==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nói đến vẻ đẹp của đất nước Trung Quốc, có lẽ không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp của Hàng Châu. Thành phố này từ xưa đến nay luôn nổi tiếng về vẻ đẹp non nước hữu tình, thơ mộng của mình. Trong những danh lam thắng cảnh đó, ta không thể không nhắc tới Tháp Lục Hòa. Tháp Lục Hòa là một ngôi chùa Trung Quốc nhiều tầng, dạng tháp ở phía nam Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc . Ngôi chùa nằm ở chân đồi, phía nam của Hồ Tây, hướng ra sông Tiền Đường. Ban đầu nó được xây dựng vào năm 970 triều đại Ngô Việt, bị phá hủy vào năm 1121 và được xây dựng lại hoàn chỉnh vào năm 1165, trong triều đại Nam Tống (1127–1279).

Tháp Lục Hoà - Biểu tượng văn hóa của Hàng Châu, Trung Quốc

Lịch sử của Tháp Lục Hòa

Du lịch Trung Quốc đến với ngôi Tháp Lục Hòa ban đầu được xây dựng trong vườn cây ăn quả của vua Tiền Thục, vị vua cuối cuối của triều đại Ngô Việt, có thủ đô là Hàng Châu. Tên gọi “Lục Hòa” xuất phát từ sáu triết lý của Phật giáo cũng như vũ trụ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc là trời, đất, bắc, nam, đông và tây. Đối với người Trung Quốc xưa, họ có quan niệm xây dựng chùa chiền có khả năng trấn áp lại các hiện tượng thiên nhiên tiêu cực. Tương truyền rằng lý do xây dựng chùa là để làm dịu vùng triều cường của sông Tiền Đường, đồng thời, ngôi chùa còn hoạt động như một công trình trợ giúp cho hàng hải. Tuy nhiên, ngôi Tháp Lục Hòa đã hoàn toàn bị phá hủy trong trận chiến tranh xảy ra vào năm 1121. Sau đó, ngôi chùa hiện tại được xây dựng bằng gỗ và gạch trong triều đại Nam Tống, các mái hiên bên ngoài bổ sung đã được bổ sung vào thời nhà Minh (1368–1644) và nhà Thanh (1644–1911). Hoàng đế Càn Long (1736-96) rất yêu thích ngôi chùa đến nỗi ông đã cho khắc một dòng chữ trên mỗi tầng của nó. Năm 1961, ngôi Tháp Lục Hòa được liệt kê là Di sản Thế giới của UNESCO.

Kiến trúc độc đáo của Tháp Lục Hòa

Với vẻ ngoài duyên dáng và thiết kế tinh tế, chùa có diện tích 890 mét vuông và cao khoảng 60 mét, có hình bát giác. Ngôi chùa có bề ngoài là một công trình có cấu trúc mười ba tầng, nhưng trên thực tế, công trình này chỉ có bảy tầng ở bên trong. Có một cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất và trên mỗi trần nhà đều có chạm khắc và vẽ các hình vẽ bao gồm động vật, hoa, chim và các nhân vật. Mỗi tầng của chùa đều được bao gồm bốn yếu tố, các bức tường bao bọc bên ngoài và một hành lang uốn lượn, các bức tường bên trong và một gian phòng nhỏ.

Kiến trúc độc đáo của Tháp Lục HòaNhìn từ bên ngoài, ngôi chùa có vẻ bề thế - sáng sủa ở mặt trên và tối tăm bên dưới. Đó là sự sắp xếp xen kẽ hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối. Đỉnh của ngôi chùa được trang bị đầy đủ đèn hướng dẫn các con tàu khi đi trên sông Tiền Đường vào ban đêm. Đứng trên đỉnh chùa cho bạn tầm nhìn đẹp ra cầu Tiền Đường (cây cầu hai tầng lớn nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc) và khu vực bờ sông Tiền Đường vô cùng đẹp vào ban đêm. Phần thân của chùa thuôn nhọn từ dưới lên trên với 104 quả chuông sắt treo trên mái hiên có hình dáng nâng cao duyên dáng, và bệ Sumeru được trang trí tinh xảo với nhiều hoa văn khác nhau.

Ngôi chùa này tiếp tục thu hút du khách bởi nó là một kiệt tác của kiến ​​trúc Trung Quốc cổ đại. Bên trong, du khách có thể nhìn thấy những ví dụ điển hình về thư pháp và khắc dấu, những tấm bia và tượng bằng đá được chạm khắc cẩn thận, những bài vị kinh Phật, di vật tôn giáo, tấm bia của một vị quan, những bài thơ, và nhiều thứ khác từ khắp các triều đại. Một số di tích văn hóa Phật giáo còn được lưu giữ trong chùa, nổi bật nhất là những bộ kinh đá.

Vườn triển lãm chùa cổ Trung Hoa được xây dựng bên cạnh Tháp Lục Hòa, nơi những ngôi chùa nổi tiếng của Trung Quốc được tái hiện và điêu khắc tinh xảo, trưng bày đầy đủ những thành tựu to lớn trong kiến ​​trúc cổ đại. Khi du khách chiêm ngưỡng triển lãm này sẽ có cơ hội nhìn thấy được cái tâm của người Trung Hoa xưa trong việc xây dựng những công trình tôn giáo.

Theo nhà nghiên cứu lịch sử học người Anh Joseph Needham, ngôi chùa còn đóng vai trò như một ngọn hải đăng dọc theo sông Tiền Đường. Với kích thước và tầm vóc đáng kể, ngôi chùa thực sự đã hoạt động như một ngọn hải đăng vĩnh viễn ngay từ khi mới thành lập để hỗ trợ các thủy thủ trên các con tàu có thể tìm kiếm nơi neo đậu vào ban đêm.

Du khách có thể thưởng ngoạn quang cảnh ngoạn mục của dòng sông Tiền Đường đang chảy ầm ầm trong khi Tháp Lục Hòa sừng sững và uy nghiêm như một biểu tượng của quá khứ giàu có của Trung Quốc.

Tháp gắn với sự tích của nghĩa quân Lương Sơn

Theo truyện Thủy Hử của Thi Nại Nam, Nghĩa quân Lương Sơn đã chọn Tháp Lục Hòa làm nơi tạm dừng chân sau khi dẹp xong loạn Phương Lạp và thu binh mã để hồi kinh. Địa danh này đã trở thành nơi gắn liền với hồi kết của 3 trong số những nhân vật được yêu thích nhất danh tác Thủy Hử là Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung và Võ Tòng.

Tháp Lục Hòa là nơi Lỗ Trí Thâm lựa chọn là nơi viên tịch sau khi giác ngộ được lời kệ mà Trí Chân trưởng lão tặng mình năm xưa:“Phùng Hạ nhi cầm, phùng Lạp nhi chấp. Thính triều nhi viên, kiến tín nhi tịch”

Tháp gắn với sự tích của nghĩa quân Lương SơnLâm Xung thì bị trúng gió cảm lạnh, đổ bệnh dù đã được chữa trị nhưng vẫn không khỏi, sau đó thì qua đời. Còn đối với nhân vật Võ Tòng, hồi kết của anh chàng tay không đánh hổ có phần nhẹ nhàng hơn, sau khi trở thành người tàn phế, Võ Tòng không còn muốn quay lại kinh đô nữa mà chọn ở lại tiếp tục tu hành tại Tháp Lục Hòa, tiền bạc cũng sử dụng cho công việc trong nhà chùa, đến năm 80 tuổi thì mất.

Có thể nói, Thi Nại Am lựa chọn Tháp Lục Hòa là nơi viết lên hồi kết cho 3 nhân vật này vì trong quan niệm của nhiều người, chùa là nơi yên bình, là chốn linh thiêng, thanh tịnh, sẽ là nơi phù hợp để kết thúc những oán hận, khổ đau của những cuộc đời đầy sóng gió và bi kịch của các nhân vật này. Lỗ Trí Thâm đã để lại một lời kệ cuối cùng của đời mình tại Tháp Lục Hòa với nội dung: “Tiền Đường nghe sóng triều vang dội/ Mới tỉnh ra rằng Ta là Ta”.

Làm thế nào để đến Tháp Lục Hòa

1. Đi xe buýt số 4, 287, 318, 334 hoặc 354 đến ga Lục Hòa

2. Đi xe buýt 190, 202, 280, 308, 595a, 595b hoặc 597, và xuống tại Trạm Tháp Lục Hòa.

Tháp Lục Hòa mở cửa phục vụ du khách tham quan từ 6h30 sáng đến 5h30 chiều, du khách cần bỏ ra 20 tệ cho một vé tham quan công trình này.

Nếu có cơ hội đến tham quan Hàng Châu, du khách đừng bỏ lỡ địa danh gắn liền với danh tác Thủy Hử tuyệt đẹp này!

 

 

50 5 55 105 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==