==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Ðộng Hương Tích tiêu biểu cho cả một vùng thắng cảnh. Chả thế mà Hương Tích gần như trở thành đồng nghĩa với toàn bộ cảnh đẹp Hương Sơn. Nói "đi chùa Hương" tức là nói "vào thăm cảnh Hương Sơn" nói chung , chứ không riêng động Hương Tích.

Nam Thiên Ðệ Nhất Ðộng - Chùa Hương

Nhưng ví thử có người nào lần đầu tiên vào thăm cảnh Hương Sơn mà không vào động Hương Tích thì coi như đi không đến nơi. Từ Thiên Trù vào Hương Tích, có hai nghìn lẻ bốn mươi mét. Thế mà đi cũng thấy xa xa. ấy là đường núi có nhiều chỗ quanh co và lên dốc xuống dốc. Ði vào càng gần động thì dốc càng cao, tưởng như ông thợ Tạo cố tình làm ra thế để thử thách bước chân của người mến cảnh và cũng để treo cao giá ngọc của một cái đẹp kỳ thú, làm phần thưởng cho những người không ngại khó.

Ðúng như người xưa nói:

"Núi không cao thì cảnh chẳng kỳ

Ðường không dài thì lòng người khôn tỏ"

Cổng Ðộng nhìn xuống Thung Châu có một quả núi hình tròn xinh. Các cụ nói rằng: Quả núi này giống như viên Minh châu trước cửa miệng con rồng động Hương. Vì vậy phải gọi thung là Thung Châu mới đúng. Cổng chùa bằng đá làm từ năm Bính Dần (1914) đến năm Ðinh Mão (1918) mới xong, do thợ đá Kiện Khê đẽo tạc. Dân các giáp trong làng thay phiên nhau khuân về khá công phu . Qua cổng xuống một cái dốc bằng đá lát thành bậc. Ðếm được tất cả 120 bậc. Hai bên lối vào cửa động , cây rừng cao ngất sum sê.

Người ta nói động Hương là cái hàm của một con rồng mà đuôi Ở tận ái nàng - Hang Nước (xã An Phú). Quả núi có động Hương là núi cao nhất, nhì trong toàn hệ Hương Sơn cao thứ nhất là núi Bà Lồ ở phía trước núi chùa Hương. Trên NÚI BÀ LỒ cũng có một ngôi chùa cổ đã đổ NÁT. (Thời trước người ta lấy gạch hòm sớ ở chùa này sang xây bậc chùa Hương).

Lòng động Hương là cái hàm rồng, rộng thênh thang, sâu hun hút. Bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái cân đối Hòn thạch nhũ, người ta quen gọi là đụn Gạo Ở khoảng giữa, ngay gần cửa vào, có người ví với lưỡi rồng . Phía sâu vào trong là cổ họng rồng . . . ở cửa động có một tấm bia vuông tạc vào cả một tảng đá Mặt ngoài bia, khắc một bài thơ chữ Hán viết theo lối cuồng thảo, trông khá đẹp. Chữ đã tốt, văn lại hay, tác giả bài vịnh Hương Sơn này là Bùi Dị, một đại thần đương triều, đã từng đi sứ trung Hoa. Còn mấy chữ lớn: "Nam thiên đệ nhất động", vào cửa trông lên phía trên thấy ngay; đó là chữ viết của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc vào đá tháng ba năm Canh Dần  (1779) . ở chỗ cửa động vào một chút, người xưa đặt ra lối lên Trời và lối xuống âm phủ. Lối lên Trời là một cái dốc, sườn đá dốc càng leo càng cao; lối xuống âm phủ là một cái khe đi xuống hang sâu dưới đất.

Xưa kia , trước "Ðụn gạo", còn có cầu bạch . Trong động, không những "sữa mẹ" rỏ xuống mà những nhũ đá khác ở trên trần động thỉnh thoảng cũng tí tách nhỏ giọt. Bài nhật trình của một nhà thơ tên là Nguyễn Thấu viết cách đây tám mươi năm, có hai câu tả cảm giác của ông khi ở ngoài thì thấy trời tạnh, vào trong động thì thấy "mưa".

Cửa chùa cách một bước chân .
Trong mưa ngoài tạnh như ngăn nửa trời.

Nam Thiên Ðệ Nhất Ðộng - Chùa Hương - Ảnh 1

Bên cạnh những "công trình điêu khắc" thiên nhiên là những nhũ đá (mà người xưa tưởng tượng đặt tên những nhũ đá đụn gạo, nong tằm, né kén, chuồng lợn, ao bèo, cây vàng, cây bạc, đầu cô, đầu cậu, cửu long tranh châu) trong động còn có những công trình điêu khắc nhân tạo Ðáng chú ý là chiếc án thờ bằng đá to, Ở bốn góc có chạm hình người cởi trần đóng khố, giơ tay như đỡ cả cái bệ lên. Bệ đá của hai người cung tần nhà Trịnh tiến cúng vào chùa. Một người tên là Vương Thị Ðãng, một người tên là Trần Thị Khoan.

Giá trị nhất về mặt điêu khắc, không những trong động Hương Tích, kể cả toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn, là pho tượng Phật Bà Quan âm bằng đá xanh tạc vào thới Tây Sơn. Sức quật cường của dân tộc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật, kể cả hiện thực đậm đà hơi thở con người vào tới tòa sen u tịch. Người tạc tượng không nhắm mắt khuôn theo những ước lệ đã sẵn có về tượng Phật là mặt phải vuông, tai phải to, mà một phần dựa vào câu chuyện Nôm về Bà Chúa Ba, rút những nét đẹp về những con người thực tế để tạc tượng Phật bà Quan âm.

Pho tượng đá Quán âm tọa sơn là một trong 32 thị hiện của Bồ Tát Quán Thế âm (Avalo-kitesvara). Tượng có dáng người thon thả, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn đầu đội mũ Tì Lư, nhưng lại có búi tóc và tóc mai , sau lưng cũng có hai món tóc buông xuống tà áo mềm mại. Chỗ ngồi là một tảng đá sù sì, lại cũng giống như một gốc cổ thụ. Chân trái để trần, đặt lên bông sen nở, chân phải co lên, hai chân co duỗi thật là thoải mái. Tay trái cầm một viên minh châu. Bên cạnh bông hoa sen dưới chân, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động.

Nam Thiên Ðệ Nhất Ðộng - Chùa Hương - Ảnh 2
Người thợ tài tình đã hoàn toàn làm chủ được chất liệu đá mà mình xử dụng. Theo giới nghiên cứu mỹ thuật PG thì đây là pho tượng có phong cách Việt thuần túy nhất tại Hà Tây. Cũng cần nói chút ít lịch sử xung quanh việc tạc tượng . Cứ theo tấm bia vuông trong động để lại thì pho tượng này do một viên quan võ tên là Nguyễn Huy nhật, tước Nhật Quan Hầu, và vợ là Nguyễn thị Huề mua đá thuê thợ tạc vào năm Quý Sửu (1793), Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai. TỔ tiên của Nguyễn Huy Nhật trước kia đã đúc một pho tượng đồng to lắm, đặt trong động, nhưng đến năm Bính Ngọ (1786) "gặp cơn binh lửa, đồ đồng trong này mất sạch".

Sự việc Năm Binh Ngọ, Các cụ ở Hương Sơn bây giờ vẫn còn nhớ và nhắc lại là cống Chỉnh phá tượng đồng". Cống Chỉnh tức là Nguyễn Hữu Chỉnh, một nhân vật nổi tiếng quay quắt, sống vào thời Lê - Trịnh - Tây Sơn , trước theo Tây Sơn rồi sau phản bội Tây Sơn, rắp tâm học theo kiểu chúa Trịnh đoạt quyền nhà Lê để (không làm đế thì cũng làm vương). Sách Hoàng Lê nhất thống Chí cho biết: " Lúc ấy, tiền tệ khan hiếm, Chỉnh bèn xin với triều đình ra lệnh thu vét hết tượng đồng, chuông đồng ở các chùa miếu, đem về kinh sư, mở lò đúc tiền. Rồi chính Chỉnh thả cho thủ hạ đi về khắc nơi cướp bóc chuông tượng của các thôn ấp . . . Chỉ riêng có pho Tượng thần bằng đồng đen ở quán Trấn Vũ, phía bắc kinh thành , là chúng không dám lấy mà thôi".

Pho tượng do Cống Chỉnh phá, to đến mức độ chỉ một chân tượng còn sót lại người ta đã đúc được một bộ ngũ sự để thờ (lư, đỉnh) đèn, nến, lọ hoa). Thế là tượng đồng bị phá, năm 1793 mới có tượng đá thay thế. Ðộng Hương Tích là điểm chính của toàn bộ khu Di tích thắng cảnh chùa Hương. Sự kiến tạo tài tình của thiên nhiên cùng với bàn tay khéo léo của tiền nhân, nơi trác tích của Bồ Tát Quán Thế âm tu hành và thành chính quả mãi mãi còn lưu dấu thơm với non sông đất Việt.

"Dù cho sông cạn đá mòn
Quan âm Nam hải vẫn còn dấu thiêng".

Xem thêm: Tour Du Lịch Tâm Linh

 

 

19 1 20 39 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==