==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Được vinh danh là một di sản văn hóa quan trọng của nhân loại, Thánh địa Mỹ Sơn ở miền Trung Việt Nam chính là địa điểm thu hút vô số du khách trong và ngoài nước ghé thăm, khám phá. Sở hữu những tòa tháp, đền đài cổ kính lối với phong cách kiến trúc độc đáo, in đậm giá trị lịch sử văn hóa của đất nước Chăm Pa cổ, Thánh địa Mỹ Sơn chắc chắn sẽ là một nơi mà bạn nên ghé thăm ngay khi có cơ hội. Bài viết này của Vietsense Travel sẽ đưa bạn đi khám phá những điều thú vị tại di sản nhân loại Thánh địa Mỹ Sơn.

Lịch sử hình thành Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ bàn tay con người vào những năm thế kỷ IV, dưới sự trị vì của vua Bhadravarman và kết thúc quá trình xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV; dưới sự cai quản của triều vua Jaya Simhavarman III.

Di sản nhân loại ở Quảng Nam  - Thánh địa Mỹ Sơn chính là một quần thể di tích lịch sử rộng lớn gồm trên dưới 70 ngôi đền đài tượng trưng cho nhiều giai đoạn lịch sử của vương quốc Chăm Pa và được xây với mục đích tôn thờ các vị thần linh thiêng trong văn hóa người Chăm Pa là Linga và Shiva. Chính vì vậy, điểm nổi bật của quần thể đền tháp ở mỹ sơn đó là những nét kiến trúc đăng trưng của văn hóa Chăm-pa cổ, ví dụ như: tượng thần Siva, bia đá, linh vật, . ..

Lịch sử hình thành Thánh địa Mỹ SơnMặc dù thế, vì sự xâm lược của Vương quốc Cổ đại – Đại Việt (Việt Nam mình ngày xưa) nên các ngôi đền này đã bị người ta lãng quên, bỏ rơi; và phải mãi vào năm 1889, nó mới được khám phá khi một đoàn người Pháp sang Việt Nam thám hiểm, khảo sát.

Dù chịu nhiều ảnh hưởng của các tác nhân lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn vẫn là một khu di tích mang đậm các giá trị nghệ thuật, văn hóa; mang đậm màu sắc trí tuệ và tinh hoa của nhiều thế hệ. Vì vậy, ngày 01/12/1999, khu Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Và tại Việt Nam thì nơi đây cũng được xếp vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Trải qua bao biến cố và ảnh hưởng lớn của khói lửa chiến tranh, sau năm 1975, quần thể đền tháp tại khu Thánh địa Mỹ Sơn chỉ còn tồn tại được 32 công trình – là chỉ gần một nửa so với tổng số ban đầu. Số công trình tháp còn lại nguyên vẹn trong khu thánh địa Mỹ Sơn chỉ còn vỏn vẹn 20 tòa.

Cùng với dòng chảy của lịch sử, thánh địa Mỹ Sơn đã trở thành khu ti tích cổ kính ghi dấu những giá trị văn hóa, nghệ thuật, minh chứng cho những tinh hoa trí tuệ của bao thế hệ. UNESCO đã chính thức công nhận khu Thánh địa Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 1.12.1999. Nơi đây cũng đã được nhà nước đưa vào danh sách những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được bảo tồn.

Kiến trúc của Thánh địa Mỹ Sơn

Một điều dễ dàng nhận thấy khi đặt chân đến địa điểm này chính là những toà đền tháp ở Mỹ Sơn mang đậm màu sắc của Ấn Độ giáo. Đặc biệt là, các tòa kiến trúc này được xây nên toàn bộ từ 100% nguyên liệu là gạch, mặc dù cả khu thánh địa cổ kính này không dùng bất kỳ chất gây kết dính nào song nó đã mãi vững bền theo năm tháng và xuyên suốt cùng với chiều dài lịch sử.

Kiến trúc của Thánh địa Mỹ SơnMặc dù chịu ảnh hưởng thời gian, những kiến trúc tại thánh địa Mỹ Sơn cũng bị xói mòn đôi chút thì nếu tinh mắt, khách tham quan vẫn sẽ dễ phát hiện thấy những hình điêu khắc, hoa văn trên đền tháp như đang vẽ lại và in hằn dấu ấn của con người và các thời đại của nước Chăm Pa huy hoàng, lộng lẫy. Dựa vào phong thuỷ, do bị tác động mạnh mẽ của Ấn Độ giáo, cho nên đa phần hướng của khu di tích đều quay chính về phía đông, là hướng của mặt trời mọc, trong Ấn Độ giáo thì đây cũng là nơi cư ngụ linh thiêng của các vị thần linh.

Những thông tin về khu Thánh địa Mỹ Sơn

Vị trí của Thánh địa Mỹ Sơn

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn có vị trí nằm tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; cách Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam và thêm khoảng 45km về phía Tây nữa là Hội An.

Vì vậy muốn tìm hiểu những điều lý thú về khu di tích Mỹ Sơn, Vietsense Travel gợi ý du khách nên chọn đi theo tour, đi tự túc cũng sẽ dễ dàng để du khách có thể khám phá các vẻ đẹp riêng và khác nhau của các điểm du lịch ở Đà Nẵng và Hội An.

Giá vé tham quan khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn:

Đối với người nước ngoài: 150K1 vé;

Đối với người Việt Nam: 100K/1 vé.

Về thời gian hoạt động: 6h30 – 17h30 (mở hầu hết các ngày trong tuần) .

Phương tiện và đường đi tới khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Toàn bộ quần thể Thánh địa Mỹ Sơn nằm gọn trong thung lũng có đường kính rộng khoảng 2 cây số, bao bọc xung quanh khu thánh địa là trùng điệp những dãy núi non. Nếu muốn di chuyển tới Thánh địa Mỹ Sơn thì du khách có thể lựa chọn đi bằng ô tô hoặc xe máy với điểm xuất phát từ Đà Nẵng hoặc Hội An.

Nếu xuất phát từ Hội An, du khách có thể đi theo đường Trần Hưng Đạo – Cầu Cẩm Kim – Cầu Duy Phước – Trường Sa – Hùng Vương – Tỉnh lộ 610, đến Duy Phú sẽ thấy có đường để rẽ vào khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Nếu du khách sử dụng phương tiện xe máy thì chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ là đã có thể đến được Thánh địa Mỹ Sơn. Phương tiện này gọn gàng, nhanh chóng và dễ sử dụng, phổ biến nhưng vì đoạn đường cũng khá dài nên trước khi đi du khách nên đem xe đi bảo dưỡng và chuẩn bị tư trang, đồ bảo hộ đầy đủ, đừng quên đổ đầy bình xăng để chuyến đi được diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối đa các rủi ro nhé.

Những thông tin về khu Thánh địa Mỹ SơnNếu điểm xuất phát của du khách là từ Đà Nẵng thì có thể di chuyển tới Thánh địa Mỹ Sơn bằng phương tiện công cộng phổ biến - xe buýt. Du khách có thể bắt chuyến xe buýt số 6 từ Đà Nẵng để có thể tới được Mỹ Sơn rất nhanh chóng và tiện lợi, chi phí cũng rẻ nữa. Điểm đầu của tuyến xe buýt sẽ là Đà Nẵng và điểm dừng cuối của tuyến xe 06 này chính là thánh địa Mỹ Sơn. Quãng đường chỉ dài gần 60km nên du khách có thể thoải mái nghỉ ngơi thư giãn khi ở trên xe. Tuyến xe buýt 06 có giờ khởi hành vào lúc 5h30 sáng và sẽ nghỉ lúc 17h chiều nên du khách hãy chú ý canh thời gian để bắt xe cho hợp lý, mỗi chuyến xe cách nhau 30 phút/chuyến. Giá vé cũng chỉ trong khoảng từ 8K đến 30K dành cho một lượt nên rất rẻ để du khách có thể mua mà không quá lo lắng về chi phí đi lại.

Những điều thú vị của Thánh địa Mỹ Sơn

Với thiết kế cầu kỳ, tinh tế, và độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa cổ xưa của Chăm Pa, các tòa kiến trúc trong khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được phân chia thành 6 loại phổ biến là: phong cách cổ, Mỹ Sơn, Hoà Lai, Đồng Dương, Ponagar và Bình Định.

Theo thời gian, trải qua nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã bị tàn phá nghiêm trọng do các cuộc ném bom của quân đội Hoa Kỳ dội xuống Việt Nam. Tuy nhiên nơi đây vẫn may mắn có thể giữ nguyên được một số đền đài, toà tháp có giá trị văn hoá và nghệ thuật, lịch sử sâu sắc.

Toàn cảnh khu thánh địa Mỹ Sơn

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được xây nên hoàn toàn bởi gạch nung có hình khối vuông sau đó, chúng được các người thợ xây tỉ mẩn xếp chồng lên nhau rất khớp mà không hề dùng bất cứ một loại chất kết dính nào. Trải qua thời gian nhiều thế kỷ, khu di tích đã được tôn vinh và công nhận là di sản của nhân loại không hề bị phá hủy, mặc du không thể tránh được những vết nứt vỡ, sự xói mòn của thời gian.

Toàn bộ khu di tích nằm ẩn mình sâu trong thung lũng, bao quanh là những dãy núi non trùng điệp. Khu di tích cổ kính được phân chia thành ba khu vực là A, B và C. Khu A là điểm đến đầu, từ đây du khách có thể quan sát được cả hai khu B và C.

Những điều thú vị của Thánh địa Mỹ Sơn - Ảnh 1Các đền đài tại khu di tích hiện nay đã và đang được tu bổ, những nét đặc biệt trong lối kiến trúc cũ của các công trình vẫn được bảo tồn và duy trì nên du khách khi tới tham quan sẽ dễ dàng có thể chiêm ngưỡng những nét đẹp trong lối thiết kế được thể hiện qua từng chi tiết nhỏ nhất. Khu B là khu vực bao gồm 1 tháp chính và 3 tòa tháp phụ, nằm ở dãy đồi phía tây. Khu C thì lại nằm ở dãy đồi phía Nam, cũng là khu vực nổi bật nhất trong cả quần thể, bởi tại đây tập trung nhiều bia đá, phù điêu, đền tháp và nhiều kiệt tác điêu khắc cực kì độc đáo và lạ mắt.

Con đường cổ dài 8m trong khu di tích

Trong quá trình trùng tu và phục hồi các hệ thống đền tháp tại thánh địa Mỹ Sơn , một vị chuyên gia người Ấn Độ đã phát hiện con đường độc đáo này. Dựa trên các tài liệu lịch sử thì được biết, chỉ vua chúa và thành viên hoàng tộc hoặc người có chức sắc cao của đất nước thì mới được phép đặt chân lên con đường cổ xưa độc đáo này. Con đường sẽ dẫn thẳng người đi vào trung tâm nơi có các tháp cổ lớn, nơi này thường được sử dụng để diễn ra các hoạt động tâm linh, lễ tế của người Chăm xưa. Con đường cổ sở hữu chiều rộng 8m với hai bên là hai bờ tường nằm song song với nhau và được chạm trổ công phu rồi chôn sâu trong lòng đất với độ sâu khoảng 1m.

Thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc

Trong văn hóa của người Chăm thì điệu múa Apsara là một điệu múa quen thuộc và nổi tiếng được lấy cảm hứng từ những bức tượng đá điêu khắc Apsara.

Với tựa đề "Linh hồn của đá" – mục đích để ca ngợi nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ dân tộc Chăm, Apsara là điệu múa có sự kết hợp giữa từng bước chân, động tác múa tay hết sức nhịp nhàng, thanh thoát, bên vẻ ngoài gợi cảm, quyến rũ của các vũ nữ Chăm trong tiếng trống Paranưng và khèn Saranai truyền thống. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa những yếu tố này đã tạo ra một màn biểu diễn vô cùng hấp dẫn mà ai cũng không thể nào rời mắt.

Khám phá lễ hội Katê truyền thống của người Chăm

Lễ hội Katê là một trong các lễ hội truyền thống quan trọng hàng đầu của người Chăm, đây là thời điểm để người Chăm cùng nhau quây quần để tri ân tổ tiên, ông bà và cầu nguyện cho sự sinh sôi phát triển và lễ hội Katê được tiến hành diễn ra vào khoảng tháng 7, theo lịch Chăm. Nếu đến thánh địa Mỹ Sơn vào đúng dịp lễ hội, thì du khách không những được thưởng thức nhiều nét đẹp kiến trúc, điêu khắc, mà sẽ còn được chứng kiến cả các nghi lễ tâm linh như: cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, té nước, . ..

Những điều thú vị của Thánh địa Mỹ Sơn - Ảnh 2Lễ hội cũng là lúc để người dân và du khách có cơ hội thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ hết sức đặc sắc, được biểu diễn trên nền nhạc của đạo cụ truyền thống và những điệu nhảy uyển chuyển, khéo léo của các nghệ sĩ múa người Chăm.

Ăn gì khi tới khám phá Thánh địa Mỹ Sơn?

Hành trình khám phá sẽ không thể trọn vẹn nếu du khách chỉ ngắm nhìn những vẻ đẹp của khung cảnh và kiến trúc, lấp đầy bụng đói bằng cách thưởng thức những hương vị tuyệt vời của các món ăn đặc sản sẽ khiến chuyến đi của bạn thêm tuyệt vời và đáng nhớ hơn. Nếu chưa biết phải ăn gì khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn thì hãy để Vietsense Travel gợi ý cho bạn nhé:

Bê thui Cầu Mống

Món bê thui Cầu Mống là một trong những món ăn ngon nổi tiếng nhất định bạn phải thử khi ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn. Món ngon này được chế biến chính bằng thịt bê được lựa chọn kĩ càng từ những con bê non ăn cỏ, có trọng lượng không quá 35kg, sau đó đem đi thui trên bếp than với nhiệt vừa phải, để có thể vừa giữ độ ngọt của thịt lại không mất đi độ dai giòn của da. Cuối cùng, miếng thịt bê sẽ được thái lát mỏng, chấm với nước chấm tuyệt đỉnh làm từ chanh, mè rang, tỏi, ớt, nước mắm hảo hạng và ăn kèm các loại rau sống, rau thơm.

Ăn gì khi tới khám phá Thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 1Món bê thui Cầu Mống là một trong các món ăn đặc sản trứ danh tại miền Trung mà bạn nên thưởng thức khi đến với thánh địa Mỹ Sơn. Món ăn ngon này được chế biến từ thịt bê được chọn lọc kĩ lưỡng từ những con bê non ăn cỏ, nặng không quá 35kg, sau đó đem đi thui trên bếp than với mức nhiệt vừa, sao có thể vẫn đảm bảo độ chín mềm ngọt ngào của thịt mà vẫn không làm mất đi độ dai giòn của da. Cuối cùng, miếng thịt bê thành phẩm sẽ được cắt lát mỏng và ăn kèm với nước chấm thần thánh được pha từ vị chanh, mè, tỏi, ớt, nước mắm ngon cùng rau sống, rau thơm tươi mát.

Bê thui Phước Quân: đường Thanh Hóa, thành phố Tam Kỳ

Bê thui Mười: QL1A cũ, Cầu Câu Lâu cũ, Điện Bàn, Quảng Nam

Bánh đập

Có vẻ ngoài tương tự hao hao với bánh tráng, bánh đập có 2 loại: bánh đập khô được nướng thơm giòn và bánh đập ướt. Món ăn này sẽ được kết hợp cùng nước mắm nguyên chất kèm ớt tươi mang cảm giác vừa lạ vừa quen.

Địa chỉ: 679 Hai Bà Trưng, Tp. Hội An, Quảng Nam

Địa chỉ: Xã Cẩm Nam, Tp. Hội An, Quảng Nam

Bánh bèo

Khác với bánh bèo tại các vùng khác, bánh bèo được bán ở khu du lịch Mỹ Sơn mang những nét đặc trưng và riêng biệt của người dân địa phương. Bánh bèo tại Mỹ Sơn được làm từ bột trộn cùng với nhân thịt, mộc nhĩ, nấm, đôi khi có cả tôm, ăn kèm với nước chấm và các loại rau thơm, rau sống, tạo nên một hương vị rất đậm đà, hấp dẫn khiến bạn khó cưỡng.

Địa chỉ: Số 2 Hoàng Văn Thụ, thành phố Hội An, Quảng Nam.

Bánh tổ

Vào các dịp lễ hội, đặc biệt là lễ tết thì du khách sẽ có thể nhìn thấy món bánh tổ được bán khắp nơi. Đây chính là món bánh truyền thống của người dân Hội An. Bánh đơn giản, mộc mạc những hương vị đậm đà thơm bùi và ngọt dẻo.

Địa chỉ: Số 12 Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Nẵng.

Bánh xèo

Được biết đến là món đặc sản phổ biến của miền Trung, bánh Xèo sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho du khách khi đến Quảng Nam hay khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo có pha với bột nghệ, tráng mỏng tạo nên lớp vỏ giòn rụm với màu sắc bắt mắt. Nhân bánh là giá đỗ, hành, thịt, tôm,... đầy ắp, mang hương vị béo ngậy nhưng không hề ngấy.

Ăn gì khi tới khám phá Thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 2Bánh xèo được cắt miếng vừa ăn, kẹp trong lớp bánh đa mỏng cùng rau sống, dưa chuột, xoài, nộm,... chấm trong nước chấm chua ngọt tạo nên hương vị tuyệt vời khó quên.

Địa chỉ: Quán dì Nhi – chân cầu Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam.

Cơm gà Tam Kỳ

Đến chơi khu vực xứ Quảng thì tất nhiên không thể không thưởng thức món cơm gà Tam Kỳ nổi tiếng tại đây. Món ăn có vị đậm đà béo ngậy, sắc vàng bắt mắt của cơm nấu bằng nước luộc gà, thơm thơm dẻo bùi, có vị cay của nước chấm. Ăn kèm với hành phi, nộm và thịt gà Tam Kỳ ngọt thơm dai dai sẽ là một bữa ăn tuyệt vời dành cho du khách.

Địa chỉ: Cơm gà Tam Kỳ Tam Duyên – Số 576 Phan Chu Trinh, Châu Hòa Hương, Tam Kỳ, Quảng Nam

Mì Quảng

Có cơ hội đến Quảng Nam thì tất nhiên Mì Quảng sẽ là một lựa chọn không thể thiếu trong các danh sách về ẩm thực. Món ăn này tuy bình dị, quen thuộc với người dân miền Trung nhưng chưa từng khiến người ta biết chán.

Ăn gì khi tới khám phá Thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 3Hương vị đậm đà bởi sự hòa quyện của sợi mì dai giòn, thịt ngọt thơm, thanh mát của rau, bùi bùi của đậu phộng, cay cay của hành ớt, nước dùng sóng sánh đậm vị khiến cho bạn sẽ mê đắm mỳ Quảng.

Địa chỉ: Quán mì Quảng Dì Hát – Số 81 Phan Châu Trinh, phường Minh An, Hội An

Những lưu ý khi ghé thăm Thánh địa Mỹ Sơn

Để chuyến đi của du khách có thể diễn ra suôn sẻ thì bạn sẽ cần nhớ những điều cần lưu ý sau đây:

Thời gian lý tưởng nhất để ghé thăm khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là khoảng thời gian từ tháng 2  kéo dài tới tháng 4 bởi thời tiết khô ráo, nắng nhiều.

Giá vé tham quan khu di tích ở mục bên trên bài viết đã bao gồm: vé tham quan, phí xe điện, phí xem biểu diễn văn nghệ. Ở cổng của khu du lịch có điểm bán vé và có chương trình khuyến mãi dành cho các bạn học sinh và sinh viên nên nếu là người trong vùng đối tượng trên thì bạn có thể mang theo thẻ học sinh, sinh viên hoặc CMT/CCCD để được giảm giá, giúp tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Nếu cần thiết thì bạn nên đặt vé trước kẻo vào mùa du lịch cao điểm sẽ có tình trạng hết vé.

Những lưu ý khi ghé thăm Thánh địa Mỹ SơnCác hành động cúng bái, thắp hương tại đây không được khuyến khích vì đây không phải những khu du lịch tâm linh tín ngưỡng phổ biến khác.

Bài viết này của Vietsense Travel đã gửi đến bạn những thông tin về lịch sử hình thành, kiến trúc nổi bật, các hoạt động thú vị, cách di chuyển,... của khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho du khách trong những chuyến hành trình khám phá sắp tới. Đừng quên theo dõi các bài viết trong mục Cẩm nang du lịch của Vietsense Travel để nắm bắt nhanh những tin tức mới nhất và bổ ích nhất về những địa điểm du lịch trong và ngoài nước nhé. Chúc du khách sẽ có một chuyến đi an toàn, trọn vẹn và nhiều niềm vui!          

 

 

Thánh Địa Mỹ Sơn - Kỳ quan di sản văn hóa Chăm tại Quảng Nam

Thánh Địa Mỹ Sơn - Kỳ quan di sản văn hóa Chăm tại Quảng Nam
12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==