==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nơi này là một huyện thị xã của tỉnh Nghệ An, thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tính đến năm 2003, dân số của huyện là 46.185 người. Huyện có diện tích 28 km², cách Hà Nội 290 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1400 km về phía Bắc và cách Thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc. nơi đây là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, nhờ cảnh đẹp, cát trắng mịn, độ dốc và độ mặn vừa phải nên đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. 

Tổng Hợp Các Món Ăn Ngon Tại Cửa Lò

Đôi nét về Cửa Lò

Nơi này là một huyện thị xã của tỉnh Nghệ An, thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tính đến năm 2003, dân số của huyện là 46.185 người. Huyện có diện tích 28 km², cách Hà Nội 290 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1400 km về phía Bắc và cách Thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc. nơi đây là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, nhờ cảnh đẹp, cát trắng mịn, độ dốc và độ mặn vừa phải nên đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Du khách đến với biển vùng này có cơ hội tuyệt vời để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tận hưởng các hoạt động du lịch độc đáo và thưởng thức hải sản trên cồn cát gần với làn nước trong xanh như pha lê. mảnh đất này nổi tiếng với bãi biển dài 10 km, chỗ ở tốt và hải sản ngon. Cách Cửa Lò không xa là 3 hòn đảo nhỏ là Hòn Ngư, Hòn Chu và Hòn Mắt, sừng sững hút hồn. tại vùng này , du khách có cơ hội chiêm ngưỡng một số di tích lịch sử nổi tiếng như lăng mộ vua Mai Hắc Đế, làng Kim Liên - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ hội du lịch diễn ra hàng năm, thường vào đầu tháng 5, để chào đón những du khách đầu tiên đến bãi biển vào kỳ nghỉ hè.

Đôi nét về Cửa Lò

Đồ ăn tại Cửa Lò

Mực Nháy Cửa Lò

“Mực nháy” có nơi còn gọi là mực nhảy, tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên. Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Thông thường nhiều người vẫn quen gọi là mực nhảy nhưng tên gọi chính xác là “mực nháy” vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh

“Mực nháy” có nhiều cách chế biến. Có cách đơn giản là dùng ngay tại chỗ, câu mực được con nào nướng luôn con ấy trên tán đèn măng sông. Con mực tươi rói nướng lên vừa thơm vừa giòn vừa ngọt, chấm với tương ớt cùng muối tiêu pha chanh rất ngon.

Mực luộc cũng là cách ăn thông dụng nhưng không lạ miệng bằng ăn tái, du khách thích ăn con nào cầm râu con đó nhúng vào nồi nước đang sôi trong chốc lát rồi vớt ra thưởng thức. Ăn mực sống thì phải chọn con mực vừa mới câu lên khỏi mặt nước, bỏ hết nội tạng thái miếng vát chanh vào ướp một lúc. Sau đó gắp miếng mực tươi cong chấm vào chén mù tạt cay sực mùi hạt cải.

Mực hấp là món nhanh, ngon và hấp dẫn. Món mực nhảy hấp làm đơn giản, cần rửa sạch mực, lấy túi để nguyên con cho vào nồi, giã ít gừng tươi trộn đều, cho ít nước dừa hoặc bia, đậy kín nồi rồi nhóm lửa hấp đến khi nước sôi thì mực sẽ chín, có thể thêm hành lá sau đó vớt ra sắp đều trên đĩa và thưởng thức.

Ngoài ra còn có thể nhóm lửa bên bờ biển nướng, xào hay đem vào các quán bình dân đúc các loại bánh... Ăn loại mực này thực khách sẽ cảm nhận được độ tươi ngọt, thịt mực vừa giòn vừa dai nên người ăn có cảm giác sảng khoái, ăn no nê mà không ngán.

Ngoài ra câu mực nhảy và thưởng thức tại chổ cũng là một loại hình giải trí kết hợp với thưởng thức đặc sản rất thú vị của du khách. Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch, nghỉ mát, dịch vụ câu mực nhảy bằng thuyền thúng ở Cửa Lò đã trở thành một thú tiêu khiển hấp dẫn nhiều du khách. Dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho chương trình.

Mực Nháy Cửa Lò

Cá Giò Bảy Món Cửa Lò

Vài năm nay, nhờ nuôi thành công loại cá giò nên nơi này có thêm một loại đặc sản mới. Cá giò là loại cá mập chanh, cá trưởng thành có trọng lượng khoảng 30 kg, rắn chắc và có hình như khúc giò nên người ta thường gọi là cá giò. Giống cá này được nhập từ Nauy, hiện nay Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tạo giống thành công và đang nuôi thí điểm 10 lồng ở Đảo Ngư.

Cá Giò Bảy Món Cửa Lò

Mắm Ruốc Cửa Lò

Gọi là ruốc nhưng mắm ruốc xứ Nghệ không được làm từ thịt lợn như người Bắc vẫn biết. Ruốc ở đây là tên một loài tép biển, thân nhỏ hơn tép đồng. Nếu được nếm thử một miếng mắm ruốc, cảm nhận cái ngọt từ thịt ruốc, cái mặn mòi của biển cùng bát cơm trắng nóng trong những ngày mưa dầm, chắc hẳn du khách dù khó tính trong chuyện ăn uống cũng phải tấm tắc khen ngon.

Về vùng biển miền Trung du khách dễ dàng cảm nhận thấy mùi vị của ruốc biển ở khắp nơi. Bởi lẽ hầu hết nhà nào cũng có dự trữ thùng mắm to trong nhà làm thức ăn dự trữ ăn cả năm. Là món ăn dân dã song làm mắm ruốc cũng đòi hỏi sự cầy kỳ và kỹ lướng không thua kém những món ăn phức tạp khác. Phải chọn con ruốc tươi, tuyệt đối không dùng nước lã để rửa vì ruốc sẽ bị thối rữa. Ruốc sau khi rửa phải được xốc đều trên chảo với muối hạt. Mắm ngon không những phải có mùi thơm nhẹ, vị vừa phải, không quá mặn, mà còn phải có màu đỏ au hấp dẫn.

Mắm Ruốc Cửa Lò

Làm mắm thì phức tạp nhưng thưởng thức thì lại cực kỳ đơn giản. Mắm ruốc được sử dụng như một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình Nghệ An, có thể dùng làm nước chấm, ăn kèm với bún hay chế biến nhiều món ăn khác như: nêm canh, cháo ruốc, mắm ruốc rim hay mắm ruốc kho thịt… Tuy vậy theo những người dân chính tay làm ra loại “đặc sản” này thì mắm ruốc ngon nhất là dùng ăn thô với khế chua và bún, vừa ngon mà lại thấy hết được mùi vị nguyên sơ của mắm. Thêm lát ớt tươi làm món ăn vừa chua vừa cay đem lại cảm giác rất lạ, kích thích mọi giác quan. 

 

Ghẹ rang me

Đi biển mà không ăn hải sản thì thực sự rất đáng tiếc, đặc biệt lại là một vùng biển dồi dào hải sản như Cửa Lò. Ghẹ rang me được xếp vào đầu danh sách và bạn không thể bỏ qua món ăn siêu đặc biệt này.

Đừng nghĩ rằng ghẹ rang me thì ở đâu cũng có, bởi vì mỗi nơi lại có một cách chế biến khác nhau làm nên hương vị đặc trưng riêng biệt. Ghẹ tại Cửa Lò 100% tươi sống, lớp thịt chắc và được thả vào dầu nóng cho đến khi bạn nhìn thấy màu đỏ au bên ngoài lớp vỏ.

Me được rim với công thức đặc biệt, kết hợp với ghẹ tạo nên món ăn lạ miệng, dung hòa được cả vị chua, mặn, ngọt và mùi hương hấp dẫn, khó cưỡng.

Ghẹ rang me

Cháo lươn

Nổi tiếng lâu đời với đặc sản lươn – lươn xứ Nghệ luôn là “nguồn cảm hứng” bất tận cho các đầu bếp tại đây biến hóa với rất nhiều món ăn khác nhau, nổi bật nhất có lẽ là cháo lươn.

Lươn dùng để nấu cháo đều được lựa chọn kỹ càng, chỉ chọn những con lươn to, có màu vàng óng. Trước khi nấu cháo, lươn được làm sạch, đảm bảo hết phần nhớt bên ngoài, sau đó dùng thành tre nhỏ để kẹp phần đầu lại. Cho lươn vào ninh với gạo.

Đầu bếp sẽ canh thời gian thích hợp để phần gạo và lươn chín đến độ vừa phải, thịt lươn đã có thể tự tách ra khỏi xương thì sẽ bỏ khung xương ra ngoài, sau đó đun tiếp tục để gạo nở bung, cháo chín mềm là hoàn thành.

Cháo lươn

PV&BT: Huyền Trang

 

 

 

56 6 62 118 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==