Tháng 9 khi khí trời đã bắt đầu vào thu cũng là thời điểm khá tuyệt vời để bạn cùng bạn về và gia đình đi khám phá những vùng đất mới. Vùng Tây Bắc đẹp nhất là khi vào thu – mùa lúa chín và mùa xuân – với hoa đào. Hoa mận nở khắp rừng. Tiếng chim, tiếng khèn sáo cùng những ly rượu nồng làm cho mùa xuân Tây Bắc rộn ràng, rực rỡ. Hãy cùng chúng tôi săn đón những cảnh đẹp để có những trải nghiệm thú vị nhé!
Tây Bắc tháng 9 đi đâu, ăn gì?
Mù Cang Chải, Yên Bái Tháng 9
Đã từ lâu, danh hiệu mùa vàng Mù Cang Chải đã quá quen thuộc với du khách gần xa. Tháng 9 hàng năm, du khách tứ phương đổ về Mù Cang Chải săn mùa vàng. Những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải được ca ngợi là “đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của người Việt Nam”. Mù Cang Chải những ngày mùa lúa chín, mùa của màu vàng rực trải khắp mọi nơi.
Không chỉ được ngắm cánh đồng Tây Bắc mùa lúa chín đẹp đến mê hồn. Mà du khách còn được trải nghiệm đèo Khau Phạ và được nghe sự tích về câu chuyện tắm tiên của người Tu Thái Lệ.Để có được những tấm hình tuyệt vời nhất về mùa vàng Mù Cang Chải, du khách nên ghé thăm xã La Pán Tẩn, xã Chế Cu Nha và bản Lìn Mông của xã Cao Pạ.
Lễ Hội dù lượn Mù Cang Chải
Lễ hội dù lượn được tổ chức thường xuyên hàng năm vào mùa lúa chín do câu lạc bộ dù lượn Vietwings tổ chức, nằm trong chuỗi sự kiện "Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Lễ hội được tổ chức tại đèo Khau Phạ trong thời gian 3 ngày, từ 20-22/9.
Lễ hội dù lượn Mù Cang Chải có gì hấp dẫn? Đây cũng là lễ hội được mong chờ nhất trong năm, với lễ hội hóa trang cùng rất nhiều giải thưởng hấp dẫn cho những du khách bay đôi, phi công tham gia. Tham gia lễ hội dù lượn Mù Cang Chải, du khách sẽ được hóa trang, chụp ảnh cùng với phi công và đặc biệt 3 du khách hóa trang đẹp và ấn tượng nhất sẽ được tặng 1 chuyến bay đôi miễn phí tại sự kiện.
Đặc biệt, tham gia lễ hội này bạn còn được khám phá vẻ đẹp độc đáo của đèo Khau Pha là nơi diễn ra lễ hội "Bay trên mùa vàng". Đèo Khau Phạ cùng với Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin là một trong tứ đại đỉnh đèo ở vùng núi Tây Bắc. Khi đứng giữa đường đèo uốn lượn, quanh co tại con đèo này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc đẹp mê hồn và phong cảnh bên dưới với ruộng bậc thang lúa chín đẹp như một tấm thảm vàng óng.
Thác Bản Giốc Tháng 9
Nếu như dưới chân thác ầm ào nước đổ thì khung cảnh lại trái ngược nếu xuôi theo nhánh dòng sông Quây Sơn. Cứ đến mùa lúa lúa chín ở Bản Giốc, hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng rừng xanh vàng tương phản.
Sapa Tháng 9
Được tạp chí du lịch bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới. Sapa bước vào mùa lúa chín vàng; đẹp như mơ khắp các bản Trung Chải; Lao Chải, Sa Pả; Tả Phìn, Tả Van;… Rong ruổi trên những con đường quanh co; hít hà hương đồng nội thơm mát rồi bắt gặp biển lúa vàng mênh mông; dập dờn theo từng cơn gió. Quả thật là một trải nghiệm không thể nào có được ở thành thị phải không nào?
Đã từ rất xưa, người dân bản địa nơi đây đã biết cách khai khẩn và phân chia đồi núi thành nhiều bậc; be bờ để làm ruộng, trồng lúa nước. Nối tiếp từ đời này sang đời khác, bàn tay của con người đã không ngừng biến núi đồi thành những thửa ruộng bậc thang cao ngất; và làm say đắm bao tâm hồn du khách khi đến với Sapa.
Hà Giang Tháng 9
Mùa thu lén lút đến từ khi nào mà không ai biết, chỉ độ tháng 9, tháng 10, cái khoảng thời gian mà khắp dải đất hình chữ S Việt Nam chìm ngập trong những hương hoa thơm ngát, sắc tím của thạch thảo, rạo rực với dã quỳ nhưng có lẽ nhẹ nhàng và hấp dẫn nhất là tam giác mạch ở Hà Giang.
Có rất nhiều điểm đến mà du khách có thể chiêm ngưỡng dễ dàng những cánh hoa tam giác mạch, như Sủng Là, Bản Phó Bảng, Lũng Cú, Phố Cáo…
Đồi chè Mộc Châu Tháng 9
Nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, nhiều người thường nghĩ ngay tới những đồi chè xanh mướt trải dài theo triền đồi, vốn trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các tay máy và dân du lịch.
Cao Nguyên Mộc Châu nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt trải dài đến tận bên kia quả đồi. Nói đồi chè Mộc Châu là cảnh đẹp thiên nhiên, đúng! Nhưng nói đồi chè Mộc Châu là nét đẹp nhân tạo cũng chẳng sai bởi chính bàn tay của những con người. Những công nhân nông trường chè đã tạo nên những tuyệt tác đó như đồi chè hình chữ S.
Hoàng Sù Phì
Và mảnh đất Hoàng Sù Phì nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ là con đường thu hút đông đảo du khách nhất. Nằm giữa lưng chừng núi, những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì tháng 9 vàng ươm; trĩu hạt đung đưa như hàng triệu cánh tay nhỏ xíu vẫy chào du khách.
Đường lên Hoàng Su Phì vô cùng hiểm trở. Tuy vậy, khi đã vượt qua mọi khó khăn về địa hình; cảnh quan vừa ngoạn mục vừa thơ mộng của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. Bạn sẽ thỏa sức ghi lại những khung hình độc đáo mà chỉ khi tự mình trải nghiệm mới có thể cảm nhận được.
Đặc sản Tây Bắc Tháng 9
Bên cạnh những thắng cảnh đẹp như tranh vẽ làm say mê lòng người từ cái nhìn đầu tiên thì những đặc sản mang đậm chất địa phương của mảnh đất Tây Bắc sẽ níu chân du khách với các cái tên thú vị như:
Thịt Trâu Gác Bếp
Món ăn này là một trong những đặc sản Tây Bắc, có hương vị hoàn toàn khác với thịt trâu của các vùng đồng bằng. Quy trình làm thịt trâu gác bếp lửa Tây Bắc rất độc đáo,nó được làm từ những con trâu tươi ngon, tẩm ướp gia vị sả, ớt, tỏi, gừng và mắc khén (còn gọi là mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc). Thịt trâu gác bếp Tây Bắc ngon nhất là ở cách chế biến và làm khô từ than hoa, người Tây Bắc biết cách canh thời gian để thịt chín, vẫn giữ được độ dai, ngọt nhưng không quá khô.
Thắng Cố
Thắng cố là một món ăn truyền thống của người H’mông, một dân tộc thiểu số của Việt Nam. Người H'mong mổ xẻ thịt ngựa, làm sạch thịt, lấy hết phần nội tạng ăn được của con vật rồi chặt thành từng miếng. Sau đó, họ dùng lửa than phải “hồng rực” để nướng chín tất cả các thứ như thịt đầu, thịt mông, tim, gan, ruột ngựa trên một chiếc chảo lớn cùng một lúc, xào. Khi thịt hơi se lại, họ đổ nước vào chảo và để lửa nhỏ trong nhiều giờ.
Để nồi nước dùng được ngon, người Mông nội trợ phải rất kỳ công: vớt từng thìa bọt cho nước hầm xương được ngọt và trong hơn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương cho vào ở bước cuối cùng và ninh nhừ. Bạn có thể thêm nhiều loại rau vào nếu muốn.Thịt nấu theo kiểu truyền thống là thịt ngựa, sau này có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn. Món ăn nghe có vẻ lạ nhưng rất đáng thử vì thịt ngựa chỉ vùng cao mềm thơm.
Lợn Cắp Nách
Lợn "cắp nách" không phải là giống lợn lạ, đó là giống lợn địa phương có gen thuần chủng được người dân vùng cao nuôi thả tự nhiên kể từ khi chúng mới lọt lòng mẹ. Vì lợn chỉ cỡ 20kg nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách, vì thế mới có tên “lợn cắp nách”. Lợn được nuôi thả tự nhiên nên thịt rất chắc, ngọt và thơm chẳng khác nào thịt lợn rừng. Bởi lợn cắp nách nhỏ con nên cũng rất nạc, có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon.