==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).

Ăn gì và ở đâu khi đi Tây Bắc

Đôi nét về Tây Bắc

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).

Đôi nét về Tây BắcKhông gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã.

Khí hậu

Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC.

Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.

Khí hậuNhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

Những địa danh nên đi ngay lần đầu để hiểu tổng quan Tây Bắc

a. Sa Pa (Lào Cai)

Điểm đến Tây Bắc đầu tiên phải gọi tên đích thị là Sa Pa. Huyện vùng cao này của tỉnh Lào Cai cách Hà Nội khoảng 300km. “Thành phố trong mây” Sa Pa nổi tiếng với khung cảnh thơ mộng, hùng vĩ cùng khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Đây là “bức tranh sơn dầu” hoàn hảo, kết hợp vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên và bàn tay lao động sáng tạo của con người. Những thửa ruộng bậc thang tại Sapa từng được tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) công nhận là một trong 7 thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á và thế giới.

Những địa danh nên đi ngay lần đầu để hiểu tổng quan Tây Bắc - Ảnh 1Khi mùa đông tới, Sa Pa thường có tuyết nên đây là điểm đến được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch để “săn tuyết”, “săn mây”. Đặc biệt, đừng bỏ qua cơ hội ngắm bình minh tại đây nhé! Trải nghiệm đón mặt trời mọc và nhâm nhi ly trà, ly cà phê ấm nóng buổi sáng là “cực phẩm” đấy!

Lịch trình lý tưởng cho bạn khám phá Sa Pa khi du lịch Tây Bắc là 3 ngày 2 đêm hoặc 4 ngày 3 đêm. Thời gian này vừa đủ cho bạn nghỉ ngơi hợp lý, không bị kiệt sức vì di chuyển, vừa khám phá được nhiều điểm đến thú vị.

Một số điểm du lịch nhất định phải đến ở Sa Pa:

Bản Cát Cát: Bản Cát Cát được ca ngợi là ngôi làng cổ đẹp nhất núi rừng Tây Bắc. Đây cũng là nơi cho thuê trang phục dân tộc, xuất hiện trong các bức ảnh “thả dáng” cực kỳ nổi tiếng.

Những địa danh nên đi ngay lần đầu để hiểu tổng quan Tây Bắc - Ảnh 2Fansipan: Trải nghiệm chinh phục đỉnh núi cao nhất Việt Nam ở độ cao 3.143m. Hiện đã có cáp treo giúp bạn có thể chạm “nóc nhà Đông Dương” mà không cần phải trekking vất vả, nguy hiểm.

Những địa danh nên đi ngay lần đầu để hiểu tổng quan Tây Bắc - Ảnh 3

Nhà thờ đá Sa Pa: Nhà thờ đá được mệnh danh là biểu tượng của thành phố mờ sương Sa Pa. Nhà thờ nằm ngay khu trung tâm nên rất dễ đi lại.

Những địa danh nên đi ngay lần đầu để hiểu tổng quan Tây Bắc - Ảnh 4Núi Hàm Rồng: Ngọn núi thơ mộng nơi bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của Sa Pa từ trên cao.

b,Mộc Châu (Sơn La)

Mộc Châu chắc chắn là điểm phải đến thứ hai trong check-list du lịch Tây Bắc của bạn. Vào mùa hè, nhiệt độ nơi đây rơi vào khoảng 20 độ C. Mùa đông thì khô ráo, nhiều sương, ít mưa.

Cao nguyên này chào đón du khách với những đồi chè rộng lớn, trải dài tít tắp. Những ngọn đồi phủ một màu xanh mướt vô cùng đẹp mắt, điểm tô sắc trắng của lớp sương mờ bồng bềnh. Không chỉ vậy, Mộc Châu còn mùa hoa cải vàng hay hoa mận trắng đẹp “quên lối về”. Hội mê sống ảo khi du lịch Tây Bắc nhất định không thể bỏ qua điểm check-in đắt giá này.

Những địa danh nên đi ngay lần đầu để hiểu tổng quan Tây Bắc - Ảnh 5Một số địa điểm du lịch ở Mộc Châu – Sơn La khi du lịch Tây Bắc gồm Thác Dải Yếm, Rừng thông Bản Áng, Hang Dơi, đỉnh Phiêng Luông,… Hội yêu lịch sử còn có thể ghé thăm Nhà tù Sơn La – di tích lịch sử từ thời kháng chiến chống Pháp.

c. Điện Biên

Đây là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ. Điện Biên giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Ngoài ra, còn giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về phía Tây Bắc. Phía tây và Tây Nam thì giáp Lào. Hiện đã có đường bay thẳng từ Hà Nội tới Điện Biên Phủ – trung tâm của tỉnh Điện Biên. Thời gian bay chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, rút ngắn rất nhiều so với di chuyển bằng ô tô! Quãng đường Hà Nội – Điện Biên nếu đi bằng đường bộ sẽ kéo dài khoảng 9 – 10 tiếng.

Những địa danh nên đi ngay lần đầu để hiểu tổng quan Tây Bắc - Ảnh 6

Điện Biên không chỉ sở hữu vẻ đẹp nên thơ, hữu tình mà còn gắn liền với những chiến tích lịch sử vang dội thời cha ông ta. Chỉ cần tầm 1-2 ngày, bạn đã có đủ thời gian khám phá vùng đất này.

Một số điểm du lịch thú vị ở Điện Biên gồm:

Hồ Pá Khoang, Đồi Độc Lập, Đồi A1 – C1 – C2 – D1, Bản Ten, Bản Co Mỵ, Bản Phiêng Lơi, Chợ phiên vùng cao Điện Biên: Chợ Tả Sìn Thàng, Chợ A Pa Chải, Chợ Xá Nhè.

Các món ngon nên thử khi du lịch Tây Bắc

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp (tên gọi khác: thịt trâu hun khói, thịt trâu khô) là món đặc sản mang đậm hương vị miền núi cao Tây Bắc. Thịt được lựa chọn từ phần bắp săn chắc của trâu thả đồi, sau đó được lọc và tẩm ướp gia vị đặc trưng. Sau đó, mang đi hun khói và “gác bếp” treo lên một thời gian. Khoảng hai tháng, thịt sẽ khô lại, có màu đen và mang đậm vị ngọt rất hấp dẫn. Món đặc sản này cũng có thể làm quà cho bạn bè và người thân sau chuyến du lịch Tây Bắc.

Cơm lam

Cơm lam là món ăn dân dã của người dân tộc vùng cao. Dân tộc người Thái khi làm cơm lam thường ngâm gạo khoảng 6 – 8 tiếng đồng hồ, sau đó trộn gạo với muối và gừng giã rồi đổ gạo vào ống nứa. Ống nứa được dùng để làm cơm lam phải là ống tre, nứa tươi, không quá già hoặc quá non để cơm đạt vị ngon nhất. Món cơm lam dân dã được ăn cùng muối vừng

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách là giống lợn nhỏ nổi tiếng vùng Tây Bắc được lai giữa lợn Mường và lợn rừng. Người dân tộc vùng cao thường thả rông lợn trên núi. Lợn tự chạy tìm kiếm ăn do vậy thịt rất chắc và thơm ngon. Giống lợn nhỏ, chỉ cỡ 15kg/con nên người dân thường “cắp nách” mang đi bán. Cái tên “lợn cắp nách” ra đời như vậy.

Lợn cắp nách thưởng thức ngon nhất khi nướng hoặc hun khói nguyên con. Cắn miếng thịt lợn nóng hổi với lớp bì giòn tan, chấm cùng nước chấm đặc trưng rất đưa miệng. Ngoài ra, thịt lợn cắp nách nấu giả cầy hoặc dồi, lòng hấp cũng là những món rất nên thử đấy!

 

 

53 5 58 111 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==