Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, du lịch Hà Giang còn được biết đến là nơi cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số, nơi hội tụ những nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc quần cư trên một cùng cao nguyên xứ sở. Khi nhắc đến mảnh đất cao nguyên đá này,
Nét đẹp văn hoá các dân tộc Hà Giang hấp dẫn du khách thập phương
Nhiều khách du lịch Hà Giang không khỏi tò mò không biết “Hà Giang có bao nhiêu dân tộc?” hay “Hà Giang dân tộc nào chiếm đa số?” Nếu bạn muốn giải đáp những câu hỏi này, hãy đọc ngau bài viết dưới đây của Vietsense Travel nhé!
Hà Giang có bao nhiêu dân tộc, Hà Giang dân tộc nào chiếm đa số?
Du lịch Hà Giang là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc. Phía Đông Hà Giang tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,556km. Tỉnh du lịch Hà Giang có tất cả 11 huyện, 1 thành phố với 195 xã, phường, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên trên 7.945 km2. Theo cổng thông tin điện tử tỉnh du lịch Hà Giang, năm 2009, dân số toàn tỉnh gần 725.000, với 22 dân tộc sinh sống. Trong đó, người H'Mông chiếm đông nhất, 32%. Dân tộc Tày chiếm 23%; người Dao chiếm 15%. Dân tộc Kinh chỉ chiếm trên 13% dân số toàn tỉnh.
Nét đặc sắc của một số các dân tộc ở Hà Giang
Du lịch Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một điểm đến đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và con người mộc mạc, hiếu khách ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, du lich Ha Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của người miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ, có thể tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng. Có thể nói, sống mãi trên mảnh đất cao nguyên đá hùng vĩ và huyền thoại ấy vẫn sẽ là những nét đẹp văn hóa độc đáo mà giản dị, ấn tượng mà lặng thầm của những dân tộc “sống trong đá, chết vùi trong đá”
Dân Tộc Pà Thẻn
Người Pà Thẻn là cư dân sinh sống ở một số bộ phận ở tỉnh du lịch Hà Giang. Người Pà Thẻn tự gọi mình là Pà Hưng. Các dân tộc anh em khác thì gọi người Pà Thẻn là Mèo Lài, Mèo Hoa, hoặc Mèo Dỏ. Trong thư tịch cổ xưa, người Pà Thẻn được nhắc đến với tên Bát tiên tộc. Một số học giả người Pháp gọi người Pà Thèn là Mán Pa Seng hay Mán Pa Teng và họ xếp vào nhóm Mản với người Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao với dân số khoảng 3.794 người. Theo truyền thuyết xưa của người Pà Thẻn kể lại rằng: Trước kia tổ tiên của họ ở vùng Than Lò (Trung Quốc), các dân tộc xung quanh gọi họ là Húng Dao hoặc là Thầu Dao.
Trước kia, người Pà Thẻn sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, cây lương thực chính là lúa và ngô. Lúa cũng có nhiều loại, lúa tẻ (mô ha la, mô cò nhà, mô ta tớ, mô nhơ) và lúa nếp (mô cằm đi, bôn tri, bù mẻ khó, v.v...). Trên một đám nương người Pà Thèn chỉ canh tác từ hai đến ba vụ, tuỳ theo độ màu mỡ của đất, thu hoạch xong lại bỏ hoang hoá, họ kéo nhau đi tìm vùng đất mới, tiếp tục với công việc phát nương làm rẫy. Công việc này sẽ do người già hoặc người lớn tuổi trong gia đình có kinh nghiệm đảm nhận.
Mỗi làng của người Pà Thẻn có nhiều dòng họ. Trong làng có một dòng họ to nhất. Người Pà Thẻn nhận mình là con cháu của tám họ như (Phù, Tần, Táy, Hưng, Sình, v.v...) ngoài ra còn là họ Bàn, họ Triệu. Mỗi họ có hai tên gọi, một theo âm Hán, và một được dùng giao tiếp xưng hô giữa những người đồng tộc, thí dụ họ Phù gọi theo tiếng dân tộc Pà Thẻn là Ca Bồ, họ bình là Ca Sơ, họ Dừ là Ca Đo.
Người Pà Thẻn rất yêu quê hương và Tổ quốc Việt Nam, luôn làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, có hàng trăm thanh niên xung phong gia nhập quân đội, chiến đấu ở ngoài tiền tuyến. Người Pà Thẻn không sợ hy sinh gian khổ vẫn một lòng theo Đảng, tin yêu ở Cách mạng. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ vùng biên giới của Tổ quốc, người Pà Thẻn đã làm "hàng rào thép'' ngăn chặn kẻ thù xâm lược giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Ngày nay, người Pà Thèn đã có cuộc sống đủ ăn đủ mặc và tăng trưởng kinh tế, đi đôi với việc thực hiện chương trình 135-120 xóa đói giảm nghèo là một bước đi vững chắc cho tương lai, người Pà Thẻn càng ra sức xây dựng cuộc sống mới và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dân Tộc Giáy
Người Giáy sinh sống tại xóm Ma Lé nằm gần đỉnh Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh du lịch Hà Giang. Đây là một xóm nhỏ ẩn chứa nhiều điều thú vị. Ma Lé chỉ có gần 20 nóc nhà nhưng tập trung hầu hết những nét đặc trưng văn hóa của người Giáy. Họ sống vui vẻ, ôn hòa cùng với các dân tộc khác: Mông, Lô Lô, Chải, Pu Péo... Trải qua nhiều thế hệ nhưng bản sắc vẫn không bị pha trộn.
Trang phục phụ nữ người Giáy ở Ma Lé thông thường là áo dài xanh hoặc đen, vạt đến ống quyển, cài khuy từ cổ chéo xuống nách, giống như áo dài của người Kinh. Phần eo thắt đai lưng bằng vải màu xanh đen khá chắc chắn, chiếc đai lưng này có tác dụng như bệ tì cho phần bụng hay dùng để cài dao, lạt buộc... Phụ nữ Giáy vấn tóc kiểu vành khuyên, choàng lên trên là chiếc khăn vuông sặc sỡ tương xứng với đôi giầy thêu một cách rất cầu kỳ. Họ có thể bỏ ra hàng tháng để thêu cho đôi giầy những đường nét tinh tế. Thông thường hình thêu trên đó là biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi: đôi bướm, đôi uyên ương, hai bông hoa đào... Phụ nữ Giáy dùng rất ít đồ trang sức bằng kim loại. Chỉ một chiếc vòng tay, một dây xà tích hay một vòng cổ bằng bạc là đủ.
Người Giáy ở du lịch Hà Giang có kỹ thuật xây nhà khá đặc biệt. Xưa kia, khi rừng còn nhiều, người Giáy làm nhà sàn bằng gỗ, móng, trụ bằng đá, chạm trổ phong phú. Hiện nay ở Ma Lé còn 2 ngôi nhà sàn bằng gỗ của gia đình anh Hoàng Văn Hương và ông Hoàng Văn Nanh có tuổi thọ hơn 100 năm. Hai ngôi nhà này thường xuyên được tiếp đón các nhà văn hóa, khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan và nghiên cứu.
Vào dịp Tết, người Giáy ở du lịch Hà Giang dán bùa chú màu đỏ khắp nơi, kể cả chuồng gia súc, trên đó viết những lời cầu may bằng chữ Hán rồi nhà nhà chuẩn bị gói bánh chưng đen. Đó là loại bánh chưng rất khó bị mốc do gạo nếp được ngâm với tro mà chuyển thành màu đen, nhân bánh bằng đậu xanh tẩm hương liệu thiên nhiên để lại dư vị khó quên.
Dân Tộc Phù Lá
Người Phù Lá xuất hiện ở Việt Nam nói chung và tỉnh du lịch Hà Giang nói riêng chưa lâu, chỉ khoảng trên 100 năm. Người Phù Lá ở Việt Nam có hai nhóm là Lao Va Xơ (Xá Phó) và Pu La. Cộng đồng người Phù Lá đang sinh sống tại Hà Giang thuộc nhóm Pu La.Đặc điểm kinh tế: Đời sống kinh tế của dân tộc Phù Lá dựa vào việc làm nương và ruộng bậc thang. Chăn nuôi gồm có trâu để kéo cày, ngựa để thồ, gà, lợn để lấy thịt. Nghề thủ công nổi tiếng của đồng bào là đan mây, tre làm gùi và các dụng cụ để chứa đựng... với nhiều hoa văn đẹp. Những sản phẩm này, đồng bào còn mang bán hoặc đổi hàng, được nhiều dân tộc khác ưa dùng.
Trang phục Phù Lá độc đáo trong lối tạo dáng và phong cách thẩm mỹ, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào trong hệ ngôn ngữ và khu vực vừa mang nét đẹp cổ truyền và cũng khá "hiện đại".
Người Phù Lá sống trên núi cao, thành các làng bản nhỏ riêng rẽ. Mỗi làng, bản có 10-15 gia đình, sinh sống trong các ngôi nhà đất, xen kẽ trong vùng có nhiều dân tộc như Mông, Dao, Tày, Nùng. Các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ có vai trò rất lớn trong việc điều hành các công việc ở làng bản.
Hiện nay, người Phù Lá vẫn giữ được vốn văn hoá dân gian của mình. Họ có một nền văn học truyền miệng khá phong phú. Truyện cổ của người Phù Lá có nội dung phổ biến là ca ngợi tình đoàn kết, điều thiện thắng điều ác. Câu tục ngữ “Một giọt nước không thành dòng nước lũ” của người Phù Lá đã nói lên sự cần thiết của đoàn kết…
Dân Tộc Cờ Lao
Người dân tộc Cờ Lao ở du lịch Hà Giang cũng được chia thành nhiều nhóm. Nhóm Cờ Lao Đỏ phân bố ở Hoàng Su Phì và Yên Minh, nơi có nhiều núi đất và thung lũng, chủ yếu canh tác ruộng nước. Trong khi đó, nhóm Cờ Lao Xanh và cờ Lao Trắng phân bố ở Đồng Văn, Mèo Vạc lại sống dựa chủ yếu vào nương định canh núi đá.Theo các tài liệu nghiên cứu hiện nay thì người Cờ Lao ở Việt Nam có quan hệ với dân tộc Ngật Lão ở Văn Sơn (Trung Quốc). Căn cứ vào gia phả của một số dòng họ thì người Cờ Lao có mặt ở tỉnh du lịch Hà Giang khoảng 120 đến 250 năm cách ngày nay.
Cũng như các dân tộc khác, người Cờ Lao ở du lịch Hà Giang cư trú thành từng thôn bản. Mỗi thôn có khoảng 15- 20 gia đình. Các ngôi nhà thường được thưng bằng gỗ hoặc trình bằng đất, lợp ngói âm dương, không chái. Phía sau của gian giữa là nơi thờ cúng, phía trước là chỗ ăn cơm. Trên bàn thờ, người ta đặt các bát hương thờ tổ tiên từ đời thứ 3 hoặc thứ 4. Hàng năm, khi mổ lợn ăn tết họ đều lấy các mảnh xương hàm treo lên đó.
Dân Tộc Lô Lô
Hành trình du lịch hà giang tìm hiểu Tộc Người Lô Lô có tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Nhóm địa phương: Lô Lô hoa và Lô Lô đen. Dân số: 3.134 người. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn. Họ là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang.Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các cây trồng chính như lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển và là một nguồn lợi đáng kể.
Ăn: Người Lô Lô chủ yếu ăn ngô bằng cách xay thành bột đồ chín. Bữa ăn phải có canh. Họ thường dùng bát và thìa bằng gỗ.
Mặc: Phụ nữ có nhóm mặc áo cổ tròn, xẻ ngực, có nhóm mặc áo cổ vuông chui đầu, quần chân què, có nơi bên ngoài còn quấn xà cạp. Trang trí trên y phục bằng hoa văn chắp ghép những mảng vải màu to. Họ có sử dụng hoa văn in bằng sáp ong.
Ở: Tuỳ từng nơi họ sống trong ba loại nhà: nhà trệt, nhà sàn hoặc nhà nửa sàn nửa đất ở các huyện Ðồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).
Là một trong số ít các dân tộc ở nước ta hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thuỷ. Truyện kể rằng: xưa có nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời. Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng to, em vào trống đồng nhỏ. Hai chị em thoát chết nhờ trống nổi lên mặt nước. Hết lụt họ ở trên núi, sống với nhau thành vợ, thành chồng. Họ là thuỷ tổ của loài người tái sinh.
Dân tộc Mông
Người Mông ở tỉnh du lịch Hà Giang có số dân đông nhất chiếm đến hơn 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhánh chính là Mông trắng và Mông hoa cư trú hầu hết ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần, xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông của du lịch Hà Giang nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Những đồ sản xuất thủ công của người Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc...
Đối với những người phụ nữ Mông, trang phục dành cho họ rất độc đáo. Một bộ nữ phục sẽ bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường có hình nón cụt, được xếp nếp và xoè rộng sang hai bên, đôi khi cũng có thể là váy ống, khi mặc lên sẽ xếp ở hai bên hông. Người Mông ở du lịch Hà Giang thường làm nhà bằng đất với 3 gian độc đáo, gian giữa được xem là trang trọng nhất là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và để thở cùng. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong.
Người Mông ở du lịch Hà Giang không chỉ có những nét độc đáo riêng trong cách ăn mặc, làm nhà mà còn sở hữu cả một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Văn hoá truyền thống của người Mông bao gồm những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, những nếp sống, nếp nhà, nếp sinh hoạt đời thường rất đặc sắc. Không phải dòng họ người Mông nào ở du lịch Hà Giang có cách thờ cúng tổ tiên giống nhau. Một vài lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống rất đa dạng và phức tạp, tùy vào mỗi dòng họ.
Người Mông ở du lịch Hà Giang còn nuôi dưỡng một nền văn học nghệ thuật rất phong phú, đa màu sắc, là nơi giãi bày, thổ lộ những tâm tư, tình cảm kín đáo của cộng đồng, là ý thức của cộng đồng về các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nếu như những nét đẹp đời thường khác thể hiện chiều rộng trong văn hóa tư tưởng của đồng bào người Mông thì văn học nghệ thuật lại thể hiện được chiều sâu đời sống tinh thần của cả một cộng đồng dân tộc. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông ở du lịch Hà Giang được lưu giữ từ lâu đời.
Dân tộc Tày
Dân tộc Tày ở du lịch Hà Giang nằm trong nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Đây là dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam với khoảng 1,6 triệu người sống chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Đông Bắc. Ở tỉnh du lịch Hà Giang, dân tộc Tày chiếm khoảng 25% dân số trong tỉnh. Qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, đồng bào dân tộc Tày đã nuôi dưỡng và gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh du lịch Hà Giang.
Người Tày ở du lịch Hà Giang thường sống thành các bản ở ven các thung lũng, triền núi thấp vùng thượng du, nơi có nguồn nước suối trong mát. Mỗi bản có khoảng 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Nhà sàn được xem là kiếu nhà truyền thống của người Tày ở du lịch Hà Giang. Để làm những ngôi nhà sàn kiên cố, bà con đồng bào người Tày thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà.
Về trang phục, người Tày ở du lịch Hà Giang tạo nên dấu ấn khác biệt với các dân tộc khác bằng bộ trang phục màu chàm, áo cánh ngắn bên trong, áo dài bên ngoài và phần lớn không có họa tiết thêu thùa. Mặc dù không cầu kỳ, phức tạp, nhiều màu sắc, nhưng những chiếc áo chàm của người Tày vẫn thể hiện nét đẹp duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Tày. Vẫn ánh lên vẻ đẹp giản dị, khiêm tốn, tính cách ôn hòa, nhã nhặn của chính bản thân họ.
Bên cạnh đó, người Tày ở du lịch Hà Giang còn lưu lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của họ bằng những các lễ hội truyền thống và cả một kho tàng văn học về các loại truyện thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca... đặc biệt là nghệ thuật hát then đàn tính.
Dân tộc Dao
Người Dao cư trú trên đất nước ta đã từ lâu nhưng chỉ đến nay tên Dao mới được xác định. Trước đó, đồng bào người Dao còn được biết đến với nhiều cái tên như: Mán, Động, Trại, Dạo, Xá….. sự thiếu xác định đó không chỉ phổ biến trong dân gian à còn thấy ngay trên sách báo và các văn bản của nhà nước.
Người Dao là một dân tộc có số dân đứng hàng thứ 9 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, với gần 1 triệu người. Người Dao chủ yếu sinh sống tại các bản làng miền rừng núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Người Dao được xem là có xuất thấn từ Trung Quốc, việc di dân, chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ 12, 13 cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Họ tự nhận mình là hậu duệ của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất sùng bái và thiêng liêng đối với người Dao.
Phụ nữ Dao có trang phục rất bắt mắt và đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy hoặc quần, y phục thêu rất sặc sỡ. Những chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn, lưng áo cũng thêu hoa văn. Trong tiềm thức của đồng bào dân tộc Dao, muốn biết được người phụ nữ có khéo hay không, có đảm đang hay không thì hãy nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo của người phụ nữ. Còn với người đàn ông Dao, ngày trước họ để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn.
Tuy sống ở khu vực núi và địa bàn khác nhau, song phương tiện vận chuyển của đồng bào dân tộc Dao vẫn có nhiều nét giống với các dân tộc khác về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Để chuyển hàng, người Dao thường dùng địu, quẩy tấu (một loại sọt) hay lù cở (giống gùi) có hai quai đeo phía sau, để lên rừng hái quả hoặc thu hoạch nông sản. Ở những vùng có địa thế thấp hơn, người Dao thường dùng đôi dậu để gánh lúa, ngô và những vật dụng khác.
Người Dao từ bao đời đã hun đúc lên một nền văn hóa dân gian rất đa dạng, thể hiện một đời sống tinh thần phong phú với nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng hầy hết trong các nghi lễ tôn giáo. Trong các trò chơi thì người Dao đặc biệt thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.
Vậy là Vietsense Travel đã giải đáp giúp bạn những thắc mắc về “Hà Giang có nhiêu dân tộc? Hà Giang dân tộc nào chiếm đa số” và những nét đặc sắc của một số dân tộc vùng cao nguyên đá này rồi đúng không nào? Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về đời sống dân cư đa dạng, phong phú của du lịch Hà Giang. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất này, đừng quên khám phá những nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc nơi đây các bạn nhé!