==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nếu có cơ hội đến thăm mảnh đất Hội An cổ kính thơ mộng thì check in tại Chùa Cầu là một trong những hoạt động không thể thiếu trong mọi kế hoạch khám phá Hội An của các tín đồ đam mê du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ. Chùa Cầu từ lâu đã được cộng đồng du lịch ví von giống như một điểm sáng nổi bật trong “bức tranh” Hội An cổ kính trầm mặc với nét đẹp kiến trúc được kết hợp hài hòa bởi sự giao thoa văn hóa giữa ba nước Việt Nam - Trung Quốc - Nhật Bản. Hãy cùng Vietsense Travel khám phá sâu hơn về những điều thú vị của ngôi chùa độc đáo này nhé!

Chùa Cầu Hội An: Điểm đến hấp dẫn với kiến trúc độc đáo

Vị trí của Chùa Cầu Hội An

Ngôi chùa Cầu cổ kính này tọa lạc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, Hội An. Bất cứ du khách nào từng đến với địa danh này đều phải ấn tượng trước dáng vẻ uy nghi, lâu đời tựa như một minh chứng cho lịch sử và một thời đại đã qua. Đồng thời, ngôi chùa còn như đang chất chứa trong đó niềm tin, hi vọng của biết bao thế hệ người dân Hội An.

Lịch sử hình thành của ngôi chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu ở phố cổ Hội An đã được các thương nhân Nhật Bản cùng nhau góp tiền và công sức xây dựng từ thế kỷ 17. Địa điểm này được cho là gắn liền với truyền thuyết của Nhật Bản về con quái vật có tên gọi là Namazu. Theo truyền thuyết thì con quái vật Namazu là loài quái vật khổng lồ với phần đầu nằm ở Nhật Bản, phần thân mình ở Việt Nam và đuôi của con quái vật này lại nằm tại Ấn Độ. Do kích thước khổng lồ này mà mỗi lần con quái vật Namazu cựa mình thì sẽ xảy ra những trận thiên tai khắc nghiệt như: lũ lụt, động đất...

Lịch sử hình thành của ngôi chùa Cầu Hội An - Ảnh 1Ngôi chùa Cầu được hình thành với mục đích ví nó như một thanh kiếm trấn yểm chắn ngang lưng của con quái vật để nó không thể cựa mình hay gây náo loạn, ảnh hưởng tới cuộc sống của con người nữa, giữ gìn sự yên bình, phát triển và hưng thịnh cho ba quốc gia Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản.

Địa điểm du lịch này còn được người dân và du khách gọi bằng nhiều tên gọi khác như Lai Viễn Kiều, Cầu Nhật Bản… Cái tên Chùa Cầu là tên gọi được biết đến và sử dụng nhiều nhất, sở dĩ có cái tên này là vì kiểu kiến trúc mang đậm phong cách văn hóa Nhật Bản, trong lịch sử thì vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đã từng ghé thăm phố cổ Hội An, khi đến đây đã đặt tên cho nơi đây là Lai Viễn Kiều, tên gọi này mang ý nghĩa là cây cầu đón khách phương xa.

Bởi lịch sử lâu đời và gắn liền với đời sống của người dân địa phương nên Chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng đặc biệt và luôn là địa điểm du lịch được bất cứ du khách nào khi tới Hội An đều muốn ghé thăm check in, thăm quan ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và ghi dấu lại những khoảnh khắc đẹp, kỉ niệm với mảnh đất này.

Lịch sử hình thành của ngôi chùa Cầu Hội An - Ảnh 2Dù đã khoảng 400 năm tuổi, chùa Cầu Hội An đến nay vẫn giữ được khá nguyên vẹn hình dáng ban đầu, cây cầu có chiều dài 18 mét, hình uốn cong bắc qua con rạch chảy vào dòng sông Hoài thơ mộng. Cây Cầu có kiến trúc mô phỏng hình dáng của một ngôi chùa. Đây là nơi nắm giữ chức năng chính là điều tiết giao thông, cũng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương, ngày xưa nếu tại phố cổ Hội An có xảy ra tranh chấp trong việc buôn bán thì thường sẽ đến đây để phân xử. Cho đến ngày nay, sau khi trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử thì ngôi chùa Cầu đã trở thành biểu tượng quan trọng của phố cổ Hội An, nắm vai trò đặc biệt và góp phần đưa Hội An trở thành một Di sản Văn hóa Thế giới. Năm 1990, ngôi chùa Cầu đã được nhà nước công nhận là Di tích Lịch Sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Hình ảnh ngôi chùa còn được in lên 1 mặt của tờ tiền polymer mệnh giá 20000 VNĐ.

Cách di chuyển đến Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu có vị trí nằm tại cửa ngõ dẫn vào trung tâm phố cổ, tọa lạc tại nơi nối giữa phố Nguyễn Thị Minh Khai và phố Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Với vị trí đặc biệt này mà Chùa Cầu nằm ngay tại trong khu phố cổ Hội An, rất dễ để tìm đến và tham quan. Nếu muốn đến chùa Cầu, du khách có thể di chuyển đến khu vực trung tâm của phố cổ Hội An rồi gửi xe ở ngoài và đi vào bên trong phố cổ để tham quan, chiêm ngưỡng ngôi chùa độc đáo này.

Giờ mở cửa Chùa Cầu Hội An

Di tích Chùa Cầu thuộc trong khu vực phố đi bộ nên tại đây sẽ mở cửa cho du khách vào tham quan theo 2 khung giờ sau:

Buổi sáng: Từ 9h00 đến 11h00

Buổi chiều: Từ 15h00 đến 22h00

Vé tham quan di tích này có giá khoảng 80000 VNĐ. Vé tham quan này giúp du khách có thể tùy nhu cầu mà đến tham quan 4 trong 21 địa điểm du lịch có tính phí.

Chùa Cầu thờ vị thần nào?

Dù được gọi là chùa nhưng nơi đây không thờ Phật mà chùa Cầu thờ vị thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ, một vị thần lớn trong Đạo giáo, tương truyền rằng đây là vị thần đã bảo vệ dân chúng thoát khỏi tai ương, thiên tai và lũ lụt. Người dân đến đây thờ phụng và cầu nguyện vị thần này đều mong ước có được một cuộc sống yên bình, may mắn và cầu tài lộc, sung túc, thuận lợi trong công việc,...

Chùa Cầu thờ vị thần nào?Bên cạnh đó, ngôi chùa này còn thờ cặp linh hầu và thiên cẩu ở 2 đầu của cây cầu, đây được xem là đôi linh vật có sức mạnh phi thường giúp canh giữ và trấn yểm cho địa điểm này. Vào những ngày lễ, Tết và những ngày rằm hàng tháng, người dân tại Hội An sẽ kéo nhau đến chùa Cầu để dâng lễ và cầu nguyện được bình an, được thần linh phù hộ, che chở. Ngày thường cũng có rất nhiều du khách thập phương hành hương đến đây lễ bái, cầu nguyện.

Truyền thuyết về Chùa Cầu

Vì được xây dựng bởi người Nhật nên truyền thuyết về Chùa Cầu Hội An có liên quan đến truyền thuyết Nhật Bản. Truyền thuyết kể rằng có một con quái vật biển tên là Namazu ở Nhật Bản. Con thủy quái này có đầu ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ, lưng vắt ngang Hội An. Con quái vật này thường gây ra lũ lụt, động đất, sóng thần ở những vùng biển mà nó cai trị. Vì vậy, để kiểm soát con quái vật khổng lồ này, người ta xây dựng Chùa Cầu với ý nghĩa như dùng một thanh kiếm đâm vào lưng nó để đảm bảo nó không vùng vẫy và gây sát thương, quấy nhiễu đời sống nhân dân 3 nước nữa.

Truyền thuyết về Chùa CầuVề mặt địa chất, thành phố cổ Hội An được hình thành và bồi đắp lên từ đất phù sa của dòng sông Thu Bồn, một con sông lớn ở miền Trung. Vùng đất này vẫn thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt khiến người dân địa phương và các doanh nhân, thương nhân người Nhật Bản đang kinh doanh tại đây gặp nhiều khó khăn trong sinh sống và kiếm tiền, buôn bán. Từ khi Chùa Cầu được xây dựng thì họ như đã có được sự an ủi phần nào, đây được xem như một điểm tựa tâm linh để người dân có thể vượt qua điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.

Sự hình thành của Chùa Cầu Hội An

Vào khoảng thế kỷ thứ 16 và 17, triều đình nhà Nguyễn đã bắt đầu thực hiện hàng loạt những cải cách, cho phép mở cửa khai thông giao thương, và đẩy mạnh phát triển các hoạt động về công thương nghiệp… nhờ đó mà mảnh đất Hội An cũng đã được chọn làm nơi để nhân dân ta có thể gặp gỡ, trao đổi hàng hóa, buôn bán giao thương cùng các thương nhân đến từ những đất nước khác, trong đó có cả Nhật Bản. Đó cũng là thời điểm Hội An trở thành một vùng đất nhộn nhịp và đông đúc, phát triển hơn và nhanh chóng trở thành một trong những cảng thị lớn nhất tại Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Sự hình thành của Chùa Cầu Hội AnCùng với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của Hội An, nhiều thương nhân Nhật Bản đã đến đây để sinh sống và buôn bán, kinh doanh. Dựa vào truyền thuyết về quái vật Namazu và để thuận tiện hơn trong việc di chuyển qua lại, các thương nhân Nhật Bản đã cùng nhau góp tiền xây dựng cây cầu bắc qua con trạch, chính vì vậy mà công trình này từng có tên gọi là Cầu Nhật Bản. Sau đó, đến năm 1653 thì công trình tiếp tục được xây dựng thêm phần chùa ở phía Bắc của sườn cầu, cũng từ đó mà tổng thể mặt bằng của công trình đã có hình chữ T như ngày nay, ngôi chùa cũng được chính thức đổi tên thành Chùa Cầu là tên gọi phổ biến đến ngày nay.

Vào năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu ghé thăm Hội An thì trông thấy cây cầu đặc biệt này nên đã đặt tên cho công trình là Lai Viễn Kiều. Cái tên này vẫn được khắc nổi trên tấm bảng lớn ở trước cửa chùa cho tới ngày nay. “Lai Viễn Kiều” mang ý nghĩa là “ cầu đón khách phương xa”. Đây được xem là một dấu mốc chứng minh Chúa Nguyễn từng ghé thăm nơi đây và cũng là nơi giao thương, gặp gỡ của các thương nhân nước ngoài.

Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, ngôi chùa này cũng đã được nhiều lần trùng tu vào những năm 1917, 1965 và 1986, những lần trùng tu này đã khiến kiến trúc của ngôi chùa bị thay đổi ít nhiều, từ phong cách đậm nét Nhật Bản đã dần bị thay thế và hòa quyện bằng lối kiến trúc mang phong cách Trung Quốc và Việt Nam như ngày nay. Chính vì vậy mà người ta vẫn thường nhận xét công trình này là nét đẹp giao thoa của văn hóa ba nước Việt - Trung - Nhật.

Kiến trúc của Chùa Cầu

Như đã đề cập ở trên, sau nhiều lần tu sửa, kiến ​​trúc của Chùa Cầu Hội An dần chuyển từ phong cách Nhật Bản sang phong cách Việt Nam và Trung Hoa.

Tháp dài 18m, rộng 3m. Cây cầu được bắc ngang qua một con gạch nhỏ, toàn bộ công trình được làm bằng vật liệu hoàn toàn bằng gỗ và được các nghệ nhân xưa chạm khắc rất tinh xảo. Cấu trúc Chùa Cầu Hội An gồm 3 phần chính: 2 đầu cầu và 1 thân cầu.

Kiến trúc của Chùa CầuChùa Cầu Hội An được ngăn cách với cầu bằng một bức vách bằng gỗ và một bộ cửa có ô ở phía trên và phía dưới. Ngôi chùa có 3 mái tương ứng với 3 phần của cây cầu. Mái của ngôi chùa được lợp bằng loại ngói âm dương, được thiết kế theo hình vòng cung độc đáo. Ngoài ra, trên mái còn có nhiều chi tiết trang trí hình mái đình, bờ sông. Một điều rất đặc biệt ở ngôi chùa này đó là chùa là nơi lưu giữ nhiều tấm bia ghi lại lịch sử của công trình nổi tiếng này và phố cổ Hội An.

Một số khách sạn gần Chùa Cầu Hội An

Khi đến với Chùa Cầu Hội An, hay bất cứ đầu thì chắc hẳn một trong những điều du khách rất quan tâm và chú trọng đó là chọn một nơi để nghỉ ngơi sao cho thật thoải mái và phù hợp đúng không? Địa điểm này có vị trí nằm gần trung tâm phố cổ Hội An nên sẽ có rất nhiều khách sạn đẹp và hiện đại. Nhưng nếu đang băn khoăn và muốn tìm một nơi phù hợp với túi tiền, tiết kiệm chi phí thì hãy thử tham khảo danh sách sau đây của Vietsense Travel nhé:

Volar de Faifo Villa

Địa chỉ: Số 132, Ngô Quyền, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

The View Homestay Hoi An

Địa chỉ: Số 28/6, Trần Hưng Đạo, ph. Sơn Phong, tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam

River Suites Hoi An Hotel

Địa chỉ: Số 4, Nguyễn Du, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Laluna Hoi An Riverside Hotel & Spa

Địa chỉ: Số 12, Nguyễn Du, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Silkotel Hoi An

Địa chỉ: Số 14, Hùng Vương, ph. Cẩm Phổ, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Một số nhà hàng, quán ăn gần Chùa Cầu Hội An

Nhà Hàng Vạn Lộc

Địa chỉ: Số 27 Trần Phú, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nhà hàng Ngọc Tuyết

Địa chỉ: Số 43-45 Trần Hưng Đạo, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nhà hàng Hồng Phúc II

Địa chỉ: Số 43-45 Trần Hưng Đạo, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nhà Hàng Vĩnh Hưng

Địa chỉ: Số 1 Châu Thượng Văn, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nhà Hàng Faifo Xưa

Địa chỉ: Số 66 Nguyễn Thái Học, ph. Minh An, tp Hội An, tỉnh Quảng Nam

Những địa điểm du lịch nổi tiếng gần Chùa Cầu

Để hành trình thêm nhiều điều thú vị và ý nghĩa hơn, du khách hãy tham khảo những địa điểm du lịch nổi tiếng không kém khác gần Chùa Cầu Hội An mà Vietsense Travel sẽ giới thiệu sau đây nhé:

Làng gốm Thanh Hà

Giá vé: 35.000 VNĐ/người lớn, 15.000 VNĐ/trẻ em.

Làng gốm Thanh Hà nằm cách trung tâm Hội An chỉ khoảng 3 cây số. Đây là nơi hội tụ những nét đẹp cổ kính hiếm có của thành phố Hội An và rất phù hợp cho những du khách đam mê khám phá, đặc biệt là muốn tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Làng gốm Thanh Hà được xem là một bảo tàng sống bởi nơi đây lưu giữ rất nhiều tư liệu quý giá về nghề làm gốm thủ công của Hội An.

Chợ Hội An

Chợ Hội An hẳn là cái tên không còn xa lạ với bạn đúng không? Đây không chỉ là thiên đường của dân sành ăn mà còn là địa điểm check-in được nhiều người yêu thích.

Những địa điểm du lịch nổi tiếng gần Chùa CầuĐến với Chợ Hội An, bạn sẽ lạc vào một thế giới ẩm thực vô cùng phong phú, từ những món ăn vặt (như Cao lầu, Quảng Miên, bánh mì Hội An…) đến các loại rau tươi xanh, gia vị… Các bạn yên tâm ăn, chọn và mua nhé!

Nhà cổ Đức An

Nhà cổ Đức An là một công trình cổ đã có tuổi đời lên đến 180 năm. Du khách khi  tới đây sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp mang đậm phong cách kiến trúc phương Đông và còn được lắng nghe những câu chuyện lịch sử về một thời hào hùng của dân tộc ta. Cho đến nay, nhà cổ Đức An đã có đến 6 thế hệ sinh sống. Để giữ gìn được trọn vẹn những nét đẹp của tòa công trình mà hàng năm đều có những đợt trùng tu, cải tạo và bảo tồn.

Một số lưu ý khi đi Chùa Cầu Hội An

Để chuyến du lịch khám phá Chùa Cầu Hội An được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi thì du khách sẽ cần lưu ý đến một số điều sau:

Giá vé tham quan Chùa Cầu Hội An dành cho du khách Việt Nam là 80K/ 1 người còn đối với các du khách nước ngoài thì giá vé sẽ là 150K/người. Số tiền này không quá đắt đỏ mà du khách còn có thể thỏa sức khám phá và chiêm ngưỡng những nét đẹp kiến trúc và văn hóa của di tích cổ kính này.

Khung giờ 19h đến 20h30 là thời gian diễn ra các chương trình biểu diễn đường phố vô cùng đặc sắc và thú vị, du khách còn có thể tham gia vào các trò chơi dân gian, các hoạt động giải trí khác.

Với những du khách ưa khám phá và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của những điểm đến thì du khách có thể lắng nghe những câu chuyện về lịch sử của công trình này và chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo dưới sự hướng dẫn và giới thiệu của các hướng dẫn viên du lịch nhé.

Một số lưu ý khi đi Chùa Cầu Hội AnThời điểm lí tưởng để du khách tham quan công trình này là từ 9h sáng đến 15h chiều. Đây là khoảng thời gian Chùa Cầu Hội An không quá đông du khách.

Đây là một điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng, có nhiều tín đồ và du khách thập phương tới đây hành hương lễ bái và cầu nguyện nên hãy chú ý đến cách giao tiếp, nói chuyện, không nói tục, chen lấn hay làm những điều gây mất trật tự và an ninh tại đây nhé. Hãy là một du khách thông thái và văn minh.

Chùa Cầu Hội An với những điều thú vị liên quan đến nó rất xứng đáng để nơi đây trở thành biểu tượng không thể thiếu của phố cổ Hội An và xứng đáng là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng. Đây sẽ là một nơi lý tưởng cho du khách có thể cảm nhận được sự bình yên, thư giãn tâm hồn sau những ngày dài lao động mệt mỏi. Nếu có cơ hội ghé thăm Chùa Cầu Hội An thì đừng quên vào đây lễ bái cầu nguyện an lành bình yên cho bản thân, gia đình và những người thân yêu nhé. Trên đây là những chia sẻ về ngôi chùa Cầu Hội An của Vietsense Travel, hy vọng bài viết này sẽ giúp du khách có một cái nhìn tổng quan về di tích văn hóa độc đáo này, qua đó sẽ có một chuyến đi thật thú vị, ý nghĩa và trọn vẹn.

 

 

27 2 29 56 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==