==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Làng lụa Vạn Phúc đến nay đã trải qua cả ngàn năm tồn tại, phát triển. Làng nghề truyền thống gắn liền với những sản phẩm gấm vóc, lụa là bay bổng, mềm mại nổi tiếng nhất Việt Nam. Vạn Phúc cũng là ngôi làng truyền thống đặc biệt, ấp ủ và phát triển những tinh hoa văn hoá làng nghề dệt mệt của cả nước. Cho đến nay, đây là một địa điểm du lịch độc đáo, rực rỡ và cuốn hút ngay giữa lòng thủ đô mà.

Làng lụa Vạn Phúc hình thành và phát triển

Lịch sử

Hà Nội từ xưa nay vẫn luôn là chốn phố xá phồn hoa, và cũng là nơi mà càng làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ. Từ xưa, làng Vạn Phúc còn được biết với cái tên là làng Vạn Bảo. Tương truyền bà A Lã Thị Nương, là người vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, khi sống ở đây đã dành thời gian dạy cho dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau này do kỵ húy nhà Nguyễn mà đã đổi tên là Vạn Phúc, còn biết tới với tên gọi làng lụa Hà Đông.

Năm 1958, những sản phẩm lụa Vạn Phúc đã được giới thiệu tới hội chợ Marseille của người Pháp và được phương Tây đánh giá là sản phẩm thuộc hàng tinh xảo bậc nhất của xứ Đông Dương. Một bước tiến vượt trội ấy đã đưa tên tuổi lụa Hà Đông ngày càng vang xa khắp các thị trường của Đông Âu cho tới ngày nay. 

Làng lụa Vạn Phúc hình thành và phát triển - Ảnh 1

Ngôi làng mang nhiều nét cổ kính, luôn ngập tràn trong sắc màu rực rỡ của gấm vóc, lụa là nằm cách trung tâm của thành phố Hà Nội chỉ tầm 10km, ở quận Hà Đông. Nghề dệt tơ tằm nổi tiếng trứ danh từ ngàn đời nay đến nay ngày càng được gìn giữ và phát huy hơn, không gian làng nghề lại còn được đầu tư tạo nhiều điểm check in mới lạ cho du khách để giờ đây, làng Vạn Phúc trở thành điểm đến du lịch hot nhất mà ai cũng muốn ghé tới khi du lịch Hà Nội.

Nét đẹp riêng có của Lụa Vạn Phúc

Lụa Vạn Phúc có một đặc trưng đó chính là bền, đẹp mềm mại bay bổng mà không phải nơi đâu cũng làm ra được. Từ bao đời nay, nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn ngày càng bồi đắp thêm nhiều giá trị, cải tiến để ứng dụng hơn trong đời sống hiện đại. Chất liệu trong sản phẩm lụa đều được dệt thuần từ tơ tằm, hoa văn lụa Hà Đông phóng khoáng, nhẹ nhàng với lối thêu thùa đối xứng, không hề rườm rà diêm dúa.

Là khu du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng, chỉ cần đi qua con đường Tố Hữu ở quận Hà Đông sẽ dễ dàng nhận ra ngay cổng chào to sừng sững với thiết kế ba cổng, mái ngói và gạch đỏ đã in hằn dấu vết thời gian. Đặc biệt phía bên trái là phiến đá lớn có khắc chữ Làng lụa Vạn Phúc theo kiểu thư pháp, từ lâu người dân đã coi như một dấu mốc quan trọng khi nhớ về quê hương, là tấm bia chắn giúp bảo vệ và phát triển làng nghề.

 Làng nghề truyền thống và du lịch

Khi nhắc tới những sản phẩm dệt lụa, cá rằng ai ai cũng nhớ ngay và nghĩ ngay tới lụa Hà Đông, lụa Vạn Phúc. Làng lụa đã đi vào đời sống văn hoá, nghệ thuật, trong những áng thi ca, nhạc hoạ như một đặc sản tinh túy, thi vị của Hà Nội. Sự kết hợp của nét truyền thống và sự giao thoa hiện đại đến nay đã giúp cho không gian làng nghề cũng như từng sản phẩm trở nên đặc sắc hơn.

Làng lụa Vạn Phúc hình thành và phát triển - Ảnh 2

Dạo chơi làng nghề Vạn Phúc, dường như đâu đâu bạn cũng thấy sắc màu của những tấm lụa, gấm mềm mại. Có tới hơn 800 hộ dân hiện đang giữ gìn và tiếp nối truyền thống này. Dù có nhiều máy móc hiện đại, nhưng vẫn không khó để bắt gặp rất nhiều hộ gia đình còn lưu giữ những khung dệt đơn sơ, thuần thủ công từ thời xa xưa. Chỉ cần đặt chân vào làng nghề Vạn Phúc là cảm nhận ngay một không khí nhẹ nhàng, bình yên và cổ kính rất khác so với sự huyên náo giữa lòng thủ đô. Ngay từ cổng chào, du khách sẽ được tiếp đón bởi khung cảnh cây đa cổ thụ, đình làng, giếng nước đầy giản dị và mộc mạc. Tham quan xung quanh, lại càng thấy thêm nhiều hoạt động truyền thống như đan dệt, tổ chức phiên chợ, mua bán rất tấp nập và vui nhộn.

Khách du lịch sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng từng quầy hàng trưng bày, giới thiệu những sản phẩm lụa nguyên bản, hay các trang phục từ lụa như áo dài, khăn, váy vóc,... đủ màu sắc và hoa văn bắt mắt.

Tham quan làng Vạn Phúc vào thời điểm nào?

Nằm gần trung tâm Hà Nội, lại thường xuyên sản xuất, buôn bán đều đặn nên làng lụa Vạn Phúc luôn luôn sẵn sàng đón tiếp khách du lịch tới tham quan. Thế nhưng để có được những khoảnh khắc đẹp nhất của làng nghề truyền thống này thì nhất định phải tới vào khoảng tầm trung thu, hoặc tháng 11 khi có tuần lễ văn hoá. Không gian đa sắc màu, lung linh của làng nghề sẽ chinh phục mọi giác quan của bạn.

Để đến làng Vạn Phúc có thể đi bằng phương tiện cá nhân, đi bus, hoặc đường sắt trên cao. Khi đến đường Tố Hữu là thấy ngay cổng làng cổ. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì phải gửi xe và đi bộ vào làng bạn nhé.

Vui chơi làng lụa Vạn Phúc có gì?

 Khám phá tinh hoa truyền thống

Đến làng lụa Vạn Phúc thì nhất định rồi, bạn sẽ được khám phá những công đoạn để tạo ra các sản phẩm lụa của những nghệ nhân tài hoa tại những xưởng dệt lớn. Từ việc thu lượm tơ tằm, đến đan dệt, nhuộm màu,... tất cả được giới thiệu đến du khách một cách chi tiết, ấn tượng nhất.

Vui chơi làng lụa Vạn Phúc có gì? - Ảnh 1

Bên cạnh đó, dạo quanh làng nghề sẽ được ngắm nhìn vô vàn những bộ cánh tuyệt đẹp, rực rỡ và sang trọng mà người dân làng nghề tạo ra, bày bán vô cùng bắt mắt. Có thể tranh thủ mua những sản phẩm như áo dài, khăn quàng, túi,.. để sử dụng, hoặc làm quà cho người thân.

Check in cực xịn với con đường ô

Làng lụa Vạn Phúc gần đây càng nổi tiếng hơn vào năm 2019 khi con đường ô được thiết kế ở trục đường chính dẫn vào làng. Những chiếc ô sặc sỡ, đủ màu sắc treo trên cao, tạo thành một dải màu sắc lung linh, nhất là vào những ngày nắng vàng nhuộm xuống, con đường trở nên thơ mộng và rất độc đáo hơn bao giờ hết. Đây là điểm check in thu hút của hàng ngàn bạn trẻ. 

Vui chơi làng lụa Vạn Phúc có gì? - Ảnh 2

Du lịch tham quan làng Vạn Phúc không chỉ gói gọn trong việc khám phá vẻ đẹp làng nghề tuyệt đẹp này mà còn giúp góp phần lưu giữ, phát triển thêm nét văn hoá truyền thống, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương nơi đây. Nhớ ghé thăm làng lụa Vạn Phúc trong chuyến du lịch Hà Nội sắp tới của bạn nhé.

 

 

 

Làng lụa Vạn Phúc - Ký ức truyền thống nghề gấm lụa

Làng lụa Vạn Phúc - Ký ức truyền thống nghề gấm lụa
30 3 33 63 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==