Lịch sử Việt Nam lưu danh ngàn đời với những cái tên đóng góp cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Tô Hiến Thành - vị thái úy sinh ra tại làng Hạ Mỗ (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) chính là tấm gương sáng về lòng trung nghĩa, chính trực. Sự nghiệp Tô Hiến Thành đã đóng góp không nhỏ cho sự ổn định và phát triển của triều Lý. Ông được người dân và vua quan đại thần yêu mến, dành sự tôn kính và ngưỡng mộ vô bờ. Để tìm hiểu kỹ hơn về sự nghiệp Tô Hiến Thành gắn với con đường xây dựng và bảo vệ đất nước, VietSense Travel sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
Tô Hiến Thành là ai, thân thế sự nghiệp và đến thờ ở đâu?
Sinh ra tại mảnh đất Hạ Mỗ nghìn năm văn hiến, Tô Hiến Thành nhanh chóng tiếp thu những giá trị truyền thống của mảnh đất cách mạng. Ông sinh ngày 11 tháng 2 năm 1102, mất ngày 17 tháng 7 năm 1179, hiệu là Phi Diên và Đại Liêu. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng với tài văn tài võ, trí thông minh hơn người. Tiếng tăm của ông ngày càng vang danh tại làng Hạ Mỗ và được nhiều người biết đến khi đạt được những thành tích trong các kỳ thi khoa bảng. Cụ thể, năm Thiệu Minh thứ nhất tức 1138 ông đỗ Thái học sinh. Ông là vị quan đại thần phụng sự ba vua đời Lý Thần Tông (1128 - 1138), Lý Anh Tông (1138 - 1175) và Lý Cao Tông (1175 - 1210).
Nổi tiếng là quan viên văn võ song toàn với đức tính quang minh, chính trực, Tô Hiến Thành rất nhanh đã đóng góp công lao cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ông đứng ra tổ chức quân đội, giữ yên biên thùy, mở mang văn hiến khiến nhiều quan đại thần khác phải ngưỡng mộ, nhà vua thán phục. Những quyết sách của ông đúng đắn thể hiện chủ trương hiệu quả và đạt được thành quả nhất định. Không chỉ giỏi việc nước, ông cũng rất quan tâm đến đời sống của nhân dân, chăm lo cái ăn, cái mặc cho quần chúng không phân biệt giai cấp. Tô Hiến Thành cũng giúp nhà vua tiến cử hiền tài, chọn ra những quan đại thần chính trực, xuất sắc nhất phò vua trải qua nhiều gian truân và gánh vác đất nước. Công lao của ông được nhân dân đời đời ghi nhớ, đặc biệt nếu đến với làng Hạ Mỗ, nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện hết sức chân thực, khiến bạn càng thêm ngưỡng mộ vị quan đại thần này.
Rất nhiều sử sách đã ghi lại công lao vô cùng to lớn của Tô Hiến Thành. Trong đó “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú ghi chép một cách chi tiết và cụ thể công lao to lớn của ông qua các năm. Năm Đại Định thứ 12 (1141) có người thầy bói là Thân Lợi tạo phản cưng Nam Bình Vương, ngay sau đó nhận thấy những mục đích đen tối và nguy cơ truyền bá mê tín trong dân chúng mà Tô Hiến Thành đuổi đánh khiến người này phải nhận thua và chạy lên vùng Lạng Châu. Không dừng lại ở đó, ông quyết tâm mang quân đuổi theo, bắt và cũi và đưa về kinh sư chịu tội.
Đến năm Đại Định thứ 20 tức 1159 (Tổng Thiệu Hưng năm thứ 29) mùa hạ tháng 5, Ngưu Hống và Ai Lao làm phản. Thế lực của chúng tuy mạnh nhưng vua sai Tô Hiến Thành đi bắt giặc ngay sau đó. Rất nhanh cuộc truy đuổi kết thúc, Tô Hiến Thành phụng mệnh vua bắt được người. Với những tài năng chiến lược quý giá đó, ông đã được vua ban voi ngựa, châu báu và được phong làm Thái úy. Đến năm 1161, ông được làm Đồ tướng có nhiệm vụ quan trọng, chỉ huy 2 vạn quân lính đi tuần tra vùng, đảm bảo an ninh trật tự và góp phần không nhỏ để nước thái, dân yên.
Tô Hiến Thành - Đại thần liêm chính một lòng vì nước vì dân
Những chiến công hiển hách của Tô Hiến Thành chưa dừng lại ở đó. Đinh Hợi (chính Long Bảo Ửng) năm thứ 5 (1167) mùa thu tháng 7, vua sai Tô Hiến Thành đi đánh Chiêm Thành, người Chiêm phải đứng ra xin hòa hoãn lúc này ông mới đem quân về. Cũng từ thời điểm bấy giờ, ông đương việc nước cầm chính quyền đã rèn binh kén tướng, can thiệp vào hoạt động quân đội, quốc phòng từ đầu đến cuối. Mọi thứ dần được chấn chỉnh và đi vào quỹ đạo, đây cũng chính là tiền đề để những chính sách về sau ngày càng thuận lợi và dân chúng nhất nhất thực hiện.
Thời điểm năm Thiên Cảm Chí Bảo thứ 2 tức 1175, nhà vua lập Long Cán làm thái tử, Tô Hiến Thành lập tức nhận chức Nhập nội kiểm hiệu hiệu thái phó, bình chương quân quốc trọng sự tước vương giúp thái tử. Cho đến một ngày, vua đau ốm triền miên đã sai Tô Hiến Thành ẵm thái tử ra coi chính sự. Thời gian Lý Anh Tông mệt nặng, vua ủy cho Tô Hiến Thành phỉ thái tử lên ngôi, từ đó mà mọi công to việc lớn của quốc gia, việc đại sự đều giao cho xử đoán. Lúc này Thái hậu với ý đồ muốn dựng thái tử cũ là Long Xưởng lên ngôi nên mới đem vàng bạc hối lộ vợ ông. Tô Hiến Thành cương quyết: “Ta là bậc đại thần vâng mệnh của tiên đế dặn lại, giúp đỡ vua tuổi nhỏ, nay lấy của hối lộ mà bỏ người nọ lập người kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế nơi suối vàng". Thái hậu vẫn bày mưu tính kế và dụ dỗ ông đủ mọi đường. Tô Hiến Thành hiên ngang: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, người trung thần nghĩa sĩ đâu lại muốn thế. Huống chi lời nói của tiên đế hãy còn văng vẳng bên tai, há lại không biết việc của Y Dỗn. Hoắc Quang ngày trước hay sao? Tôi không dám” Cũng vì vậy mà Thái hậu mới thấu rõ lòng ông, bà rút lui.
Không chỉ sử sách ghi lại những câu chuyện huyền thoại của ông mà những lời nhận xét, lời khen của nhiều quan đại thần dành cho Tô Hiến Thành cũng khá nổi tiếng, tất cả đều được tóm gọn trong những câu chuyện lịch sử vang danh một thời. Nhận xét về triều vua Lý Anh Tông, sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: “Tô Hiến Thành được dự chính quyền, giúp đỡ bên trong chạy vạy bên ngoài, trung thành lo lắng, vua cũng đậm tâm nhân kính, suy việc trước, giữ việc sau, trí tuệ ngày càng tăng, đức nghiệp ngày càng tiến,... Triều đình sáng sủa, biên giới yên bình, hầu như đem lại được thịnh trị”
Những bài thơ trong đó có bài của vua Tự Đức (1778 - 1793) ca ngợi Tô Hiến Thành mà ai đọc cũng thấy đúng:
“Nghĩa trọng tài khinh thị trượng phu
Y, Chu tâm tích thế gian vo
Lâm chung nhất ngữ do kim thạch Tinh nhật tranh huy tứ phụ đồ".
Tạm dịch là:
“Nghīa trọng tài khinh chí hướng to
Sử
Những cuốn sử sách của thời đại đều ca ngợi Tô Hiến Thành với lòng trung thành sâu sắc với vua, không làm trái di lệnh của vua Lý Anh Tông lập Long Cán. Cùng với đó ông đứng ra quản līnh cấm binh, thưởng phạt phân minh rõ ràng không những được lòng dân chúng mà quân triều thần ai ai cũng thán phục.
Cho đến khi lâm bệnh nặng, ông vẫn cố gắng cống hiến hết mình, khẳng khái cương trực chọn của người hiền tài cho đất nước. Lúc này Thái hậu có đến thăm và hỏi ai có thể thay thế ông quản lý chính sự trong triều, với tài năng thiên bẩm và con mắt nhìn người thiên tài, ông đã đề nghị chọn Gián nghị đại phu Trần Trung Tá làm phụ chính thay mình, chứ không chọn Vũ Tán Đường mặc dù Vũ Tán Đường mới là người thân cận ngày đêm hầu hạ thuốc. Với quyết định này một lần nữa cho thấy Tô Hiến Thành là người trung với nước, vì đại sự triều đình mà công tư phân minh. Ông phân biệt rất rõ đâu là tình cảm, đâu là công việc. Sau khi ông mất, Thái hậu không nghe theo sự sắp xếp của ông nên chính sự trở nên lỏng lẻo và bắt đầu lụi tàn.
Tô Hiến Thành quả là một giai thoại với những chiến công hiển hách, không chỉ lo toan tốt việc nước mà ông còn suy nghĩ thấu đáo cho nhân dân. Rất nhiều giai thoại cho biết Tô Hiến Thành có tư tưởng “Khứ thị phát, lưu thị mạt" nghĩa là “ra đi thì phát triển. ở lại thì nghèo khó".
Chuyện kể rằng: biết tin quan Thái úy được vua phong cấp điền trang, bà con làng xóm vui mừng khôn xiết, tuy nhiên điều kỳ lạ là Tô Hiến Thành không nhận đất đai mà xin triều đình cấp cho những thửa ruộng ở nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi, địa hình hiểm trở, cũng vì thế mà nhiều người đã tỏ ra không hài lòng, thậm chí là oán trách ông. Họ khó hiểu với hành động và việc làm của Tô Hiến Thành, thậm chí một số người đã ngỏ ý xin ông tâu với triều đình cấp ngay trong huyện hoặc vùng xung quanh. Đứng trước những ý kiến thúc giục, ông bảo “ nếu ta không phải ta mà là vị quan khác được nhà vua phong đến đây, liệu các nhà có vui lòng mà ưng thuận làm nô bậc cho người ta hay không? Huống chi, quê mình “đa đình điền thiểu”, tất cả đều là bà con anh em, họ hàng gần xa ta không nỡ.
Rất nhanh mọi người hiểu ra vấn đề và đã làm theo lời ông, rất nhiều người xin ông chiếu cố để ở lại. Lúc này ông trả lời dứt khoát: “Khứ thị phát, lưu thị mạt” ta không muốn cậy quyền cậy thế, muốn gì được vậy. Lấy ruộng vườn của bà con mình làm của riêng, bắt anh em làm nơ tì, no bậc cho nhà mình thì có khác chi kẻ “cướp ngày” ta không thể làm. Về sau hầu hết con cháu dòng họ đã vâng lời của ông đi khắp nơi an cư lạc nghiệp đâu cũng hưng thịnh.
Những công lao to lớn của Tô Hiến Thành được nhân dân đời đời ghi nhớ. Cho đến nay những truyền thuyết dân gian về vị thái úy tài giỏi vẫn được lưu truyền và trở thành huyền thoại. Đây cũng chính là bài học lịch sử đáng quý để người dân tiếp nối, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng, kiên cường bất khuất bất không chịu khuất phục. Hy vọng bài viết của VietSense Travel đã đem đến bạn những nội dung chân thực và hữu ích nhất về Tô Hiến Thành - người phò tá tài đức vẹn toàn.