==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Đại sư họ Nguyễn Hiệu Phả Minh, sinh trưởng trong một nhà nho nghèo, có 4 anh em thì hai người xuất gia đầu phật. ảnh hưởng truyền thống nho giáo từ nhỏ, lại thấy cảnh đời dâu bèo bọt bể, mang chí hướng xuất trần năm 13 tuổi ngài xuất gia y vào thiền sư Thanh Quyết, một bậc long tượng trong thiền môn lúc đó. Năm 18 tiổi ngài thụ gới sa di, không bao lâu ngài được thụ gới tỷ khiêu năm 21 tuổi.
Tổ Hải Viên người xã yến vỹ sinh năm giáp thân (1764) năm ất mùi (1775) xuất gia tòng đạo. Năm kỷ dậu (1789) Tổ Hải Viên chính thức làm chủ tùng lâm hương tích. Ngoài chùa Thiên Trù, Tổ xây dựng năm gian hậu đường bằng gỗ lợp ngói, đúc quả chuông hiện treo ở chùa, có niên đại hoàng triều cảnh thịnh năm thứ hai nhà Nguyễn Tây Sơn. Năm mậu ngọ, Tổ xây dựng lại tào khê viện. năm canh thân (1800), Tổ xây mở rộng đền Vân Song – tên thường gọi là đền Cửa Võng, đền Chấn Song. Năm mậu tuất (1802),Tổ xây dựng năm gian tiền đường chùa Thiên Trù bằng gỗ tốt lợp ngói.
Nói đến Hương Sơn, mọi người không thể không nhớ tới những đặc sản dân giã của chùa Hương như một tấm lòng thơm thảo.
Tổ được triều đình nhà Lê phong Thượng Lâm Viện - Tăng Lục Ty Hòa Thượng, Viên Giác Tôn Giả, tấm bia dựng ở chùa Thiên Trù năm Bính Dần (1686) niên hiệu chính hòa năm thứ bẩy chép: “đặc thụ như lai vân thủy thiền thiên Trần Đạo Viên Quang Chân Nhân, quốc phong Thượng Lâm Viện Viên Giác Tôn Giả…”. Tổ tinh thông kinh luật, giỏi thiên văn hiểu địa lý, đã vân du nhiều nơi thánh địa. Khi đến đường yên thôn thượng, xã Yến Vỹ (nay là thôn Yến Vỹ) huyện Hoài An phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam. Tổ thấy khoảnh đất thôn phía bắc như thiên mã (ngựa trời). Tổ ngỏ ý xin dân thôn, được dân thôn hoan hỷ giúp đỡ cùng với đệ tử san đất đắp nền dựng nên thảo am thờ phật. Tổ thiết lập viện sách, phòng tăng, giếng nước, ao sen và vườn hoa cây cảnh. Chẳng mấy thơi gian khoảnh đất “ngựa trời” trở nên thắng tích.
Trên cửa động khắc ba chữ nôm “Ngọc long động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ phật năm 1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá.
Năm Nhâm Thân (1932) hội thiện làng Yến Vĩ (làng sở tại) xin quan tỉnh mở một động nhỏ trên đỉnh núi Thung Gạo, mượn tên là động Hinh Bồng. Năm Qúy Dậu (1933) hội thiện được bà Hải Khoát - một thương gia tín đồ phật tử quê ở Hải Phòng tài trợ xây dựng thành chùa. Năm quý mùi 1943 đúc chuông đồng lớn (hiện treo ở động). Năm Nhâm Thân (1992) do núi chấn động, một tảng đá rất lớn (hơn một trăm khối) cùng bốn khối đá nhỏ lở lấp cửa động...
Qua eo núi Chùa Long Vân thì đến động Long Vân, Động được mở ra cùng thời với chùa, trên cửa động có đề ba chữ hán “Long Vân Động” trong Động có một tam bảo nhỏ thờ phật. Động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ...
Đền Trấn Song thường gọi là đền Cửa Võng, xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu". Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ Bà dân làng cầu mong Bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.
Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860 ) trên thế đất mà theo thuyết phong thuỷ là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ (chim Phượng Hoàng uống nước) nhìn ra vùng có nhiều gò đất mà thuyết phong thuỷ gọi là kiểu đất "tam đăng chiếu nhất thư" (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách)...
Từ cửa động đi xuống động ,hiện nay là 120 bậc đá kê không trát mặt, đôi bên là cây rừng cao vút như đón ta với cả tấm lòng ngay thẳng. Theo truyền thuyết phong thuỷ, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là Lưỡi Rồng. Cổ xưa từ trên cửa động xuống đến sân động phải qua hai cây cầu bắc song song bằng gỗ lim (gọi là Bạch Liên Kiều) qua hang sâu, dưới có nước (gọi là Liên trì - ao sen) rồi mới đi vào động...
Lơ đãng trong làn sương sớm với những cảm giác miên man,nhẹ nhàng trôi theo những vẻ đẹp của non nước mây trời.Du lịch Tam Đảo được biết đến về những điều tự nhiên nhất,hòa mình với vẻ đẹp của non nước mây trời,thư giãn và quên đi những lo toan bộn bề của cuộc sống.