Bảo tàng văn hoá dân tộc học Việt Nam tại thủ đô Hà Nội là một địa chỉ mà du khách có thể ghé tới để khám phá, tìm hiểu về văn hoá truyền thống dân tộc của đất nước. Là một trong những bảo tàng có nhiều tư liệu, hiện vật quý giá, nơi này nhất định sẽ là điểm đến không bỏ qua trong chuyến du lịch Hà Nội.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam nơi lưu giữ tinh hoa
Giới thiệu chung về bảo tàng dân tộc học
Nếu muốn biết về văn hoá của một đất nước nhất định bảo tàng sẽ là nơi phản ánh rõ nhất. Và đúng như vậy, bảo tàng dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ giúp cho du khách có thể tìm hiểu được về những giá trị văn hoá, truyền thống của đồng bào 54 dân tộc anh em một cách chân thật, sinh động nhất.
Toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, thuộc quận Cầu Giấy của thủ đô Hà Nội, nằm cách vị trí trung tâm khoảng 8km, bảo tàng có kiến trúc truyền thống, đơn giản, phía bên trong rộng lớn có nhiều khu vực trưng bày hàng loạt các tư liệu, đồ vật phản ánh cuộc sống, tinh thần của từng dân tộc trên khắp nước Việt xưa đến nay. Bạn có thể đi đến đây bằng bất cứ phương tiện nào có mặt tại Hà Nội vì giao thông ở đây phát triển, nhu cầu đi lại nhiều nên có nhiều hình thức đáp ứng cho người dân như xe bus, taxi công nghệ, xe ôm,...
Thời gian bảo tàng mở cửa là các ngày trong tuần trừ thứ 2 và dịp Tết Nguyên đán, mở từ 8h30 - 17h30. Giá vé sẽ tùy theo đối tượng, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật hay người dân tộc thiểu số sẽ có chính sách được giảm giá vé phù hợp. Một số trường hợp được miễn giảm vé hoàn toàn là trẻ dưới 6 tuổi, người mang khuyết tật nặng, có thẻ nhà báo, thẻ nhà tài trợ, thẻ card ICOM,... Khi tham quan,nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nên đặt thuyết minh viên, hướng dẫn, sẽ có thu phí cho từng ngôn ngữ.
Khám phá bên trong khu bảo tàng dân tộc học
- Toà nhà Trống Đồng
Tòa nhà Trống Đồng gồm hai khu vực, một nơi là trưng bày các chủ đề giới thiệu và sự kiện mới, một khu vực là trưng bày những hiện vật về truyền thống của 54 dân tộc anh em. Có tới 15.000 hiện vật trưng bày cùng với 42.000 thước phim tư liệu ghi lại cuộc sống sinh hoạt của những người dân từ trang phục, nông cụ, đời sống tinh thần thông qua tôn giáo, tín ngưỡng. Để có thể phục vụ được hầu hết nhu cầu tìm hiểu của người tham quan mà các mô tả ở đây đều được bố trí ba thứ tiếng gồm tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt cùng một số ngôn ngữ khác. Những hiện vật mô phỏng cuộc sống sinh hoạt, tinh thần của người dân rất chi tiết và tỉ mỉ, đẹp mắt, giúp khách tham quan có thể hình dung được một cách chân thật nhất từ những mô hình thu nhỏ.
-
Khu trưng bày bên ngoài
Sau khi khám phá tòa nhà Trống Đồng thì sẽ tới một khoảng sân lớn hơn, nơi trưng bày phía bên ngoài. Tại đây bạn sẽ thấy những bản vẽ xây dựng nhà truyền thống của nhiều dân tộc như Tày, Ê Đê,... vô cùng độc đáo. Từ nhà sàn, tới nhà trệt lợp ván Pơ Mu, hay hoạt động giã gạo bằng cối của người Dao, người Khmer... đều được trưng bày trong khuôn viên xanh ngát đầy cây cối.
-
Khu trưng bày Đông Nam Á
Không chỉ được khám phá văn hoá truyền thống của Việt Nam mà khách tham quan còn có cơ hội chiêm ngưỡng những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của cả khu vực Đông Nam Á. Từ những cách trưng bày xếp theo hình cánh diều tuyệt đẹp mang bạn tới với những bức tranh kính của Indonesia, rồi đến một vài nét đậm chất của văn hoá Á Đông qua các tư liệu, phim ảnh, mang hình ảnh Việt Nam gần gũi hơn tới với bạn bè khu vực và thế giới.
Kể từ khi thành lập tới nay, bảo tàng dân tộc học Việt Nam luôn là nơi để cho các nhà nghiên cứu, du khách tìm đến để tham quan, khám phá về nền văn minh của Việt Nam và khu vực.
Những hiện vật quý giá tại bảo tàng dân tộc học
Ở bảo tàng dân tộc học. người ta lưu trữ và giới thiệu đến khách tham quan những ngôi nhà dài của người Ê Đê, rồi rất nhiều hiện vật mang nét văn hoá của khắp 54 dân tộc anh em. Bao gồm 15.000 hiện vật, 42.000 tư liệu phim và những hình ảnh màu, các đoạn băng ghi âm sống động hay những đoạn nhạc,...
Những hiện vật từ trang phục nông vụ hay đồ dân dụng, vũ khí, nhạc cụ cũng được trưng bày chi tiết. Nổi bật như những loại trang phục khố, váy, khăn, đồ đan làm dụng cụ lao động như giỏ, gùi,... Bảo tàng tái hiện lại những nét văn hoá tín ngưỡng như ma chay, đám hỏi bằng các mô hình giúp du khách hình dung dễ hơn.
Hoạt động trình diễn tại bảo tàng dân tộc học
Tới Bảo tàng ngoài tham quan, tìm hiểu qua tư liệu, hiện vật thì mỗi thứ bảy và chủ nhật hàng tuần còn tổ chức những chương trình biểu diễn múa rối nước cùng với những hoạt động văn nghệ dân gian đậm bản sắc văn hoá truyền thống của Việt Nam, đã tai mãn nhãn. Đó là một sự giao thoa giữa văn hoá cổ của nước Việt với các nước trong khu vực.
Đông Nam Á được tái hiện lại trên sân khấu nghệ thuật, thu hút rất đông nhiều người tham gia.
Đừng quên ghé thăm những gian hàng và mua một vài món quà lưu niệm xinh xắn cho người thân. Những đồ thủ công mỹ nghệ, hay các bức tranh, món trang sức nhỏ đều có nét đẹp rất riêng.
Bảo tàng văn hoá dân tộc học Việt Nam là nơi mà du khách trong nước cũng như nước ngoài tìm hiểu và khám phá rõ nét về văn hoá, bản sắc vùng miền của người Việt và thấp thoáng của cả Đông Nam Á. Nơi đây còn là địa điểm lý tưởng cho các buổi dã ngoại, tổ chức tham quan cho học sinh, sinh viên nghiên cứu về văn hoá dân tộc vô cùng ý nghĩa.