==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Những địa điểm tham quan, du lịch ấn tượng nhất đến từ tour du lịch Đan Phượng được VietSense Travel mang đến bạn một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Bên cạnh những địa điểm nổi tiếng với phong cảnh nên thơ, trữ tình thì Đan Phượng gây ấn tượng với hàng loạt những công trình cổ kính lâu đời. Đình Vạn Xuân là điểm đến hàng đầu dành cho những ai đam mê khám phá, tìm hiểu về kiến trúc cổ xưa. Hãy cùng tham khảo những nội dung dưới đây để chuyến đi của bạn diễn ra hoàn hảo và đáng nhớ nhé!

Đình Vạn Xuân - Ảnh 1

Một di sản vô giá của người dân xứ Đoài, Đình Vạn Xuân  thu hút đông đảo khách thập phương trong nước và du khách quốc tế. Tọa lạc tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Năm 1991, đình chính thức được Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia, cũng kể từ đó mà nơi này càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan đặc biệt là trong những dịp lễ, tết hay mùa cao điểm du lịch của thành phố Hà Nội. Hiện Đình đang thờ Minh Dũng Nghị Đại vương, tức Lý Bát Lang và hoàng tử thứ 8 của Hậu Nam đế Lý Phật Tử. 

Đình Vạn Xuân - Ảnh 2

Với vị trí địa lý thuận lợi và tọa lạc tại mảnh đất đẹp nhất, đình Vạn Xuân được xây dựng ở chính giữa ngôi làng, theo hướng Tây, đây cũng là vị trí thuộc tâm đối xứng của hai ngôi đền Hàng Văn (Văn Hiến Đường) và đền Hàng Võ (Tri Chỉ đường) ở hai đầu Bắc – Nam của làng. Vị thế của ngôi đình khá lớn khi được dân chúng xây cất trên một khu đất rộng rãi với thế quy vờn ngọc. Ở phía sau là một gò nhỏ áp tường nhà Hậu phòng nằm nhô ra hồ bán nguyệt tuy nhiên nơi này hiện đã bị san bằng. Phía trước vô cùng rộng rãi với diện tích chủ yếu là sân vườn rộng, được thống kê là hơn 600m2, đặc biệt phân chia rất cân đối với tả hữu mạc mỗi bên đều rộng 5 gian. 

Đình Vạn Xuân - Ảnh 3

Có thể bạn chưa biết, bao quanh sân vườn ở 4 góc chính là 4 cửa quấn thư Đông Tây, Nam, Bắc. Ở bên ngoài cùng chính là hệ thống cột đồng trụ rất chắc chắn với hai nhà tả nghi, hữu nghị theo lối kiến trúc cổ diêm tám mái. Với thiết kế này nhanh chóng gây ấn tượng bởi đã tạo ra không gian thoáng đãng, mang nhiều hoài niệm với những dấu ấn hiên ngang, uy nghi và mạnh mẽ. Từ cổng đình kiên cố đến sân gạch đã nhuốm màu thời gian là sân cỏ khá rộng nằm kề bên ao đình với gò tròn ở chính giữa, cây cối xanh rờn soi bóng quanh năm. 

Kiến trúc Đình Vạn Xuân là sự kết hợp truyền thống và dòng chảy lịch sử dân tộc

Mỗi một chi tiết, bối cảnh, không gian hay tiểu cảnh của đình Vạn Xuân cũng được sắp xếp một cách chi tiết và kỹ lưỡng với những quy tắc điển hình thể hiện bàn tay khéo léo của con người. Trước tiên cùng tìm hiểu về thiết kế của ngôi đình độc đáo này nhé! Khu nhà tiền tế rộng lớn với 5 gian, 2 chái. Kế tiếp chính là tòa đại đình. Từ gian giữa nhà tiền tế chính là hệ thống mái dọc sắp xếp chạy thẳng vào gian giữa đại đình đồng thời nối liền với hậu cung. Thiết kế này rất cân đối nên tạo được tổng thể khá hài hòa. Dù nhìn xa hay gần thì du khách cũng đều bị thu hút bởi sự kết hợp này.

Riêng đối với ngôi nhà dọc, hai tầng mái đã được nâng cao tối đa. Đến với nhà hậu cung thì thiết kế cũng có sự tương đồng khi 2 gian dọc nối với gian giữa đại đình cùng hai tầng bốn mái chạy suốt đại đình ra tiền tế. Dãy hành lang sẽ làm nhiệm vụ nối nhà tiền tế và đại đình với nhau. Cuối cùng là nhà hậu phòng nối tiếp hậu cung 3 nếp bằng 3 gian khác biệt.

Một hồ nước do 8 bờ xối nước chảy vào tạo thành nằm giữa những tòa tiền tế, đại đình, dãy nhà dọc và cả hành lang 2 bên. Sự kết hợp hoàn hảo này tạo ra không gian thoáng đãng và cảnh quan cân xứng. Không chỉ ở bên ngoài sân vườn mà bên trong cũng có 2 hồ tương tự nằm giữa tòa đại đình, nhà hậu cung, hậu phòng. Những hồ nước này chính là điểm nhấn giúp cho mặt bằng cấu trúc kiểu nội vương ngoại quốc của đình Vạn Xuân. 

Tại Đình Vạn Xuân hiện đang lưu giữ một tấm bia 2 mặt, được giấu kín ở sâu trong ruột tường bên cánh phải ngôi đình. Tấm bia này được khai quật vào năm 1987. Những chi tiết của mặt bia gây chú ý với điểm nhấn là “Tu tạo mãi trù văn khế chi bi” khắc năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1679); “Kiến mưu phúc viễn thạch bi chi đồ” khắc năm Vĩnh Trị thứ 5 (1680).

Đình Vạn Xuân - Ảnh 4

Cũng theo “Tu tạo mãi trù văn khế chi bi” thì đình Vạn Xuân là một thắng cảnh lớn trong vùng, vô cùng nổi tiếng và thu hút du khách thập phương:

“Diên đình linh tích, lâm Hạ danh hương.

Đương niên tại kỷ, long nguyệt thượng lương.

Đống vũ quy chế, nguy nghiệp tương vương…”

Nghĩa là:

“Ngôi đình thiêng liêng, Hạ Mỗ nổi tiếng.

Vào năm Kỷ Mùi, tháng 3 lên nóc.

Rường cột quy mô, cao vút nguy ngạ..”

Cũng tại nơi này, ở vị trí mái đình hướng ra bên ngoài mà người Hạ Mỗ đã truyền cho nhau về niềm tự hào, sức mạnh và hoài bão lớn. Trên “Kiến mưu phúc viễn thạch bi chi đồ” có đoạn ghi:

“Hoàng thượng thọ vạn vạn tuế,

Thánh chủ thọ vạn vạn niên,

Phó vương phủ thọ vạn vạn tảị”

Có nghĩa là:

“Hoàng thượng sống lâu muôn tuổi,

Thánh chúa còn mãi ngàn năm,

Phó vương phủ thọ đến ngàn đời.”

Thời buổi loạn lạc lúc bấy giờ, các vị đại thần trong triều đều đồng tâm, hợp lực, giúp sức cho vua và khởi tạo nên thiên bình thái hòa. Chính vì vậy mà thành hoàng làng Hạ Mỗ đã được thờ tại miếu Hàm Rồng và đình Vạn Xuân là Hy Minh Dũng Nghị đại vương, tức Lý Bát Lang, vị hoàng tử thứ 8 của Hậu Nam đế Lý Phật Tử.

Đình Vạn Xuân - Ảnh 5

Lịch sử của đình Vạn Xuân và những giai đoạn phát triển

Cuốn thần phả được soạn năm Nhâm Thân 1572 cho ta biết: ngay sau khi hoàng tử Lý Bát Lang mất, vua Lý Phật Tử đã lệnh cho nhân dân Hạ Mỗ (bấy giờ là hương Ô Diên) lập miếu thờ trên phủ đệ cũ của hoàng tử. Trong khuôn viên của thành Ô Diên mà người đời sau gọi là Quán Bét, đọc theo tiếng bát tức là Lý Bát Lang hay miếu Hàm Rồng nơi ngự trị của 3 dòng chảy chính sông Hồng, sông Hát (hay sông Đáy) và sông Nhuệ (xưa gọi là sông Tống Bình hay sông Từ Liêm) gặp nhau ở đầu nguồn Nhuệ Giang). Sau này khi đình Vạn Xuân đã được xây dựng ngay sau miếu Hàm Rồng, đây cũng chính là nơi thờ thành hoàng, địa điểm tổ chức sinh hoạt và hội chè truyền thống của dân làng.

Đình Vạn Xuân - Ảnh 6

Hiện nay thời điểm chính xác cho thấy miếu Hàm Rồng và đình Vạn Xuân được thành lập chưa thể xác định rõ do cuốn thần phả được viết sau sự kiện lịch sử gần 1.000 năm. Tuy nhiên những thông tin về niên hiệu của địa điểm này cũng được tìm thấy khi được ghi trên những sắc phong rất chi tiết và cụ thể, đó là: Hoằng Định tứ niên, thập niên (1604, 1610), Đức Long, Dương Hòa, Phúc Thái…. Hay điển hình nhất là niên đại ghi ở câu đầu trái tòa tiền tế “Thái tuế Ất Mùi niên, lục nguyệt sơ bát nhật thìn thời thụ trụ thượng lương đại cát” vào ngày 8 tháng 6 năm Ất Mùi. Những thông tin đưa ra về năm thành lập và xây dựng đình có khá nhiều, không ai biết chính xác và cụ thể nhưng chắc chắn đình Vạn Xuân đã xây dựng từ cuối thế kỷ 16 trở về trước.

Thời điểm tháng 2 năm Canh Thìn xảy ra một sự việc đáng tiếc. Khi dân làng Hạ Mỗ góp tàn quạt để đón quan phủ và tổng đốc Hà Đông, đến lúc về do bất cẩn khi soi đóm kiểm tra hòm đựng đồ tế bằng vải vóc, do sơ ý đã gây ra hỏa hoạn và thiêu rụi ngôi đình, chỉ còn sót lại 2 đốc nhà tiền tế.

Đến cuối năm Nhâm Ngọ (1942) được sự chung tay góp sức của dân làng địa phương và cư dân lân cận mà đình Vạn Xuân đã được xây dựng lại y như mẫu cũ. Điều làm nên điểm nhấn là hai thợ thi công một người Bắc một người phương Nam đã xây dựng nên và làm một nửa sau khớp lại. Với cách thi công độc lạ thời đó đã có tác dụng rất lớn, công trình vừa được đẩy nhanh tốc độ, đồng thời vừa đặt ra cho các hiệp thợ một tinh thần trách nhiệm cao. 

Rất nhanh công trình hoàn thiện dưới con mắt ngỡ ngàng của người dân và những người nghệ nhân lâu năm khi vừa đúng tiến độ, vừa đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ, mỹ thuật của ngôi đình. Mặc dù vậy qua đánh giá đã cho thấy do không đủ kinh phí cũng như thời gian xây dựng hoàn thành quá gấp mà một phần chạm trổ, điêu khắc theo mẫu cũ không được phục chế hoàn toàn, những người thợ chỉ phác họa đơn giản một vài đường nét cơ bản. Nếu có cơ hội đến tham quan, du khách sẽ cảm nhận được sự đồ sộ, quy mô hoành tráng của ngôi đình cổ. Bên cạnh đó nếu là một người kỹ tính và yêu thích nghệ thuật nhất là nghệ thuật chạm khắc thời xưa bạn có thể so sánh được sự khác biệt về trình độ chạm khắc vô cùng tinh tế, điêu luyện của nghệ nhân mộc thời xa xưa.

Đối với đồ tế tự, toàn bộ đã được sửa sang và bổ sung khá đầy đủ như cách bài trí của công trình trước đó. Kể cả bức đại tự “Mỹ tục khả phong” cũng được phục chế và đặt trang trọng ở gian đầu tòa đại đình. Du khách đến đây nhất định phải dành thời gian quan sát và tìm hiểu kỹ về bức đại tự này nhé!

Đình Vạn Xuân khẳng định giá trị lịch sử - văn hóa - khoa học

Đình Vạn Xuân nhận được sự quan tâm của một bộ phận phần đông du khách về những giá trị lịch sử - văn hóa - khoa học vốn có của nó. Trong hồ sơ của di tích lịch sử này đã nêu rõ về kiến trúc, đình Vạn Xuân có quy mô lớn, nổi cao trên những kiến trúc dân dụng của làng. Với nhận định này đã cho thấy vị thế quyền uy của thần bảo hộ đối với dân làng, đồng thời cho thấy sự phát triển hưng thịnh của làng Hạ Mỗ trong nhiều thế kỷ trước. Đây chính là điểm nhấn và yếu tố thu hút của đình Vạn Xuân đến những người yêu thích lịch sử, văn hóa, xã hội và khao khát tìm kiếm những điểm mới của công trình cổ đại.

Đình Vạn Xuân - Ảnh 7

Đã qua sửa chữa và khá quy mô, bề thế tuy nhiên những nếp nhà vẫn giữ nguyên những nét cổ kính của kiến trúc truyền thống. Chính điều này đã tạo nên cảm giác bay bổng của ngôi đình cũng như thể hiện nét đặc trưng của kiến trúc cổ đại của Việt Nam. Nếu so sánh những công trình cùng thời điểm thì có thể thấy đình Vạn Xuân vẫn nhỉnh hơn một chút bởi đã kết hợp được những yếu tố hiện đại và truyền thống một cách hài hòa.

Về sự độc đáo của ngôi đình, rất nhanh những chuyên gia đã chỉ ra điểm khác biệt, điều này nằm trong quy hoạch tổng thể so với những ngôi đình làng hiện còn lưu lại ở nước ta. Cụ thể, nếu những ngôi làng khác có quy hoạch theo kiểu chữ nhất, chữ nhị, chữ công, chữ môn… thì đình Vạn Xuân lại quy hoạch theo cấu trúc “nội công ngoại quốc. Ví dụ như Đình Bảng (Bắc Ninh) hợp thành bởi 4 mái nhà, thì đình Vạn Xuân lại bao gồm mười nóc nhà liên kết với nhau tạo thành, lưu ý là không kể hai nhà tả mạc và hữu mạc phía trước. Sự chú ý của du khách đổ dồn vào hệ thống của bức màn với độ dài phủ suốt mặt trước cùng với đó là tiền sảnh nhà đại đình vươn cao, phảng phất bóng dáng của một hoàng cung, dinh thự to lớn từ thời phong kiến trước đây.

Đình Vạn Xuân - Ảnh 8

Không gian bài trí này khá thích hợp bởi tạo ra môi trường đầy đủ ánh sáng, thuận tiện cho chức năng sử dụng. Cùng với đó nếp nhà dọc chính giữa đình có tác dụng rất lớn trong việc tôn thêm vẻ đẹp bề thế cho kiến trúc và sự trang nghiêm trong quá trình hành lễ thời xưa. Đó là tín ngưỡng thờ thần hoàng làng mà người dân vẫn đang hướng về. Đứng từ xa quan sát, tòa đại đình chính là nếp nhà bao gồm hai tầng được phân thành hai lớp rõ rệt. Nếu nhận xét từ phương diện này có thể thấy sự phong phú và đa dạng trong kiến trúc đình làng Việt Nam mà bấy lâu nay bạn đang tìm kiếm.

Hiện nay, để thể hiện những chức năng và giá trị cội nguồn của ngôi đình mà những nhà nghiên cứu nghệ thuật có chuyên môn đã đánh giá toàn bộ ngôi nhà theo cách nhìn của họ. Càng tự hào hơn khi những giá trị đó càng tăng thêm nhiều phần qua đánh giá về kết cấu bên trong của bộ khung nhà. Tuy về quy mô là khá lớn tuy nhiên lại không hề có sự nặng nề hay cồng kềnh thường thấy thay đó là những chi tiết đã được tối giản đi rất nhiều, thế nhưng vẫn rất hài hòa với sự kết hợp không thể hài hòa hơn.

Tất cả các chi tiết và đường nét đến những mảng chạm khắc hay họa tiết đều cho thấy chúng rất hợp lý khi kết hợp với nhau, vừa đa dạng, sinh động lại vừa có tính thẩm mỹ cao, cuốn hút. Những giá trị của đình Vạn Xuân có thể nói là vô giá khi tạo ra từ những thiết kế độc nhất vô nhị, những kiến trúc đẹp nhất, độc đáo nhất, cũng có thể nói là hiếm thấy trong các ngôi đình cổ hiện còn.

Tham quan đình Vạn Xuân bất kể thời điểm nào trong năm cũng là chuyến du lịch hoàn hảo và ý nghĩa nhất để bạn khám phá những điều mới lạ và tuyệt vời mà lâu nay đang bỏ lỡ. Nếu đến đình Vạn Xuân vào những dịp lễ tết hay mùa cao điểm du lịch bạn sẽ thấy hình ảnh từng đoàn khách nối tiếp nhau ra vào. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của một bộ phận du khách đến với di tích lịch sử tiêu biểu. Nếu bạn đang phân vân về những điểm đến độc đáo trên hành trình khám phá Đan Phượng thì nhất định đừng bỏ lỡ đình Vạn Xuân nhé! VietSense Travel kính chúc quý khách sẽ có chuyến đi ý nghĩa và thuận lợi với những điều tuyệt vời dần được khám phá.

 

 

Đình Vạn Xuân - Diên đình linh tích, lâm Hạ danh hương

Đình Vạn Xuân - Diên đình linh tích, lâm Hạ danh hương
32 3 35 67 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==