==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Không chỉ gây thương nhớ bởi cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn bởi ẩm thực thơm ngon, cùng tìm hiểu ngay những món ăn sáng miền Tây đơn giản mà thực khách khó lòng cưỡng lại

Món Ăn Sáng Ngon Nhất Ở Miền Tây

Du Lịch Miền Tây vốn nổi tiếng với du khách nhờ những cánh rừng ngập mặn, những miệt vườn trái cây, những khu chợ nổi, … Tuy nhiên một nét cuốn hút nữa không thể bỏ qua chính là nền ẩm thực độc đáo nữa.

Bánh bò thốt nốt

Món bánh bò thơm thơm, có hương vị béo ngậy của nước cốt dừa cùng một chút dừa nạo phía trên trở thành món ăn sáng quen thuộc với người dân miền Tây Nam Bộ. Đây là đặc sản nổi tiếng của vùng đất An Giang, với những hương vị và nguyên liệu đặc trưng riêng. Phần bột bánh được trộn từ bột gạo với phần cơm của vỏ và đường thốt nốt đánh nhuyễn lên với nhau và để trong vòng 1 tiếng.

Bánh bò thốt nốt

Sau đó, phần bột sẽ được đổ vào khuôn lá chuối có phết chút dầu rồi mang đi hấp, khi nào xiên tăm vào bánh mà không thấy dính là có thể mang ra ăn được. Món ăn sáng miền Tây này không chỉ được mọi người yêu thích bởi màu vàng ươm bắt mắt mà còn xốp mềm ăn không bị bứ. Lan tỏa hương thơm của thốt nốt còn có chút bùi bùi của dừa nạo được rắc phía trên, bạn có thể chan thêm nước cốt dừa nếu thích ăn một lần là vương vấn mãi.

Xôi bắp

Xôi bắp

Nếu miền Bắc nổi tiếng với những món xôi mặn thì trong miền Tây lại là xôi ngọt. Món xôi bắp này có bắp và nếp được nấu với nước dừa cho nhão ra. Khi chín, hạt bắp nở bung màu trắng mềm, phía trên có dừa nạo, đậu phộng và muối mè.

Món xôi dân dã này thường có trong các khu chợ miền Tây. Bạn cũng có thể bắt gặp ở những xe đạp bán dạo dọc đường nhé.

Chuối nếp nướng

Chuối nếp nướng

Chuối là một loại quả vô cùng thân thuộc và bình dị, khi được kết hợp với nếp lại tạo ra một món ăn miền Tây ngon khó cưỡng cho bữa sáng của bạn. Chuối sứ được bọc bên ngoài là lớp nếp trộn với cốt dừa, thêm lớp lá chuối bên ngoài nữa để tăng thêm hương thơm. Khi nướng trên than hoa, lớp nếp giòn giòn, cho ra đĩa chan thêm chút nước cốt dừa và chút đậu phộng rang lên trên nữa lại càng tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn này. 

Bánh da lợn

Thoạt đầu, người ta sẽ nghĩ món này của miền Bắc hơn vì cái tên đậm chất Bắc đến thế. Món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ này có nhiều lớp bánh chồng lên nhau, được làm từ bột nếp, bột năng, đường và cốt dừa.

Bánh da lợn - Ảnh 1

Thông thường, người ta không dùng dao để cắt bánh vì nó dễ làm bánh nát và dính lưỡi dao. Thay vào đó là dùng một sợi chỉ mảnh, xắt xuống một cách dứt khoát để tạo ra những miếng bánh nhỏ.

Bánh da lợn - Ảnh 2

Món bánh da lợn rất dễ ăn và phù hợp cho những ai muốn có món quà sáng nhẹ nhàng. Những chiếc bánh dẻo thơm, đậm hương lá dứa chắc chắn sẽ để lại ấn tượng cho những ai đặt chân đến miền Tây sông nước.

Bánh còng, bánh cam

Bánh còng, bánh cam

Với mỗi người dân xứ miệt vườn món ăn sáng vô cùng quen thuộc, từ già trẻ, lớn bé ai cũng đều thích ăn. Bánh cam làm từ bột gạo với bột nếp, bọc cùng nhân đậu xanh trộn đường tán nhuyễn rồi vo tròn, rắc thêm chút mè lên trên rồi mang đi rán. Còn bánh còng thì hình vòng, không có nhân, 2 loại bánh vàng ươm được áo chút đường nấu chảy bên ngoài. Cắn vào có vị ngọt, gợi nhớ ngay đến hương vị tuổi thơ của nhiều người con xa quê.

Xôi sầu riêng

Sầu riêng vốn là trái cây đặc trưng của miền Tây. Ngòai xay sinh tố thì người ta còn dùng để nấu xôi nữa. Nguyên liệu của món xôi sầu riêng cũng đơn giản, có nếp, cốt dừa, sầu riêng. Tuy nhiên cách nấu lại cầu kỳ và được coi là loại xôi hiếm thấy nhất trong các gánh xôi ở miền Tây.

Xôi sầu riêng - Ảnh 1

Trong quá trình nấu, xôi liên tục được xới lên cho đều. Khi đã chín thì cho ra thau và trộn với chút nước dừa. Sốt sầu riêng thì được chế biến bằng cách dùng nước dừa đun lên cho nóng, sau đó cho sầu riêng vào khuấy đều, cho chút đường vào cho vừa miệng. Tiếp đến người ta cho thêm chút bột cho sền sệt là xong. Khi xôi chín, người ta bắc ra và cho thêm chút đường nữa. Xới xôi ra đĩa và múc sốt sầu riêng phủ đều lên bề mặt xôi là được.

Xôi sầu riêng - Ảnh 2

Món xôi sầu riêng có hương thơm đặt trưng. Khi cho vào miệng nhai, những hạt nếp mềm dẻo hòa cùng hương thơm của sầu riêng sẽ mang đến cho bạn một hương vị lạ miệng. Đặc biệt những tín đồ của món sầu riêng sẽ mê mệt cho xem.

Xôi mít lá cẩm

Cái tên  trong danh sách những món ăn dân dã miền Tây Nam bộ cho bữa sáng là xôi mít lá cảm. Món này có hương thơm hấp dẫn và màu lá cảm tím bắt mắt. Đảm bảo bạn ăn một lại thèm ăn hai cho xem.

Xôi mít lá cẩm

Nguyên liệu của món này gồm mít, nếp, lá cẩm và cốt dừa. Sau khi nấu chín nếp với lá cảm, người ta cho vào múi mít to và dày thịt. Phía trên từng mũi mít sẽ được rưới thêm nước cốt dừa, ít muối vừng và dừa sợi nữa, Khi ăn, bạn có thể ăn cả mít hoặc chỉ ăn xôi không cũng được nhé.

Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa

Nhắc đến ẩm thực miền Tây thân thuộc thì không thể quên món bánh đúc lá dứa mềm mịn và thơm mùi nước cốt dừa này được. Món bánh được làm từ bột năng, bột tẻ trộn lẫn với nước lá dứa mang đi sên trên bếp cho đặc rồi lại đổ vào khuôn hấp. Bạn sẽ được thưởng thức cùng nước cốt dừa có chút gừng và mè rang, hương vị khó cưỡng cho bữa sáng vừa no nê mà lại vô cùng hấp dẫn. 

Bánh bèo

Bánh bèo

Hỏi ai bạn cũng được chỉ nên thử món bánh bèo với hương vị đặc trưng của miền sông nước này. Từng cái bánh mềm thơm mùi lá dứa, quết thêm nhân đậu xanh nấu chín lên trên và không quên nước cốt dừa quen thuộc chan lên hoặc để riêng chấm. Tuy cách làm đơn giản, dễ kiếm chẳng phải mĩ vị gì cao sang nhưng mỗi khi nhắc đến ai cũng đều cảm thấy thích thú và nhớ về những hồi ức thời còn gian khổ của mình. 

Xôi vò

Xôi vò

Nói đến món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ vào bữa sáng thì cũng phải có món xôi vò. Đúng như tên gọi của nó, trước khi thưởng thức, bạn phải dùng tay để vò từng hạt nếp béo để thành hình như hột nhãn nhỏ. Món này có cách nấu khá đơn giản, chỉ có đậu xanh, cốt dừa và nếp.

Xôi vò  nấu xong có màu vàng pha thêm chút trắng nhìn rất mộc mạc. Tuy nhiên ăn một lần là nhớ mãi đấy. Gạo nếp cái được nấu dẻo thơm và đem đồ cùng với đậu xanh đã nấu nhừ, tiếp đó người ta cho đường, cốt dừa, chút muối vào. Đợi đến khi nồi xôi bốc khỏi nghi ngút, thơm nhồng mùi gạo và cốt dừa là có thể thưởng thức rồi.

Hủ tiếu

Hủ tiếu

Hủ tiếu là món ăn có nguồn gốc của người Hoa, du nhập vào miền Tây Nam bộ. Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, Nam Vang và Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến cho bạn những hương vị khác nhau khi thưởng thức, tuy nhiên cả ba thương hiệu trên đều nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn vào mỗi buổi sáng.

Cơm Tấm

Cơm Tấm

Cơm tấm là món ăn bình dị ở Sài Gòn được nấu từ tấm (gạo nát, gạo vụn), đĩa cơm tấm ngon là cơm phải khô, khi chín hạt cơm không được dính nhau. Cơm được ăn kèm với nhiều loại nguyên liệu khác như sườn, bì, chả, trứng...  Ăn kèm là nước mắm pha hơi sánh (nước mắm nấu với đường theo một tỷ lệ nhất định cho đến khi đường tan hết là được) có vị cay nhẹ, đậm đà, ngon miệng. Trên đĩa cơm được điểm xuyết thêm một ít đồ chua như củ cà rốt, củ cải trên đĩa cơm nữa là món ăn trở nên đủ vị và ngon miệng

Bún nước lèo

Bún nước lèo

Không phổ biến như các món ăn khác nhưng bún nước lèo cũng là món ăn sáng khó có thể bỏ qua đối với nhiều người. Món ăn hấp dẫn với vị mằn mặn thơm phức của mắm, thơm giòn của thịt quay, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo nhưng đậm đà, thơm nồng đầy hấp dẫn.

Từ sáng đến đêm, cùng với tiếng rao, góc đường khói nghi ngút, ẩm thực luôn gắn liền với cuộc sống và thu hút khách du lịch mỗi khi có dịp về lại miền quê này. Nếu có dịp về với xứ sông nước miệt vườn, đừng quên thức dậy thật sớm ra chợ hay chờ những người gánh hàng qua. Để tìm mua các món ăn miền Tây và thưởng thức những hương vị đặc trưng mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi đâu. 

 

 

12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==