đang bị giam ở trại nào.

Mỗi buồng giam đều được lắp đặt những thanh sắt vô cùng kiên cố nhằm mục đích  tránh tù nhân có thể tìm đường trốn thoát. Tù nhân sau khi bị đưa vào chuồng cọp sẽ bị bỏ đói, xiềng chân, tra tấn và sẽ phải ăn uống, vệ sinh tại cùng một chỗ. Đây được là một trong số những biện pháp tra tấn dã man thường chỉ có ở thời Trung cổ mà thực dân Pháp đã áp dụng đối với tù nhân tại Chuồng cọp.

Tù nhân bị giam trong chuồng cọp đã phải chịu những trận đòn tàn độc, dã man, và mất nhân tính như: đóng đinh vào tay, chân, đầu, các bộ phận trên cơ thể; chúng đốt dây kẽm cháy đỏ sau đó đâm thủng vào da thịt; đục răng tù nhân; trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than; ném vào nước sôi, thiêu sống; chôn sống;…và vô số những thủ đoạn tra tấn kinh khủng khác.

 

Ngoài ra, chế độ thực dân còn có những hình thức tra tấn khác còn tinh vi hơn, những thủ đoạn này không cần đánh đập nhưng lại vô cùng tàn độc. Tù nhân bị giam giữ ở Chuồng Cọp không được ăn muối khiến cho mắt họ sẽ mờ dần và mù hẳn rồi bị giết. Không những thế, chúng còn có hình thức tra tấn “Gõ thùng”. Chúng còn ra tay tàn bạo bằng cách úp các thùng phuy lên đầu tù nhân đang ngồi xổm, sau đó bọn chúng gõ mạnh vào thùng khiến tù nhân bị đau đầu, choáng váng và bị điếc do những tiếng gõ quá mạnh, tác động vật lý và sức ép không khí.

Còn một hình thức tra tấn dã man khác mà chế độ thực dân và tay sai thực hiện với những tù nhân tại Chuồng cọp đó là đục răng. Chúng dùng kê đục vào chân răng của các tù nhân, sau đó dùng búa đóng đinh để đóng liên tục khiến cho răng của tù nhân bị vỡ. Tất cả tù nhân và các tù nhân đặc biệt bị giam giữ tại chuồng cọp kiểu Pháp đều bị bỏ đói, bị xiềng chân, bị tra tấn dã man và phải lao dịch khổ sai,…

Tinh thần kiên cường, bất khuất của tù nhân chính trị

Tại Chuồng Cọp kiểu Pháp, tù nhân ở đây không một lúc nào được yên, bất cứ lúc nào cũng có những cặp mắt soi mói, rà soát của cai ngục và trật tự. Bất cứ lúc nào tù nhân cũng có thể bị đánh đập tra tấn, bị rải vôi bột... Song cũng chính vì những đau khổ vất vả tại đây mà Chuồng Cọp là linh hồn trong cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết của những người tù chính trị Côn Đảo, gắn liền với chiến công phong trào chống ly khai và chống chào cờ, gắn liền với tên tuổi “Ông già chuồng cọp”. Cao Văn Ngọc, Lưu Chí Hiếu, và năm ngôi sao toàn thắng Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình, Phạm Quốc Sắc, Nguyễn Minh, Lê Văn Một và nhiều tấm gương kiên trung, bất khuất bảo vệ khí tiết tại Chuồng Cọp. 

Năm 1970, 5 sinh viên, học sinh sau khi được từ chuồng cọp được thả về Sài Gòn đã tố cáo chế độ Chuồng Cọp Côn Đảo, đem những tội ác của chúng bày ra trước ánh sáng. Tháng 7/1970 đoàn dân biểu Mỹ do TomHar sKins làm trưởng đoàn cùng nhà báo Donlux tự mình ra Côn Đảo, phát hiện Chuồng Cọp và đã tận mắt chứng kiến cảnh các tù nhân tại đây bị đày đọa, hành hạ vô cùng khổ sở. Trong đó không chỉ có các tù nhân chính trị mà có cả những phụ nữ, những sinh viên học sinh còn rất trẻ, có cả nhà sư và một cụ bà 60 tuổi bị mù cả hai mắt…

Đến giữa tháng 7/1970, tin tức: “Chuồng Cọp Côn Sơn đã được phanh phui…” được đăng trên khắp các mặt báo cả trong và ngoài nước. Trước sức ép của dư luận lúc đó, Chính quyền Mỹ Ngụy Sài gòn đã phải phá bỏ Chuồng Cọp Côn Đảo.

Trại tù Phú Tường Côn Đảo với những khu Chuồng Cọp kiểu Pháp sẽ luôn là nỗi ám ảnh trong tâm trí mỗi người tù chính trị đã từng bị giam giữ, cải tạo và hành hạ tại nơi đây mỗi khi nhắc tới. Thời gian đã trôi qua, thấm thoát nửa thế kỷ, Chuồng Cọp đã trở thành bằng chứng sống vạch trần và tố cáo tội ác kinh khủng, tàn nhẫn của chế độ thực dân Pháp. Ngày nay, nơi đây trở thành điểm đến thu hút các đoàn khách đi tour du lịch Côn Đảo có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử của Côn Đảo nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung qua các thời kỳ chiến tranh và thấu hiểu những nỗi đau mà thế hệ đi trước phải chịu đựng để đổi lấy nền hòa bình ngày hôm nay. Ngày 29/4/1979, di tích Chuồng Cọp kiểu Pháp đã được Bộ Văn hóa TT DL đặc cách công nhận là Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng Chuồng cọp kiểu Pháp là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Bài viết trên đây của Vietsense Travel đã gửi đến bạn những thông tin chân thực và mới nhất về Trại tù Phú Tường - Chuồng cọp kiểu Pháp tại Côn Đảo. Hi vọng du khách sẽ có một chuyến hành trình du lịch, tham quan và tìm hiểu thật trọn vẹn, ý nghĩa, cùng nhìn lại một quãng thời gian đau thương chìm trong máu, mồ hôi và nước mắt của dân tộc để đánh đổi sự bình yên, tự do của hiện tại.

 

 

Trại giam Phú Tường Địa ngục trần gian và nỗi căm thù giặc Pháp

Trại giam Phú Tường Địa ngục trần gian và nỗi căm thù giặc Pháp
46 4 50 96 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==