==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hà Giang là vùng đất hội tụ nhiều cảnh sắc thiên nhiên làm say đắm bao trái tim yêu xê dịch, khám phá thiên nhiên đất trời. Nơi những kiệt tác sống động hiện hữu của các thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, vùng đá cằn cỗi mà nở ra cả một thiên đường hoa tam giác mạch nhỏ xinh, hay dòng Nho Quế xanh biếc,...Và đặc biệt là không thể không thích thú với tinh hoa ẩm thực của vùng cao nguyên đá tươi đẹp. Trong bài viết này, VietSense Travel giới thiệu tới các bạn những món ngon Hà Giang thơm ngon đầy hấp dẫn!

Các món ăn gần gũi với thiên nhiên, dân dã với đa dạng những sản vật độc đáo được người dân lựa chọn và chế biến thành món ngon phục vụ bản thân và du khách gần xa. Một số món ngon Hà Giang nổi tiếng lọt vào danh sách không thể bỏ lỡ là: Thắng cố, mèn mén, thịt gác bếp, cháo ấu tẩu, chè Shan tuyết, bánh hoa tam giác mạch,...Có thể nói, từ các món ăn sáng nhẹ nhàng đến món ăn chính, thức quà tráng miệng, tất cả đều dựa trên những nguyên liệu vốn có. Người đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây là gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống để dành tặng tinh hoa ẩm thực tuyệt với nhất tới du khách, đưa du lịch Hà Giang ngày càng mở rộng. 

Những Món Ngon Hà Giang du khách nên thưởng thức

Thắng Dền Hà Giang

Món ngon Hà Giang được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất trong thời gian vừa qua chính là thắng dền, một thức quà ăn chơi ngọt ngào từ gạo nếp dẻo ngon. Thắng dền ra đời từ loại gạo nếp hương trứ danh tại huyện Yên Minh. Xay thành bột nước và nhào cho mịn dưới bàn tay khéo léo của người chế biến tạo ra lớp vỏ mỏng bên trong đựng các loại nhân đậu xanh.

Thắng Dền Hà Giang

Món này khá giống với bánh trôi ở miền xuôi nhưng khác là màu sắc bắt mắt hơn (cam, xanh, đỏ, tím) được bà con nhuộm từ thực phẩm tự nhiên. Khi nặn xong thành viên tròn là tiến tới công đoạn làm chín bằng cách luộc. Lúc chín tự động nổi lên và bắt đầu cho nước đường, gừng, lạc rang, vừng rang vào bát. Như vậy là du khách có ngay một món ăn dẻo ngọt, thơm mùi gừng, béo bùi của lạc, thích hợp với những ngày mùa đông lên chợ phiên ngồi thưởng thức thắng dền nóng hổi bạn sẽ cảm nhận được vị ngon cùng nét đẹp độc đáo của người dân bản địa. 

Cháo Ấu Tẩu

Mở đầu bài viết là món cháo Ấu tẩu - món ăn được du khách trong và ngoài nước vô cùng yêu thích. Nguyên liệu chính là củ ấu tẩu và gạo trắng, ăn kèm với thịt lợn băm. Củ ấu tẩu sau khi làm sạch sẽ ngâm với nước vo gạo rồi nấu chín cũng gạo cho nhừ rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Thành phẩm cháo ngon nhất cho ra màu nâu nhàn nhạt, hương thơm bay nghi ngút lan tỏa khắp không gian. 

Cháo Ấu Tẩu

Cháo ấu tấu được chế biến theo phương thức gia truyền từ đời này sang đời khác mang tới hương vị đậm đà có phần đắng nhẹ nhưng vẫn giữ được độ ngọt vừa phải. Ăn cháo sẽ giúp bạn làm ấm bụng, cung cấp đầy đủ năng lượng cho hành trình du hí. Khi ăn bạn có thể gia giảm thêm chút tiêu, hành lá, ngò thơm tùy theo sở thích.

Bánh Hoa Tam Giác Mạch

Hà Giang có hẳn một mùa lễ hội hoa tam giác mạch hàng năm, biểu tượng của tỉnh cực Bắc thu hút phần đông du khách thập phương ghé thăm vào mỗi dịp hoa nở. Thiên đường của hoa tam giác mạch là đây, giữa vùng núi đá trùng trùng hoa vẫn thi nhau khoe sắc nhỏ bé nhưng đoàn kết và kiên cường. Tam giác mạch màu hồng tím nhỏ xinh mọc ít thì thành khóm, nhiều thì cả một cánh đồng rộng lớn. Cả biển hoa ảo diệu không chỉ giúp bạn có những tấm hình check in siêu đẹp mà còn giúp bạn no căng bụng với món, bánh hoa tam giác mạch. 

Bánh Hoa Tam Giác Mạch

Bánh hoa tam giác mạch vào mùa được bày bán khắp mọi nơi, bánh có màu tím nhạt đặc trưng, kết cấu bánh tơi xốp mùi thơm nhẹ của hoa và khá mềm. Thoang thoảng vị ngọt tự nhiên nên vẫn có thể kết hợp với nhiều món mặn như bánh mì thông thường. Các hàng bán bánh thường chuẩn bị trước, khách muốn ăn thì họ bắc lên than nóng nướng lại một lần nữa cho vỏ ngoài giòn mà bên trong vấn ẩm mềm. Đây cũng là món quà Hà Giang được nhiều du khách tìm mua mang về dành tặng cho mọi người, giá cả rẻ, bình dị nhưng lại là cái hồn của ẩm thực vùng cao nguyên đá bấy lâu nay. 

Bánh Cuốn Đồng Văn

Người dân Hà Giang rất thích ăn bánh cuốn, món này cũng xuất hiện nhiều tại các quán ăn, cửa hàng hay được phục vụ trong nhiều homestay,...Bạn có thể thưởng thức bánh cuốn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày bởi chỉ với một suất bánh cuốn Đồng Văn thôi là bạn đã sẵn sàng cho hành trình kế tiếp rồi. 

Bánh Cuốn Đồng Văn

Vậy bánh cuốn Đồng Văn khác gì so với bánh cuốn thông thường? Bánh cuốn vẫn được chế biến từ bột gạo tẻ loại ngon, xay thành bột nước và đem đi tráng thật mỏng trên dụng cụ hấp. Mỗi lần tráng như vậy người đầu bếp sẽ rắc nhân vào trong rồi cuộn tròn lại. Phần nhân bánh cuốn cũng là mộc nhĩ, thịt lợn băm nhỏ nêm nếm gia vị vừa ăn. Nhưng ấn tượng ở chỗ bánh cuốn không chấm với nước mắn như ta thường thấy mà nước chấm cầu kỳ hơn rất nhiều. Người dân Đồng Văn mất nhiều thời gian ninh xương, vợt bọt lấy phần nước trong vắt, rắc hành khô phi thơm, cùng rau các loại rau sống ăn kèm lên đĩa bánh. Bánh cuốn trọn vị, được nêm nếm thanh đạm hơn nên bạn dễ dàng hưởng được vị ngon đơn thuần từ lớp vỏ bánh mỏng mịn, lớp nhân mềm ăn cực kỳ cuốn!

Mèn Mén Của Người Mông

Người Mông sinh sống đông đúc tại mảnh đất Hà Giang yêu dấu, có một món ăn bình dị mà ý nghĩa. Tại miến đá nở hoa, trồng được lúa tại nhiều chỗ không phải chuyện dễ dàng nên việc tích lũy lương thực và tìm nguồn thực phẩm thay thế. Trong đó, cây ngô lại dễ thích nghi và phát triển hơn, cũng từ đó người dân bản địa có một món ăn gọi là mèn mắn hay hiểu nôm na là cơm ngô.

Mèn Mén Của Người Mông

Ngô phơi khô được xay nhỏ băng chiếc cối đá sao cho thật nhuyễn, rồi đem đồ cho mền và chín. Mèn mén có màu vàng tươi, mùi ngô thơm có thể ăn cùng với món canh tảu chóa và những món mặn khác. 

Bánh Trưng Gù Của Dân Tộc Giao

Là biểu tường văn hóa ẩm thực của người Dao đỏ nên bánh chưng gù có những đặc điểm khiến rất nhiều du khách phải dừng chân thưởng thức. Nghe qua tên bánh chắc phần nào bạn biết được hình dáng “kỳ lạ” của bánh chưng, khác với cách gói bánh theo một phương thẳng đứng. Bánh chưng gù lại gói theo một hình vòng cung và một phần “gù” nhô lên ở giữa. 

Bánh Trưng Gù Của Dân Tộc Giao

Được biết, theo quan niệm của người Dao đỏ, hình ảnh của chiếc bánh chưng là điều người xưa muốn gửi gắm thông điệp về hình ảnh người phụ nữ trên cao nguyên đá gánh chiếc gùi trên lưng đi làm nương. Thể hiện sự chăm chỉ, cần mẫn của người mẹ, người chị trong cuộc sống vùng cao. Bánh chưng gù vẫn sử dụng những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ gói trong lá rong. Với cách gói độc đáo, hương vị bánh cũng riêng biệt bởi tỷ lệ vỏ và nhân, người thường thức sẽ thích thú bởi độ dẻo của nếp hòa quyện với lớp nhân dày, thơm ngon ở bên trong. 

Tảu chóa - Canh Óc Đậu

Tảu chóa hay còn gọi là canh óc đậu, món ăn này cũng khá đơn giản để chế biển. Chỉ cần đậu tương sơ chế sạch rồi xay nhuyễn, đem nấu với cải mèo đã được gia chủ muối chua từ trước. Trong lúc đun canh thì nêm nếm gia vị, tảu chóa thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người dân. Kết hợp với cơm hay mèn mén đều đem lại những hương vị khác biệt. 

Tảu chóa - Canh Óc Đậu

Phở Gà Đen Tráng Kìm

Ghé Hà Giang mà bạn chưa thưởng thức phở gà Tráng Kìm thì quả là điều thiếu xót! Để làm ra một tô phở gà hoàn chỉnh, vị ngon hoàn hảo người dân nơi đây phải tuyển chọn loại gà đồi của người dân tộc Mông.

Phở Gà Đen Tráng Kìm

Loài gà chắc thịt, dai và có vị ngọt đậm đà này được bà con chăn thả tự do, không có chất tăng trọng. Cũng nhờ vậy mà nước dùng của phở luôn thơm, trong vắt cùng nhiều loại gia vị mà phở nơi khác hiếm khi có như: Thảo quả, quế hồi,.. Những miếng thịt gà khi hòa quyện với sợi phở mềm, độ dày vừa phải mang tới tô phở gà Tráng Kìm ăn một lần là nhớ cả đời. 

Phở Chua Hà Giang

Mùa hè nên ăn gì khi du lịch Hà Giang? Chắc chắn là phở chua rồi, du đây là món nấu nóng nhưng chính hương vị dễ chịu, thanh mát của nước sốt chua chua, ngọt ngọt đậm đà hấp dẫn sẽ giúp bạn suýt xoa, tan biến đi cái nóng.

Phở Chua Hà Giang

Phở chua chứa nhiều “topping” nào là phở, thịt xá xíu, lạp xưởng, lạc rang, ớt xòa, hành ngò, rau sống, đu đủ nạo sợi,...Bát phở ngập tràn sắc màu lại rưới thêm nước sốt thần thánh thì ngon hết sảy. 

 

Thắng Cố Hà Giang

Thắng cố là món ngon thân thuộc của người dân Hà Giang, ngày xưa lòng ngựa là nguyên liệu chính. Nhưng để đáp ứng nhu cầu của du khách mà hiện nay thắng cố chuyển qua sử dụng thực phẩm khác từ bò, trâu hoặc lợn. Lần đầu ăn, có người sẽ thấy mùi ngai ngái đặc trưng.

Thắng Cố Hà Giang

Người làm đã kết hợp rất nhiều loại gia vị miền núi như lá chanh, quế, hồi, thảo quả,...để át đi mùi của lòng và thịt. Tới phiên chợ vùng cao bạn dễ dàng bắt gặp những hàng quán bán thắng cố bằng chảo lớn. Thắng cố mềm, vị đậm đà, ăn lạ miệng nên bạn mà ăn quen thì kẻo không dứt ra được. 

Thịt Gác Bếp Hà Giang

Thịt trâu, thịt bò, thịt lợn là những nhóm gia súc được người bản địa lựa chọn để tiến hành làm thịt gác bếp. Món ăn này không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, hội tụ đầy đủ vị mặn, cay, ngọt còn giúp người dân bảo quản được nguồn thực phẩm vào mùa đông lạnh giá. Thịt tươi phải được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng rồi cho gác lên bếp nhằm tận dụng việc hun khói.

Thịt Gác Bếp Hà Giang

Phương pháp này sẽ giúp thịt tươi chút bỏ hoàn toàn lượng nước, giúp thịt khô, nhờ vậy mà có thể giữ thịt trong vòng vài tháng. Phần thịt bên ngoài có màu nâu sậm, trong khi bên trong lại có màu đỏ bắt mắt và mang hương vị đậm đà. Món thịt trâu gác bếp không chỉ là một phần trong bữa cơm hàng ngày của người dân Hà Giang, mà còn được thường xuyên xuất hiện trong các lễ hội, các nghi lễ tôn giáo và trở thành món quà biếu quý giá cho người thân, bè bạn ở nhà. 

Trong bài viết trên VietSense Travel đã tổng hợp 10 món ngon Hà Giang cho thấy sự đa sắc màu trong văn hóa ẩm thực của miền đá nở hoa hùng vĩ. Chúng ta biết rằng, ẩm thực là một chuỗi mắt xích quan trọng trong mỗi chuyến đi và du lịch Hà Giang cũng không ngoại lệ. Thông qua món ăn, đặc sản mà du khách phần nào hiểu được vẻ đẹp thuộc về văn hóa, thiên nhiên và con người của vùng đất đó. 

 

 

21 2 23 44 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==