Thăm Tam Cốc xong, vẫn trên chiếc thuyền đó du khách đến bến Thánh hay còn gọi là bến Sính do Trần Thái Tông mở để vào am Thái Vi bằng đường thuỷ. Lên thuyền đi bộ khoảng 50 mét men theo đường chân núi bên tay trái là đến Thiên Hương Động ( Động trời toả ngát hương) ở núi Đồng Vỡ...Động Thiên Hương ở lưng chừng núi, cao hơn so với mắt đất khoảng trên 15 mét, lên động theo hai lối tả hữu với 30 bậc lên cao.Đến cửa động, bước lên cao hơn một mét nữa là tới nền động.
Động Thiên Hương
Thăm Tam Cốc xong, vẫn trên chiếc thuyền đó du khách đến bến Thánh hay còn gọi là bến Sính do Trần Thái Tông mở để vào am Thái Vi bằng đường thuỷ. Lên thuyền đi bộ khoảng 50 mét men theo đường chân núi bên tay trái là đến Thiên Hương Động ( Động trời toả ngát hương) ở núi Đồng Vỡ...Động Thiên Hương ở lưng chừng núi, cao hơn so với mắt đất khoảng trên 15 mét, lên động theo hai lối tả hữu với 30 bậc lên cao.Đến cửa động, bước lên cao hơn một mét nữa là tới nền động.
Vào đây du khách sẽ thấy một không gian rộng lớn, cao sâu thăm thẳm như hình rỗng bên trong một quả chuông đá khổng lồ úp lên. Động rộng khoảng 800 mét vuông, với bề ngang 20 mét, bề dọc 40 mét, chiều cao của động hơn 60 mét.
Điều độc đáo của động là phía sau động có lối lên thẳng đứng đến tận đỉnh núi. Đỉnh núi rỗng, lộ thiên, có đường kính khoảng 6 mét. Đứng ở nền động nhìn thấy khoảng trời xanh vời vợi. Có lẽ vì thế mà động có tên là Động Trời. Vì ở trên cao, lại có lỗ thông gió nên trong động lúc nào cũng có gió thổi mát lạnh.
Nằm gọn trong động là ngôi miếu thờ bà Trần thị Dung (là vợ của vua Lý Huệ Tông). Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất, bà Trần thị Dung đã có công chỉ huy hoàng tộc rút khỏi kinh đô Thăng Long. Sau đó bà laị lo liệu thu nhặt sắt thép, động viên các hiệp thợ ngày đêm rèn đúc vũ khí cung cấp cho quân Trần. Bà còn lo liệu cả lưong thực, thực phẩm để quân đọi đánh giặc. Bà giữ cho cơ nghiệp nha Trần yên ổn. Mùa xuân năm 1259 ( kỷ mùi) bà qua đời. Vua Trần đã phong bà “ Linh Từ Quốc Mẫu”.
Tương truyền, khi theo triều đình nhà Trần vào Vũ Lâm lập hành cung, bà đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải nghề thêu ren. Bà được nhân dan nơi đây suy tôn là Bà tổ của nghề thêu ren. Tượng Linh Từ Quốc Mẫu ngồi trong long cung với bốn chữ đại tự “ Quốc Sắc Thiên Hương”.