==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ Việt Nam, nhiều người chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến những mùa nước nổi. Đến thời điểm này, cả khu vực miền Tây như khoác lên trên mình một tấm áo mới, căng tràn sức sống. Con nước đổ về cung cấp cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long một lượng phù sa màu mỡ, biết bao sản vật, cá tôm dồi dào và các loại trái cây độc đáo. Đặc biệt ghé thăm miền Tây vào mùa này, du khách còn có thể trải nghiệm hoạt động bắt cá mùa nước nổi vô cùng thú vị cùng những người dân nơi đây. Ngay sau đây, hãy cùng Vietsense Travel khám phá hoạt động hấp dẫn này các bạn nhé!

Đặt lợp

Lợp vốn là một dụng cụ đánh bắt vô cùng quen thuộc của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã có từ rất lâu lại rất dễ làm, dễ thao tác. Đặt lợp bắt cá được xem là công việc lặp đi lặp lại hàng ngày của nhiều người dân miền tây, bất kể mùa mưa hay mùa nắng. Lợp được làm từ tre, vô cùng đơn giản nhưng dụng cụ này lại có thể đánh bắt được nhiều loại thủy sản khác nhau như lợp bắt cua, bắt cá, bắt tôm, lợp bắt rắn, bắt chuột…

Đặt lợp

Lợp có kết cấu hình trụ, hai đầu có hom để tôm cá chui vào. Về hình thức, các loại lợp đều khá giống nhau, hơn nữa đều có chung một nguyên lý đánh bắt cá là bẫy, dẫn dụ con mồi, song phụ thuộc vào từng loại thủy sản, người ta sẽ tạo ra những chiếc lợp phù hợp và tương thích nhất.

Lợp thường được đặt ở mương xung quanh nhà hay những địa điểm có nhiều hóc lá. Lợp có hai cái hôm: trước và sau để chặn cá, tôm. Việc đặt lợp cũng không quá phức tạp, chỉ cần dùng mồi là con bà chằng, cồng hay ít thức ăn bỏ vào lợp và đặt ở những địa điểm có chà, hóc lá qua hôm sau là có thể thu tôm cá. Người dân miền Tây thường dùng lợp để đặt cá bống dừa và tép vì chúng hay trú ngụ ở những nơi nhiều chà có hóc lá.

Chài lưới

Chài lưới là một dụng cụ đánh bắt cá không còn xa lạ gì với những người dân miền sông nước. Là một dụng cụ truyền thống, có từ lâu đời, chài được dệt bằng lưới, phụ thuộc vào mục đích sử dụng đánh bắt mà mắc thưa hay dày. Chài có hình dạng như chiếc nón. Chóp chài kín có đoạn dây mềm cho ngư dân cầm, kéo. Phía dưới có viền chì. Khi tung lưới, chài bung xòe ra hình tròn và chìm dần xuống nước, viền chì nặng mau chóng khép lại. Ngư dân dùng chài kéo lên và gỡ, bắt cá đã dính chài. Tung lưới cũng là cả một nghệ thuật, một thao tác đòi hỏi phải có sự kinh nghiệm, dày dặn và điêu luyện mới làm ra được.

Chài lưới

Cất vó

Vó là một tấm lưới hình vuông có đáy thụng ở giữa, được cột, móc, treo trên một cái giá hình chữ thập, làm bằng tre, trúc, có độ đàn hồi tốt. Phần chính giữa của giá được cột chặt với một cây tre dài, dẻo nối vô bờ gắn với một trục đòn bẩy tựa như thanh chắn. Ngư dân thường thả vó chìm dưới mặt nước, cột túi mồi bằng cám rang hay ruột gà vịt dụ tôm, cá vào vó. Sau một khoảng thời gian, ngư dân sẽ “cất vó” lên, tôm cá mắc lại trong lòng vó. Vó thường được sử dụng để bắt các loại cá trắng nhỏ, tôm, cua, tép…; trong mùa nước nổi còn dùng để bắt cá linh – đặc sản nức tiếng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, người ta còn làm một dụng cụ có cấu trúc, kiểu cách y hệt vó nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều để bắt tép, cá bống ở vườn mương, lạch nhỏ.

Cất vó

Các cách bắt tôm cua khác

Câu tôm: Để câu được tôm, người ta sử dụng mồi là những miếng khoai xì xắt thành khúc. Miệng tôm nhỏ không vừa lưỡi câu, nên khi thấy tôm ăn, người câu tôm nhẹ nhàng cho xuống đến gần rồi bất ngờ dùng nôm ụp xuống, và mò chúng bắt lên. Cách này được rất ít người dùng vì tốn nhiều thời gian, công sức mà thành quả thì ít.

Các cách bắt tôm cua khác

Câu cua: Cần câu cua là một chiếc rổ được làm bằng dây hoặc lưới. Mồi được đặt trong tấm lưới rồi thả chìm xuống, quanh rổ lưới, buộc những cục gạch nhỏ tạo sức nặng cho dễ chìm. Trên mặt nước có để một miếng phao để làm dấu hiệu. Thấy động phao là cua đã vào lưới, đến vớt cần lên thôi. Cua mắc vào lưới không thoái ra được và bị bắt lên.

 

 

Bắt cá mùa nước nổi miền Tây

Bắt cá mùa nước nổi miền Tây
66 7 73 139 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==