Tỉnh Hà Giang nổi tiếng với phong cảnh ngoại mục. Cao nguyên với những đỉnh núi câu cối có hình dạng kì lạ, những thung lũng với đồng cỏ đẹp như tranh vẽ hay những cánh đồng ruộng và ruộng bậc thang, sông núi và thác nước,... là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch.
Mùa thu Hà Giang có gì mà hấp dẫn du khách đến thế?
Giới thiệu khái quát về Hà Giang
Hà Giang là một thành phố ở phía Bắc Việt Nam. Hà Giang nằm cách thủ đô Hà Nội 310 km về phía Tây Bắc. Tỉnh Hà Giang nổi tiếng với phong cảnh ngoại mục. Cao nguyên với những đỉnh núi câu cối có hình dạng kì lạ, những thung lũng với đồng cỏ đẹp như tranh vẽ hay những cánh đồng ruộng và ruộng bậc thang, sông núi và thác nước,... là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch.
Vị trí địa lý
Tỉnh Hà Giang nằm ở cực Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:
-
Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng
-
Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai
-
Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang
-
Phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và đỉnhh Chiêu lầu thị (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, chim công, chim trĩ, tê tê[9], và nhiều loại chim thú khác.
Khí hậu
Khí hậu ở thành phố Hà Giang ấm vừa phải. Điều kiện khí hậu phù hợp với khí hậu nhiệt đới miền núi, với mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô mát. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 độ C. Mùa mưa bắt đầu từ tháng Năm và kết thúc vào tháng Chín. Đỉnh điểm của mưa xảy ra vào tháng 7. Thời gian lạnh nhất trong năm là từ tháng 12 đến tháng 2, với nhiệt độ không khí tối thiểu là 13 độ C. Trên những ngọn núi cao, nhiệt độ thậm chí có thể lên tới âm 5 độ. Thời gian nóng nhất trong năm là tháng 6-8, với nhiệt độ tối đa là 34 độ C.
Đời sống dân cư
Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã.
Đến năm 2012, tỉnh Hà Giang có 2.069 thôn, tổ dân phố. Toàn bộ các đơn vị hành chính của Hà Giang đều thuộc khu vực miền núi.
Dân số là hơn 800 nghìn người, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số.
Ở miền núi, nông nghiệp khó khăn nhưng người dân trồng lúa và một số loại cây ăn trái. Sản lượng chè tăng hàng năm, mà khí hậu vùng núi chỉ có lợi.
Ngành công nghiệp của tỉnh được thể hiện trong lĩnh vực chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ. Điều thú vị là cư dân địa phương thu thập các loại cây thuốc và thảo mộc, sau đó giao cho các công ty dược phẩm.
Mùa thu Hà Giang có gì đẹp ?
Đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang)
Đèo Mã Pì Lèng đã được CNN bình chọn là một trong những địa điểm đẹp nhất Việt Nam đáng để du khách ghé thăm. Đèo có độ dài 20 km. Con đường là một ngọn núi ngoằn ngoèo, khoét sâu vào sườn của một hẻm núi hẹp, và xung quanh là những ngọn núi cây cối rậm rạp. Một con sông chảy trong thung lũng, dọc theo đó có những ruộng bậc thang hẹp trên các sườn dốc 50 độ. Ở ven đường, những vách đá sừng sững ngoạn mục. Thũng lũng đẹp vào thời điểm hoa kiều mạch nở rộ trên các cánh đồng.
Rừng thông Yên Minh – Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam
Yên Minh nằm cách trung tâm Hà Giang khoảng 100 km về phía Đông Bắc.
Từ thành phố Hà Giang bạn cần đi theo đường 4C đến thị trấn Đồng Văn, vượt qua đèo Tam Sơn và thị trấn Quản Bạ - bạn sẽ thấy rừng thông Yên Minh, nơi thường được gọi là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam.
Đến với vùng đất Yên Minh vào buổi sáng sớm khi những làn sương mờ ảo còn bao phủ khắp cánh rừng thông, trong không khí se lạnh vào buổi sáng khiến cho du khách ngỡ mình đang đi giữa rừng thông ở Đà lạt. Có lẽ bởi thế nên nơi đây được ví như Đà Lạt của Hà Giang.
Đến nơi đây bạn như được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, cảm giác được lang thang giữa rừng thông bạt ngàn, hà hít mùi thơm thoảng trong gió lạnh và sương đêm của nhựa thông non. Khung cảnh rừng thông Yên Minh ngút trời, những tảng cỏ xanh và làn sương mù lãng đãng cùng sự kết hợp hài hòa giữa sông núi mây trời sẽ giúp bạn có thêm nhiều những trải nghiệm hấp dẫn và cảm nhận vẻ đẹp trữ tình đặc biệt của mảnh đất nơi này.
Rừng thông còn là những đại điểm lý tưởng cho các hoạt động vui chơi, dã ngoại. Tổ chức các trò chơi tập thể để góp phần gắn kết giữa các thành viên trong đoàn trong mỗi chuyến đi. Nơi đây còn phù hợp cho các hoạt động cắm trại giữa rừng, thưởng thức những bữa tiệc ngoài trời, ngồi quây quần bên bạn bè, bên gia đình tận hưởng những giây phút vui vẻ, hạnh phúc.
Thung lũng Phó Bảng – Đồng Văn
Nằm cách tuyến đường Yên Minh – Đồng Văn 5 km, từ ngã 3 đi vào xã Sủng Là, chạy thêm 5 km qua một con đèo nhỏ là đến thị trấn cổ Phó Bảng. Đó là một trấn nhỏ nằm ẩn sâu trong thung lũng cao nguyên đá, xung quanh bốn bề là núi đá, ở dưới là những con đường uốn lượn quanh co và vực sâu thăm thẳm. Tại đây bạn có thể nhìn thấy những ngôi nhà cổ với kiến trúc đặc biệt. Thế nhưng, điều đặc biệt nhất ở Phố Bảng chưa phải là cổ trấn với những ngôi nhà vách đất mang đậm dấu ấn người Hoa, mà là thung lũng nhỏ nép mình bên con đèo dẫn thẳng ra cửa khẩu Phố Bảng. Những ngôi nhà được làm từ đất với màu sắc cổ kính, một chút màu nâu pha đỏ, màu vàng ngà, ngã màu theo năm tháng. Cũng có những bức tường phủ rêu xanh, với những giàn gác gỗ trước ngõ, những cánh cửa gỗ cũ kỹ, những câu đối đỏ chữ Hán treo hai bên tường. Bên cạnh những nét cổ kính, Phó Bảng cũng đang chuyển mình cho một cuộc sống hiện đại hơn. Xen lẫn những ngôi nhà đất với mái ngói đỏ, cũng có một vài căn nhà cao tầng với đầy đủ tiện nghi.
Trên đường đến thị trấn Phố Bảng, bạn đi qua một thung lũng hoa hồng và một cánh đồng kiều mạch nở rộ. Dạo quanh Phó Bảng, bước đi trên con đường làng vắng lặng, hít hà không khí trong lành thoảng mùi hoa hồng của một buổi sớm mai bạn mới thấy hết được vẻ đẹp huyền diệu nơi trấn núi, bình yên và trầm lắng như một thước phim nghệ thuật quay chậm… khiến nhiều du khách muốn dừng chân, nán lại nơi đây mãi không thôi.
Dinh thự họ Vương
Đứng trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ Dinh thự họ Vương thuộc xã Sà Phìn là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Đường dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hốc. Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,… tượng trưng cho quyền quý và hưng thịnh. Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ "vương", tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung.
Trong việc xây dựng ngôi nhà, nét đặc sắc của ba phong cách kiến trúc được kết hợp độc đáo: Trung Hoa, Hmông và Pháp. Năm 1993, dinh thự được tuyên bố là Di sản Nhà nước.
Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là điểm cực Bắc của Việt Nam, nằm ở độ cao khoảng 1.700 m so với mực nước biển trên đỉnh núi Rồng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Đường đi của tháp cờ bap gồm 283 bậc đá. Cột cờ cao 33,15m, đường kính 3,8m. Thân tháp được trang trí phù điêu mặt trống đồng Đông Sơn. Đế tháp được gắn bẫy mô tả cuộc sống hàng ngày của các cá nhân dân tộc thiểu số trên cao nguyên karst. Cắm từ cột cờ 12. 9m là lá cờ Tổ quốc có diện tích 54m², tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam.
Trong tháp chân đế có nhà lưu niệm trưng bày công cụ sản xuất, trang phục và sản phẩm văn hóa của các dân tộc văn hóa tỉnh Hà Giang. Từ điểm cờ Lũng Cú, du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng biên cương rộng lớn của Việt Nam. Đặc biệt sông Nho Quế uốn lượn suốt những dãy núi cao, những thửa ruộng bậc thang trải dài theo sườn núi, bản Mông, Lô, Tày, Pu Péo. Đứng ở cột cờ, ngắm hoàng hôn, rồi quay về thị trấn Đồng Văn nghỉ đêm là một ý tưởng tuyệt vời.
Hội chợ đầy màu sắc của vùng cao nguyên Hà Giang
Tại tỉnh Hà Giang, khách du lịch có cơ hội tuyệt vời để tham quan các hội chợ thủ công mỹ nghệ đầy màu sắc và cảm nhận tình cảm của nhiều dân tộc sống ở đây. Một số hội chợ, chẳng hạn như Fien, từ lâu đã được tổ chức ở những nơi này vào cùng một ngày theo lịch âm.
Bài viết trên đây của Vietsense Travel đã giải đáp cho bạn tại sao mùa thu ở Hà Giang lại có sức hấp dẫn với du khách đến thế, hi vọng bạn sẽ có những trải nghiệm khám phá tuyệt vời trong hành trình du lịch của mình!