Nằm trên con đường Điện Biên Phủ tuyệt đẹp của thủ đô Hà Nội, là công trình mang dấu ấn lịch sử quan trọng còn nguyên vẹn của kiến trúc Hoàng thành Thăng Long kể từ thế kỷ XIX, cột cờ Hà Nội là di tích thiêng liêng, mang nhiều ý nghĩa đối với dân tộc. Chuyến khám phá Hà Nội nhất định bạn phải một lần ghé tới để chiêm ngưỡng và cảm nhận.
Cột cờ Hà Nội di tích lịch sử thiêng liêng
Lịch sử hình thành cột cờ Hà Nội
Kể từ thời vua Gia Long vào những năm 1805 - 1812, cột cờ đã được đặt những viên gạch đầu tiên, xây dựng nên ở khu đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long, đến nay đã ngót hơn 13 thế kỷ trải dài.
Trước đây, cột cờ xây dựng với nhiệm vụ làm đài quan sát khi ở thời nhà Nguyễn, cho đến hiện tại là điểm di tích lịch sử thu hút khách du lịch tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm Vẻ đẹp cổ kính và ấn tượng từ những bức tường rêu phong, nhuốm màu thời gian cùng lá cờ đỏ thắm luôn bay phấp phới trên bầu trời thủ đô mang đến cảm xúc thực sự tự hào, thiêng liêng.
Vị trí của cột cờ Hà Nội
Cột cờ hà Nội nằm ngay ở khu vực của trung tâm, cách Lăng Bác không xa. Đặc biệt khi dạo chơi quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm thì chỉ mất chưa đầy 1km nữa là tới với cột cờ Hà Nội, ngay ở trên đường Điện Biên Phủ. Đứng từ ngoài ngắm nhìn có thể check in cùng cột cờ, nhưng nếu muốn vào trong khám phá, tìm hiểu thêm thì có thể đến vào 9h - 17h, vé là 20.000 đồng/ người.
Kiến trúc của cột cờ Hà Nội
Cột cờ được xây kiến trúc 3 tầng đế cùng với 1 trụ thân cột là nơi treo cờ tổ quốc. Mỗi tầng đế có hình chóp vuông cụt, nâng cao và diện tích nhỏ dần, xếp chồng lên, từng hàng gạch xung quanh được ốp một cách cẩn thận.
Ở tầng thứ nhất, kích thước chiều dài là 42,5m, chiều cao là 3,1m, lối lên xây bởi hai bậc thang. Đến tầng thứ hai, chiều dài là 27m và chiều cao tới 3,7m với 4 bậc cửa. Ở phía Đông, cửa được đắp dòng chữ Nghênh Húc tức là đón ánh nắng ban mai, ở cửa phía Tây có dòng chữ Hồi Quang nghĩa là phản chiếu ánh sáng, đến với cửa phía Nam có dòng chữ Hướng Minh, nghĩa là luôn hướng về phía ánh sáng, ở cửa Bắc thì không có đề dòng chữ.
Tầng đế thứ 3 là tầng có chiều cao lớn nhất, có cửa lên cầu thang hướng về phía Bắc. Ngay phía trên tầng đế này là cột cờ chiều cao 18,2m có thiết kế hình trụ 8 cánh, vươn lên nhỏ dần đều. Phía bên trong thân của cột cờ chính là cầu thang hình xoáy trôn ốc để có thể đi lên phía đài quan sát. Điều đặc biệt của công trình này đó là dù bên ngoài có nắng nóng thế nào thì không gian phía trong đều mát mẻ, mưa gió cũng không gây chảy ngược vào phía trong.
Cột cờ Hà Nội mang ý nghĩa quan trọng
Nằm trong số ít những công trình kiến trúc cổ kính còn nguyên vẹn lại sau những năm tháng bị thực dân, đế quốc xâm lược, đặc biệt là giai đoạn bị đô hộ, ách bức từ năm 1894 - 1897. Tới nay cột cờ đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của lịch sử, in dấu những vết hằn rêu phong. Ngày 10/10 năm 1954 lịch sử, Thủ đô hoàn toàn giải phóng cũng chính là thời điểm mà người dân khắp mọi nơi Hà Nội đổ về đây để ngắm lá cờ Tổ Quốc tự do, phấp phới vươn cao nơi bầu trời trong xanh, hoà bình.
Trải qua ngót nghét gần hai trăm năm tuổi, hình ảnh cột cờ Hà Nội đã được in dấu lên đồng tiền của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn phát hành lần đầu tiên, thời điểm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Địa điểm tham quan gần cột cờ Hà Nội
Kết hợp tham quan cột cờ Hà Nội thì có rất nhiều những địa điểm khác như nhà hát Lớn, Hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, Văn miếu Quốc Tử Giám, nhà thờ Lớn hay con đường gốm sứ Hà Nội. Đứng từ trên điểm quan sát của cột cờ sẽ thấy ngay ở phía Bắc là di tích cổ Đoan Môn, Cửa Bắc, Lầu Công Chúa; hướng Đông là sẽ thấy Bưu điện Hà Nội, nhìn trọn vẹn Hồ Gươm trong xanh, đặc biệt nhìn sang hướng Nam đều có thể thấy được những công trình lịch sử cổ kính, tiêu biểu của thủ đô.
Thủ đô Hà Nội cổ kính và lãng mạn là điểm đến mà du khách bất kì đâu cũng muốn một lần tới để được thưởng thức cái chất tình nồng nàn ấy. Và đặc biệt, cùng với rất nhiều công trình lịch sử thiêng liêng khác thì cột cờ Hà Nội luôn là một biểu tượng oai hùng cho tinh thần dân tộc. Là chứng tích lịch sử ý nghĩa suốt bao năm tháng thăng trầm trăm năm.