==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Đáp án Mùa Xuân vào cữ tháng 1 – 2 - 4 cũng chẳng sai tẹo nào! Xuân đến đây, với sắc đào hồng ửng, sắc mận trắng tinh, trổ bông phơi phới trên rẻo cao, bừng sắc bừng hương trong những thung lũng đang chào Tết đến, đắm đuối gọi Xuân bên những nếp nhà đang rộn ràng bao phong tục năm mới của người Mông.

Hà Giang mùa xuân có gì đẹp ?

Vẻ đẹp của Hà Giang mùa xuân

Đến Hà Giang vào mùa xuân, bạn sẽ được chứng kiến nhiều nét sinh hoạt đặc trưng của người dân như chợ Tết, chợ Tình, hay những cuộc vui chơi “quên sầu” trong mỗi thôn bản. Trẻ con, người lớn… thảy đều như cười nhiều hơn, vui nhiều hơn. Con người cởi mở, tiệc tùng, nhảy, hát, uống rượu và thì thầm tâm sự, bếp lửa cháy dài hơn trong mỗi ngày, và trong các nếp nhà, khói lên um ấm áp, bảng lảng, day dứt và thương nhớ.

Quản bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc… nơi đâu cũng đẹp mê mải, chỉ sợ khách xa quá đỗi vội vàng và tham lam, không đủ thời gian để cảm nhận hết vẻ đẹp của đất Hà Giang trong mùa xuân.

Vẻ đẹp của Hà Giang mùa xuân

 

 

Những lễ hội mùa xuân ở Hà Giang

Lễ hội Gầu Tào - Lễ hội đặc sắc nhất của người HMông ở Hà Giang

Lễ Gầu Tào là một trong những lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Mông ở Hà Giang những Tết đến, xuân về. Lễ Gầu Tào chẳng biết từ bao giờ, chỉ biết rằng trải qua bao nhiêu năm lịch sử, nó vẫn được lưu truyền và giữ được nguyên đó nét đặc sắc và độc đáo riêng có của đồng bào dân tộc Mông. Lễ Gầu Tào đầu năm là một nghi lễ không thể thiếu của bà con vùng cao nơi này, hội thường được tổ chức hàng năm diễn ra trong 3 ngày, cũng có khi được tổ chức gộp 3 năm một lần và được tổ chức liên tiếp trong 9 ngày. Lễ hội thường diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến ngày rằm tháng Giêng và từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa mà ít nơi nào có được. 

Lễ hội Gầu Tào - Lễ hội đặc sắc nhất của người HMông ở Hà Giang - Ảnh 1

Nếu có cơ hội lên Hà Giang dịp lễ hội mùa xuân, bạn có thể sẽ thấy hình ảnh những cây nêu cao được treo chùm ngô, chùm thóc và được dựng trên ngọn đồi hay những mô đất cao thì đây chính là dấu hiệu của gia chủ, rằng họ làm lễ Gầu Tào.

Họ làm lễ cúng tổ tiên để tạ tơ tổ tiên và thần linh đã phù hộ cho gia đình khỏe mạnh cho mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, cuộc sống đủ đầy, ấm no. Đặc biệt, lễ Gầu Tào còn là dịp họ cầu phúc cho gia đình nhân dịp đầu xuân năm mới, cầu cho gia đình làm ăn thuận lợi, may mắn và con cháu đầy đàn.

Trong truyền thống của người Mông, lễ Gầu Tào sẽ gồm 2 phần. Phần lễ với các nghi lễ cúng bái trang trọng để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, tạ ơn với thần linh và cầu phúc cho gia đình. Gia chủ sẽ phải chuẩn bị một mâm cơm lễ với đầy đủ 3 món thịt, rượu và bánh ngô, ngoài ra còn có giấy tiền, thóc ...và món xôi ngũ sắc - đặc sản của nơi vùng cao Việt Nam này.

Phần hội với những hoạt động vui chơi, giải trí. Là dịp cho họ nghỉ ngơi sau một năm dài hăng say lao động. Họ giao lưu với nhau bằng điệu khèn, điệu múa và những câu hát giao duyên truyền thống. Cùng nhau nhâm nhi chén rượu ngô ấm nồng, thưởng thức những món ăn đặc sản, cười nói kể chuyện râm ran, gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Đặc biệt, thu hút nhất sự quan tâm của mọi người và khách du lịch là phần trò chơi dân gian đầy thú vị hòa lẫn trong váy áo rực rỡ của những chàng trai, cô gái đi chơi hội.

Lễ hội Gầu Tào - Lễ hội đặc sắc nhất của người HMông ở Hà Giang - Ảnh 2

 

 

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Nếu như người Mông có lễ Gầu Tào truyền thống thì Lễ Lồng Tồng của người Tày cũng là một hoạt động được người dân và săn đón nhiều nhất. Thường được tổ chức vào những ngày đầu tiên của tháng Giêng, người Tày tổ chức lễ Lồng Tồng với ước mong về một năm mới sung túc, cuộc sống đủ đầy, gia đình ấm no hạnh phúc.

Trong quan niệm của người Tày, lúa thóc có đầy bồ, thời tiết thuận hòa, chăn nuôi có thuận lợi là do có các vị thần bảo vệ và phù hộ. Vì vậy, trong các nghi thức cúng lễ Lồng Tồng họ sẽ chọn ra vị thầy cúng giỏi và được mọi người tin tưởng để đọc các bài khấn và thay mặt gia chủ cầu các vị thần, cầu thần Nông bảo vệ ruộng đồng cho mùa màng bội thu, cầu thần Suối cho mưa thuận gió hòa, cầu thần Núi, tổ tiên cho sức khỏe và bình yên của gia chủ và cả một bản làng.

Đặc sắc không kém gì lễ Gầu Tào, hoàn thành nghi thức lễ, họ cũng đổ ra trung tâm của lễ hội để liên hoan vui mừng. Là nét đặc sắc trong điệu hát then, hát cọi của những chàng trai cô gái đi du xuân. Là những tiết mục văn nghệ đặc sắc, là sắc hoa, sắc váy áo rực rỡ của bà con dân tộc ngày Tết về.

Không thể thiếu trong các hoạt động lễ hội mùa xuân ở Hà Giang, lễ Lồng Tồng còn có rất nhiều các trò chơi dân gian truyền thống nào kéo co, đẩy gậy thi càng ruộng và đặc biệt là "đặc sản" ném còn - thứ trò chơi vô cùng ý nghĩa và đặc sắc trong quan niệm của người Tày

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày

 

 

Lễ hội Lập Tịnh chỉ dành cho nam giới của người Dao ở Hà Giang

Lễ Lập Tịnh hay còn gọi là lễ Cấp Sắc là một trong những nghi lễ truyền thống vô cùng độc đáo của người Dao. Khá giống với nghi thức thành đinh của một số các dân tộc thiểu số khác, lễ Lập Tịnh là lễ chỉ dành cho nam giới trong bản và mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan niệm của người Dao. Lễ Lập Tịnh thường được tổ chức vào thời gian rảnh rỗi, ví dụ gia chủ thường chọn vào những ngày tháng 11, tháng 12 hoặc chọn làm lễ vào đầu năm mới.

Trải qua bao nhiêu năm lịch sử nhưng những nghi lễ vẫn còn nguyên vẹn, thể hiện được đời sống tâm linh của người Dao nói riêng và nét độc đáo trong văn hóa của người dân Hà Giang nói chung. Người Dao quan niệm rằng, người con trai trong nhà phải trải qua lễ cấp sắc thì mới trưởng thành mới đích thực là con cháu Bàn Vương và quan trọng khi chết đi hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Người nào mà chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù có ở tuổi nào thì cũng vẫn là trẻ con và không được tham gia vào các nghi lễ quan trong làng.

Lễ hội Lập Tịnh chỉ dành cho nam giới của người Dao ở Hà Giang

Bởi là một tín ngưỡng vô cùng quan trọng trong quan niệm truyền thống của người Dao, vì vậy những nghi lễ trước, trong và sau của lễ cấp sắc cũng rất được chú trọng và chuẩn bị kĩ càng.

Theo truyền thống, gia đình nào quyết định làm lễ cho con trai trong nhà sẽ phải lựa ngày tốt xin gặp thầy cúng để xem tuổi có được ngày làm lễ. Rồi sau đó trong 20 ngày liên tiếp về nhà xem chân giò, nếu chân giò đẹp, tức là làm được bởi thần linh đã đồng ý.

 

 

Những đặc sản ở Hà Giang

Thắng cố

Trời se se, lành lạnh, du khách đi Hà Giang  thưởng thức một bát thắng cố nhâm nhi vớt chén rượu ngô Bắc Hà thì còn gì bằng. Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mong, sau trở thành món ăn phổ biết của các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Nguyên bản món thắng cố là dùng thịt ngựa nhưng giờ người dân dùng cả thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, mỗi nơi lại có cách nấu, công thức riêng nhưng ngon nhất có lẽ vẫn là thắng cố ngựa ở Hà Giang.

Từ “thắng cố” bắt nguồn từ “thang cốt”, có nơi còn cho là biến âm của “thoảng cố” nghĩa là canh hầm.

Chế biến thắng cố rất đơn giản nhưng để nấu được ngon thì đều phải có bí quyết. Mổ ngựa xong, nội tạng được làm sạch, cắt miếng rồi ướp cùng gia vị. Gia vị truyền thống thường là muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm rồi xắt nhỏ, có nơi còn cho cả sả đập dập. Sau đó cho tất cả lên cùng một chảo to, dùng chính “mỡ ngựa rán ngựa”, tức là chỉ dùng mỡ chảy từ chính thịt ngựa chứ không thêm dầu mỡ ngoài. Đến khi thịt se lại thì đổ nước vào, cứ thế ninh trên lửa to trong nhiều tiếng. Ăn đến đâu múc ra đến đó, chảo vẫn đun trên bếp.

Đây là món ngon không thể thiếu trong mỗi phiên chợ vùng cao, được ví như món ăn “vua” của chợ phiên.

Thắng cố

 

Bánh tam giác mạnh

Đi du lịch Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch thì không thể không ăn thử một chiếc bánh tam giác mạch. Hoa tam giác mạch nở rộ vào tháng 10 thì tầm 12 là kết hạt. Người dân thu hoạch hạt về, phơi khô, tách vỏ rồi xay tay thành bột mịn. Đây là quá trình thật sự cần sự tỉ mỉ để bột không lợn cợn vỏ còn sót lại. Sau đó họ sẽ đem bột tam giác mạch trộn với bột gạo và đường, nước theo tỉ lệ riêng, đổ vào khuôn rồi xđem hấp. Bánh chín sẽ mềm, dậy mùi hạt thơm nhưng như thế vẫn chưa đủ. Để bánh được xốp thì cần thêm công đoạn cho bánh lên bếp than, nướng vài phút cho mặt bánh xém vàng.

Bánh tam giác mạnh

 

Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam thì các vùng miền núi đều có, nhưng đến Hà Giang thì phải ăn thử cơm lam Bắc Mê. Cách chế biến cơm lam thật ra rất đơn giản. Gạo nếp được đãi kỹ, ngâm cho nở, rồi cho vào ống tre cùng nước mạch ngầm, bịt bằng lá chuối. Ống tre đựng cơm lam là loại cây non, thân ống, chặt bỏ 1 đầu, giữ 1 đầu làm đáy “nồi”. Sau đó ống tre được hơ trên lửa hoặc than hồng, từ từ xoay tròn cho nóng đều vỏ ống. Tầm 1 tiếng là cơm chín, tỏa mùi nếp thơm lừng, bùi bùi, thoang thoảng mùi lá chuối, mùi tre nứa quyện vào nhau. Cơm lam có thể ăn chay nhưng ngon hơn cả là ăn cùng muối vừng hoặc cá suối nướng.

Cơm lam Bắc Mê

PV&BT: Nguyễn Nhật Minh

 

 

 

76 8 84 160 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==