==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những điểm đến mà ai cũng muốn đặt chân một lần khi đến với thủ đô ngàn năm văn hiến. Là một di tích văn hóa lịch sử và còn là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước tìm về. Đặc biệt mỗi dịp đầu năm, hay đến kỳ thi cử, sĩ tử cả nước lại nô nức đến cầu may. Hãy cùng VietSense tìm hiểu về di tích đặc biệt này nhé.

Vị trí và giá vé của Văn Miếu Quốc Tử Giám

  • Vị trí của Văn Miếu nằm tại số 58 đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, trung tâm thủ đô Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 8h - 16h30

  • Giá vé từ 20k/ người lớn và 10k cho trẻ em (đối với cả du khách nước ngoài và du khách trong nước)

Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Là trường đại học đầu tiên của nước Việt ta, nơi vinh danh những khoa bảng, đề cao truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt từ ngàn đời. Khi đặt chân tới đây, bạn sẽ thấy được sức sống tiềm tàng, tinh thần học hỏi vô cùng khí thế của những nhân tài đất Việt.

Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc - Tử Giám là điểm di tích hàng đầu tại thủ đô Hà Nội, giúp du khách mọi nơi tìm về khám phá lịch sử, sự phát triển trong văn hóa của nước ta. Dịp Lễ Tết, Văn Miếu thường tổ chức các hội sách cũ, hội thơ, nhân dân đến đây để khám phá, chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa xưa được tái hiện và tranh thủ xin chữ đầu năm. Mỗi độ thi cử quan trọng, sĩ tử, học sinh trên khắp cả nước lại đổ về đây để cầu cho một kỳ thi suôn sẻ, may mắn.

Lịch sử hình thành Văn Miếu

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 ở thời vua Lý Thánh Tông. Nơi đây là khu thờ tự Khổng Tử và Chu Công, Tứ Phối. Từ những năm 1076, vua đã cho lập thêm công trình mang tên Quốc Tử Giám, là trường đại học đầu tiên của nước ta, trước đây dành cho con của vua và quan, dòng dõi quý tộc theo học.

Bước sang thời kỳ của vua Trần Thái Tông thì Quốc Tử Giám đã đổi thành Quốc Học Viện và tiếp nhận cả những con cái của thường dân có sức học tốt, xuất sắc. Đến thời nhà hậu Lê thì vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng những bia đá khắc tên người thi đỗ tiến sĩ. 

Khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có diện tích rộng tới hơn 54.300m2, là một công trình phủ đầy cây xanh, rêu phong và vết tích của thời gian, nằm ngay giữa lòng Hà Nội, giao thoa của quá khứ và hiện đại. Văn Miếu như một trái tim xanh của Hà Nội, bao bọc xung quanh là những bức tường gạch màu cũ kĩ. Dù nằm giữa những con đường nhộn nhịp của phố Hà Nội, nhưng chỉ cần đặt chân đến đây lại thấy như tách biệt hẳn với sự xô bồ, mọi thứ dường như yên tĩnh, lằng đọng lại, đưa du khách như xuyên ngược thời gian, chiêm ngưỡng một thời kỳ thịnh vượng của văn hóa ngàn xưa.

Khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh 1

Qua rất nhiều thời kỳ tu sửa thì những công trình còn lại đến nay bao gồm: Đại Trung môn, Khuê Văn Các, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học, Hồ Văn Miếu môn, Giếng Thiên Quang. Nhà giảng nằm ở phía Đông di tích có hai dãy và 14 gian. Mỗi gian phòng học đều chứa được chỉ 2 người. Kiến trúc đối xứng, chia từng gian, từng lớp, chất liệu gỗ quý, nhìn chung là tiêu biểu của phong cách nhà Nguyễn thời bấy giờ.

Khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh 2

Đối diện Văn Miếu là hồ Văn Chương, yên ả, nên thơ, nơi có làn nước xanh rêu soi bóng lặng lẽ và xa xa là gò Kim Châu hữu tình. Từ cổng chính sẽ thấy bia Hạ Mã, cấu trúc tứ trụ, được bao quanh bởi tường rào. Phía trong quanh co uốn lượn những lối đi nhỏ, dưới những hàng cây đa cổ thụ xanh mát, lấp ló mái tranh đơn sơ, giản dị, trưng bày những tác phẩm văn chương của nhiều thi sĩ. Nơi đây thường dùng để hội họp các buổi giao lưu văn hóa, nghệ thuật dân gian, truyền thống.

Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu

Cổng Văn Miếu có kiến trúc kiểu Tam Quan, trên cùng khắc dòng chữ “Văn Miếu Môn” bằng chữ Hán cổ. Bao bọc xung quanh là hàng rào tường gạch đỏ, những hàng cây xanh tỏa bóng mát là đặc trưng của nơi đây. Bên trong, những bức tường xây bao bọc, tách khuôn viên thành 5 khu riêng biệt, có cổng thông qua.

  1. Khu vực thứ nhất

Khu thứ nhất là từ ngoài vào, bắt đầu từ cổng lớn cho tới Đại Trung Môn. Ở đây, cổng giữa có tên gọi là Đại Trung Môn, hai bên lần lượt là Đạt Tài Môn và Thành Đức Môn. Màu xám phủ rêu xanh ghi dấu ấn của những kí ức, thời gian và lịch sử thăng trầm.

  1. Khu vực thứ hai

Khu thứ hai nơi có Khuê Văn Các - Biểu tượng của Thủ đô văn hiến từ bao đời nay. Công trình vô cùng đẹp mắt, không quá đồ sộ mà ngược lại rất hoà hợp với cảnh quan và kiến trúc chung. Được xây dựng thành 4 trụ gạch vuông ở dưới, tầng gác lửng phía trên dùng chất liệu gỗ đỏ cực kỳ bắt mắt. Điểm nhấn là 4 cửa hình tròn với dãy lan can làm từ gỗ, hoa văn truyền thống vừa giản dị, lại vừa mang nét biểu tượng của nghệ thuật kiến trúc xưa.

Phía trên mái ngói là 8 lớp chồng lên nhau, tạo nên một vẻ đẹp ấn tượng cho cả công trình. Gác có khuôn viên hình vuông, cửa sổ được thiết kế theo hình mặt trời như đang tỏa ánh sáng rực rỡ khắp nơi. Công trình này của khu di tích dường như là nơi có vẻ đẹp đặc biệt khó quên nhất, khách du lịch cũng thường thích thú check in ở đây.

  1. Khu vực thứ ba

Khu thứ 3 này bao gồm hồ nước hình vuông với tên gọi Thiên Quang Tỉnh. Hồ nước xanh tĩnh lặng, hai bên là hai dãy nhà bia tiến sĩ, nơi đặt dựng những bia đá trên mai rùa, khắc tên những vị thời xưa đã thi đỗ Trạng Nguyên, Tiến Sĩ, Bảng Nhãn hay Thám hoa, hoặc như Hoàng Giáp, đều được điêu khắc bằng đá vô cùng độc đáo. Nhiều người đầu năm hay những mùa thi cử thường tới đây để cầu nguyện cho mọi sự hanh thông, may mắn, sáng suốt và thông tuệ.

  1. Khu vực thứ tư

Khu thứ 4 là khu vực thờ Khổng Tử, kiến trúc chủ đạo nhất đều hội tụ tại đây. Công trình tòa nhà Bái đường và tòa Thượng Cung là hai công trình trong khu vực này, có bố cục song song nối tiếp từ ngoài vào trong. 

  1. Khu vực thứ năm

Khu vực thứ năm này là nơi để dành thờ phụng vua chúa lúc bấy giờ đã cho xây dựng, tiếp nối, bảo tồn Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đặc biệt sau nhiều cuộc chiến tranh thì có khu nhà mới được xây dựng lại vào năm 1999. Tham quan tìm hiểu Văn Miếu rồi dừng chân, dâng nén hương lên những vị hiền tài, sẽ là một chuyến khám phá cực kì ý nghĩa giữa lòng thủ đô.

Những lưu ý khi tham quan Văn Miếu

Đến khu Văn Miếu cần nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của ban quản lý, tôn trọng và không xâm phạm hiện vật hay làm mất cảnh quan của môi trường chung. Đặc biệt không xoa đầu tượng kim quy và ngồi lên bia đá, khắc tên, đứng trên những di tích, công trình…

Là khu di tích văn hóa, lịch sử cũng như thờ tự các bậc vĩ nhân nên khi tham quan du khách nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, gọn gàng, thái độ tôn trọng, giữ trật tự chung.

Không dâng lễ, hương quá nhiều, không lợi dụng nơi đây để phát tán mê tín dị đoan hay trục lợi bất hợp pháp. Đảm bảo an toàn về việc vật liệu cháy nổ hay vũ khí gây thương tích.

Những lưu ý khi tham quan Văn Miếu

Nếu muốn quay phim chụp ảnh thì phải được sự đồng ý của ban quản lý khu di tích. 

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và chứng kiến những thăng trầm của vùng đất thủ đô, một số công trình kiến trúc ở nơi đây đã bị hư hỏng và phá hủy. Tuy nhiên, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn được coi là biểu tượng văn hóa,  của tinh hoa giáo dục và là nét đẹp của người Việt. Hi vọng với những thông tin mà Vietsense vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức về di tích đầy ý nghĩa này.

 

 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám niềm tự hào của con dân đất Việt

Văn Miếu - Quốc Tử Giám niềm tự hào của con dân đất Việt
30 3 33 63 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==