Tháp Rùa sừng sững giữa Hồ Gươm xanh ngắt, yên bình từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô. Là điểm đến khách du lịch nào cũng mong muốn được chiêm ngưỡng, bởi vậy bài viết này VietSense sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm tham quan tháp Rùa nhé.
Tháp rùa - Biểu tượng văn hoá thủ đô Hà Nội
Giới thiệu chung về tháp Rùa
- Vị trí tọa lạc
Công trình tháp Rùa tọa lạc ngay giữa mô đất nổi ngay lòng hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm). Nơi đây có vị trí nằm giữa trung tâm của Hà Nội, ở phố Hàng Trống của Quận Hoàn Kiếm. Khách tham quan có thể đi lại dễ dàng bằng các hình thức, phương tiện cá nhân hoặc công cộng đều được.
- Lịch sử hình thành
Năm 1886, công trình được khởi công, với mục đích là nơi chôn cất phụ thân của ông Nguyễn Ngọc Kim - bá hộ cử làm việc giữa Việt - Pháp. Cũng vì vậy mà đầu, công trình có tên gọi là Tháp Bá hộ Kim. Sau này khi Việt Nam đánh bại thực dân Pháp, Tháp được đổi sang tên gọi Tháp Rùa, dựa trên truyền thuyết của chiến thắng Lê Lợi.
Tính cho tới năm nay, tháp Rùa cũng đã ngót hơn 130 năm tuổi. Ấy thế nhưng kể từ thời nhà Lê Thái Tông thì đã có những viên gạch nền móng đầu tiên được đặt xây dựng trên nền gò tháp Rùa này. Thế nên, công trình ấy vẫn luôn mang một vẻ đẹp kiến trúc, văn hoá từ rất lâu, đậm đà bản sắc của vùng đất nghìn năm văn hiến.
Thời điểm thích hợp để tham quan tháp Rùa
Bất kỳ thời gian nào trong năm thì bạn cũng có thể tham quan Tháp Rùa. Mỗi mùa nơi đây lại mang tới một vẻ đẹp riêng. Nếu như mùa xuân, khung cảnh chung quanh thanh vắng, tĩnh lặng và tràn trề sự tươi mới, thì mùa hè bức tranh tháp Rùa lại trong veo giữa hồ Gươm xanh dịu ngọt. Khi vào mùa thu, tháp Rùa lại nổi bật với vẻ đẹp thơ mộng, lao xao những hàng cây úa vàng mùa thay lá, để khi đông sang, vẻ đẹp ấy lại tịch mịch, trầm lắng hơn bao giờ hết. Ngắm nhìn tháp Rùa, ta lại thấy được vẻ đẹp rất riêng của Hà Nội, vẻ đẹp bình yên và cổ kính, đầy hoài niệm.
Kiến trúc của tháp Rùa
Nằm giữa lòng thủ đô đầy rẫy những tòa nhà cao ốc sang trọng, tháp Rùa vẫn yên lặng, trầm lắng với nét đẹp của lịch sử, của thời gian, của những thăng trầm vết tích. Kiến trúc toà tháp là sự giao thoa của vẻ đẹp kiến trúc Pháp và Việt bấy giờ, với những cánh cổng vòm độc đáo thường thấy ở những tòa tháp phương Tây, lại có mái vòm cong, cao vút, nhỏ dần theo từng tầng đặc trưng của Á Đông.
Tòa tháp được xây trên gò đất giữa hồ. Ba tầng của tháp Rùa được thiết kế nhỏ dần lên phía trên, tổng có 10 khung cửa ở xung quanh các mặt. Phía trên tầng 3 có ban thờ và vọng lâu chiều dài 2 mét vuông vắn.
Tháp Rùa - Địa điểm khám phá, check in lý tưởng
Nằm giữa mặt hồ long lanh, xanh biếc, trên nền xanh hài hoà, tươi tắn của những hàng cây cổ thụ, tháp Rùa nổi bần bật cuốn hút bất kể ai khi chiêm ngưỡng, hay dù chỉ đi qua. Người dân không được vào sâu phía trong tháp mà chỉ có thể đứng trên bờ hồ, ngồi trên hàng ghế đá mà hiếu kỳ, mà tò mò và ngắm nghĩa vẻ đẹp kiến trúc cổ kính ấy. Bởi vậy mà nơi đây càng tăng thêm sự hấp dẫn, huyền bí và đẹp khó tả. Cảm giác vừa xa xăm, lại vừa rất gần gũi. Tòa tháp tuy nhỏ nhắn, nhưng lại ẩn chứa biết bao vẻ đẹp và sự cuốn hút.
Đặc biệt hơn nữa nơi đây không chỉ là địa điểm được xem là trái tim xanh, với thiên nhiên trong lành mát mẻ, mà còn gắn liền với sự tích về Hồ Hoàn Kiếm xưa kia từ thời vua Lê. Và là nơi đã phát hiện, nuôi dưỡng những cụ rùa hàng nghìn năm tuổi. Ấy vậy, khách du lịch không ai mà có thể bỏ qua được địa điểm thiêng liêng này. Một biểu tượng văn hoá rất Hà Nội, rất cổ kính và nhuốm màu ký ức, kỷ niệm.
Gợi ý một số điểm tham quan gần tháp Rùa
Nếu có dịp tham quan, check in tại Tháp Rùa thì có thể tranh thủ lang thang check in một số nơi gần cạnh như là:
-
Bưu điện Hà Nội
-
Nhà hát lớn
-
Nhà thờ lớn
-
Dạo phố Tràng Tiền
-
Cầu Thê Húc
-
Đền Ngọc Sơn
-
Dạo chơi phố cổ Hà Nội
Hy vọng với những giới thiệu và chia sẻ của VietSense về Tháp Rùa sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin cho lịch trình khám phá, du lịch Hà Nội của mình. Đừng quên đón chờ những chia sẻ sắp tới trong series về Hà Nội để có thêm kinh nghiệm thật ý nghĩa nhé.