Văn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289
Tổng đài: 1900 54 55 19
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay Đền Hùng, nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng.
Từ xa xưa lễ hội Đền Hùng đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Hình ảnh Lễ dâng hương Đền Hùng vào năm 1904.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Hình ảnh Lễ dâng hương Đền Hùng vào năm 1905.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.“
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong ngày này, nhân dân cả nước có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
“Bản giao hưởng Đảo Xanh” là show diễn đỉnh cao kết hợp giữa nghệ thuật, thể thao và công nghệ trình diễn âm thanh, ánh sáng, mở màn trong đêm 30/5 mới đây, được đầu tư tổ chức cực kỳ công phu bởi tập đoàn Sun Group, diễn ra tại Vịnh trung tâm hòn đảo Cát Bà. Gần 200 tỷ đồng là con số kinh phí đã được đầu tư cho toàn bộ đêm trình diễn lập 2 kỷ lục Guiness thế giới. Đặc biệt thành công nhờ có tham gia của 40 vận động viên quốc tế, luyện tập gắt gao suốt gần một tháng tại đảo Cát Bà xinh đẹp.
Điều đầu tiên mà bạn muốn làm khi tới Hải Phòng sẽ là gì? Có phải chính là tận hưởng ẩm thực không? Chắc chắn rồi, với danh sách ẩm thực ngút ngàn đồ ăn, thức uống, thành phố hoa phượng đỏ thật sự xứng đáng lọt top những điểm nhất định phải đến để trải nghiệm food tour. VietSense sẽ điểm danh 10 món ngon nhất nên thử khi tới đây cho bạn tham khảo nhé.
Rừng dừa Bảy Mẫu Hội An không chỉ là một địa điểm du lịch sinh thái nổi bật mà còn là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa miền Trung. Với không gian xanh mát, hoạt động trải nghiệm dân dã và mức giá vé phải chăng, nơi đây luôn nằm trong danh sách ưu tiên của du khách khi chọn các chương trình tour Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm.
Hà Nam nằm ở cửa ngõ phía nam của Hà Nội nơi có thị trường khách lớn bậc nhất, nhì cả nước vì thế đây là vùng đất có nhiều lợi thế để phát triển du lịch phục vụ du khách từ thủ đô và các tỉnh lân cận. Trong những năm gần đây, địa phương này đã nhận diện rõ tiềm năng và có những bước đi táo bạo trong việc thu hút đầu tư phát triển du lịch với mục tiêu trở thành điểm đến mới nổi có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai đang còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đến được cái đích là một điểm du lịch hấp dẫn. Đi tìm lực đẩy để vượt qua những thách thức này, Sở VHTTDL, Trung tâm XTDL tỉnh Hà Nam đã phối hợp với CLB Lữ hành Unesco Hà Nội tổ chức chương trình Khảo sát và Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch Hà Nam 2025 trong 2 ngày 29 và 30/5.
Phú Quốc - đảo ngọc thiên đường nằm trong vịnh Thái Lan, luôn là điểm đến hàng đầu của du khách Việt trong các kỳ nghỉ dài ngày. Trong đó, tour 4 ngày 3 đêm là lịch trình lý tưởng, vừa đủ để bạn khám phá, nghỉ dưỡng và trải nghiệm. Tuy nhiên, làm thế nào để săn được giá tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm siêu tiết kiệm mà vẫn đảm bảo dịch vụ tốt? Hãy cùng Vietsense Travel bật mí ngay những kinh nghiệm cực kỳ hữu ích dưới đây.