Đến Tây Bắc mà không thử Đặc Sản Tây Bắc này thì thật là điều thiếu xót nhất chuyến đi. Dưới đây, Vietsense Travel sẽ tổng hợp những món ngon Tây Bắc, rượu Tây Bắc mà ai đến cũng phải thử ít nhất một lần. Đó là đặc sản Lào Cai, đặc sản Lai Châu, đặc sản Hà Giang, đặc sản Lạng Sơn…
Ăn trưa ở Tây Bắc với những món đặc sản hấp dẫn
Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của Việt Nam. Vùng Tây Bắc hiện nay gồm có 6 tỉnh với diện tích trên 5645 triệu ha. Đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em như: Thái, H'Mông, Dao, Tày, Nùng…Chính vì vùng núi Tây Bắc có khí hậu rất mát mẻ, không ô nhiễm nên các đặc sản ở đây cũng vô cùng tươi ngon nhưng cũng không kém phần độc đáo. Các bạn hãy cùng Vietsense Travel khám phá những món ăn ngon độc đáo này nhé!
Pa Pỉnh Tộp (Cá suối nướng)
Đối với người Thái, món suối nướng là món ăn quan trọng và phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Thành phần chính của món “Pa Pỉnh Tộp” là cá cùng các loại gia vị của vùng núi Tây Bắc, được ướp thật ngấm gia vị sau đó đem đi nướng làm nên một món ăn vô cùng độc đáo và rất ngon. Món ăn này đặc biệt từ cách chế biến cho đến cách kết hợp các loại gia vị.
Người Thái sử dụng một số loại cá như trắm, trôi,... để làm nên món ăn độc đáo và nhiều chất dinh dưỡng này. Các thành phần được sử dụng để làm nên món cá này đều rất tươi ngon. Đây là một món ăn m bất kể du khách dù là trong hay ngoài nước đều nên thử khi đến du lịch, nghỉ dưỡng ở tại Điện Biên.
Thịt Trâu Gác Bếp
Món ăn này là một trong những đặc sản Tây Bắc, có hương vị hoàn toàn khác với thịt trâu của các vùng đồng bằng. Quy trình làm thịt trâu gác bếp Tây Bắc rất độc đáo. Món thịt trâu gác bếp được tạo ra từ việc người dân Tây Bắc muốn bảo quản đồ ăn trong mùa ẩm ướt nên họ đã nghĩ ra cách ướp thịt rồi đem nướng lên để thịt giữ được lâu và có mùi thơm đặc biệt.
Món ăn này được làm từ thịt của những con trâu tươi ngon, tẩm ướp gia vị sả, ớt, tỏi, gừng và mắc khén (là loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc). Thịt trâu gác bếp Tây Bắc ngon nhất là ở cách chế biến và làm khô trên than hoa, người Tây Bắc biết canh thời gian để thịt vừa chín tới, vẫn giữ được độ dai, ngọt nhưng không quá khô và có mùi thơm chỉ riêng món thịt trâu gác bếp mới có.
Thịt trâu gác bếp là đặc sản của Lào Cai và các tỉnh miền núi Tây Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái.
Thắng Cố
“Thắng cố” là một món ăn truyền thống của người H’mông, một dân tộc thiểu số của Việt Nam. Món ăn này được cho là có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc).
Người H'mông mổ xẻ thịt ngựa, làm sạch thịt, lấy hết phần nội tạng ăn được của con vật rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó, họ dùng lửa than phải “hồng rực” để nướng chín tất cả các thứ như thịt đầu, thịt mông, tim, gan, ruột ngựa rồi cho vào một cái chảo lớn cùng một lúc, xào chín tất cả các nguyên liệu đó. Khi thịt hơi se lại, họ đổ nước vào chảo và để lửa nhỏ và hầm trong nhiều giờ liền.
Để nồi nước dùng được thơm ngon, những người nội trợ H’Mong phải rất kỳ công: vớt từng thìa bọt cho nước hầm xương được ngọt và trong hơn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương cho vào ở bước cuối cùng và ninh nhừ. Có thể thêm nhiều loại rau ăn kèm với món thắng cố nếu bạn có nhu cầu. Thịt nấu theo kiểu truyền thống là thịt ngựa, sau này người dân đã cải biến món ăn này. Họ sử dụng thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn. Món ăn nghe có vẻ lạ nhưng rất đáng thử vì thịt ngựa vùng cao mềm, thơm.
Món ăn có thể dễ dàng tìm thấy ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Yên Bái… nhưng ngon nhất vẫn là ở Bắc Hà, Sapa.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc ở vùng Tây Bắc có rất nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, tím vàng, trắng ... Mỗi màu đều được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu sạch tự nhiên ở rừng. Vì vậy, mùi của món xôi này rất thơm và đặc biệt an toàn.
Người ta sử dụng những nguyên liệu rất quen thuộc, dân dã để tạo màu cho xôi. Người dân nơi đây dùng mít non để tạo màu đỏ, màu vàng của nghệ, màu xanh của lá gừng, màu đen của lá gừng cháy và màu trắng là màu nguyên bản của xôi.
Xôi ngũ sắc không chỉ là một món ăn sáng tạo mà còn thể hiện cái tâm của người dân nơi đây thể hiện mong ước gia đình hạnh phúc, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu.
Gạo nếp nương là thức ăn thay thế gạo rất phổ biến ở vùng cao Tây Bắc. Đến Mai Châu, thưởng thức xôi do phụ nữ Thái làm là một trải nghiệm có một không hai. Chắc chắn đây sẽ là một món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Tây Bắc.
Nậm Pịa
“Nậm pịa” là món ăn độc đáo chỉ có ở Sơn La và chỉ có người Sơn La mới nấu ra được món Nậm Pịa đúng vị nhất, đây không phải là món ai ai cũng ăn được. Vì nó được làm từ ruột trâu, bò, dê… và lục phủ ngũ tạng của chúng. “Nậm pịa” có vị đắng nhưng khi ăn sẽ đọng lại vị ngọt nơi cổ họng của thực khách sử dụng. Nậm pịa được tẩm nhiều gia vị đặc trưng của miền núi nên rất hấp dẫn bởi vị cay, mặn, ngọt và rất thơm. Đặc biệt, thưởng thức món ăn với thịt nướng hay rau sống đều rất hợp.
Món ăn truyền thống này đã có từ rất lâu đời và được người Thái, quê ở thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La rất ưa chuộng và thường xuyên chế biến trong các buổi ăn uống .Trong những nét tinh hoa ẩm thực của người Thái ở Sơn La, món ăn độc đáo, khó ăn nhưng có hương vị ấn tượng nhất chính là món “nậm pịa”.
Rêu nướng
Bạn có biết "rêu" cũng là một đặc sản Tây Bắc? Hơn nữa, nó cực kỳ ngon? Nhưng chỉ rêu Tây Bắc mới có thể ăn được.
Rêu có thời gian bảo quản rất ngắn, khoảng 2 đến 3 ngày và thường mọc ở những nơi có nước chảy, chân đồi hoặc chúng bám vào các tảng đá lớn giúp rêu phát triển dễ dàng. Khi để lâu hơn, rêu sẽ bị khô và không ngon. Người Thái thường lấy rêu bằng cách đi dọc các con suối, dùng dao cắt bỏ lớp rêu bám trên đá, sau đó dùng chày gỗ đập rêu để hút đất cát.
Rêu nướng đặc biệt thơm ngon hơn so với các cách chế biến khác như rán hay nấu canh. Đầu tiên, bạn phải sơ chế rêu để loại bỏ tất cả các loại cát bên trong. Sau đó, rêu được tẩm với một số gia vị như gừng, sả, hành, hạt sen,… và gói trong lá dong hoặc lá chuối rồi nướng trên than hoa hoặc có thể chôn trong tro.
Để tăng thêm độ thơm ngon cho món ăn này, người ta thường nướng nó với thịt gà, thịt lợn và cá. Có nơi người ta dùng ống tre non thay lá chuối nên rêu nướng có vị ngọt đặc trưng. Rêu nướng được biết đến là đặc sản của các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên.
Trên đây là một số món ăn đặc sản Tây Bắc, rất đặc trưng của các tỉnh miền núi Tây Bắc thôi. Ngoài các món ngon Tây Bắc chúng tôi đã kể trên, thì Tây Bắc cũng còn rất nhiều đặc sản ngon vùng núi như: vịt quay lá móc mật, mọc cốm, rượu san lùng, Bánh cuốn trứng, bánh mì nướng, bánh coóng phù, Thịt lợn muối chua, chả cuốn lá bưởi, thịt trâu lá lồm…Nếu bạn có cơ hội đi du lịch Tây Bắc thì đừng bỏ qua những món ăn tuyệt vời này nhé! Hãy đặt ngay tour của Vietsense chúng tôi để có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon tuyệt này và được tận hưởng những dịch vụ cao cấp nhất của chúng tôi.