==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hoàng thành Thăng Long - một di tích xứng tầm quan trọng hàng đầu trong danh sách những di tích lịch sử của Việt Nam. Công trình Hoàng thành vô cùng rộng lớn, đồ sộ, là chứng tích lịch sử từ thời phong kiến, đến nay là địa chỉ du lịch khám phá lịch sử thu hút của thủ đô.

Tổng quan về Hoàng Thành Thăng Long

  1. Vị trí địa lý

Hoàng thành Thăng Long có vị trí thuộc quận Ba Đình của thành phố Hà Nội, là khu trung tâm về chính trị và đặc biệt là có cảnh quan trong lành, đẹp tuyệt vời. Nơi đây thuở xưa là khu kinh thành, sau ngàn năm thăng trầm nay trở thành di tích lịch sử vô cùng đặc biệt.

Tổng quan về Hoàng Thành Thăng Long

Khuôn viên của Hoàng Thành thuộc cả hai phường Điện Biên và phường Quán Thánh. các mặt giáp với đường Nguyễn Tri Phương, đường Độc Lập, đường Điện Biên Phủ, đường Phan Đình Phùng, đường Bắc Sơn. Những con đường mang nét đẹp cổ kính, hai bên là những hàng cây xanh thắm như đón chào du khách tới với một miền ký ức của kinh thành xưa.

  1. Quy mô khu quần thể di tích

Hoàng Thành Thăng Long có quy mô lớn, tổng diện tích là 18.395 ha, hội tụ nhiều di tích cổ, cảnh quan thoáng đãng, mang đậm nét kiến trúc của cung đình xưa của văn hoá Á Đông. Tuy rằng quần thể di tích đến nay không còn vẹn nguyên những vẫn thể hiện được sức sống hào hùng của giá trị lịch sử, phô diễn được hết những nét đẹp văn hoá ngàn năm dẫu qua bao thăng trầm vết tích. Nổi bật như điện Kính Thiên, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu,...

Lịch sử hình thành của Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là di tích đã trải qua cả ngàn năm, từ thời Đinh - Tiền Lê, khi nước ta còn có tên An Nam. Thành Tống Bình đã được xây dựng nên trở thành khu trung tâm chính trị và sau đó năm 866 được đổi thành tên Đại La, đến cuối thế kỷ thứ 9 đầu thế kỷ 10, thành có nhiều thay đổi do dòng chảy thời đại.

Sang giai đoạn hưng thịnh của thời Lý - Trần thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, cũng là lúc hoàng thành chính thức có tên gọi là Thăng Long, kể từ năm 1010 đã được xây dựng, tu sửa vô cùng khang trang.

Lịch sử hình thành của Hoàng Thành Thăng Long
Đến thời nhà Lê Mạc từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, hoàng thành lại càng được mở rộng thêm diện tích. Tuy nhiên năm 1527 đã bị tàn phá nhiều cung điện, đền chùa do loạn lạc, năm 1599 được tu sửa trong một tháng đón vua Lê đóng đô tại đây.

Năm 1788 đến 1888, hoàng thành đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và bị phá huỷ rất nhiều công trình, đến nay di tích được khảo cổ và phục dựng lại nhiều nhờ ghi chép lịch sử.

Những địa chỉ nổi tiếng gần Hoàng Thành

Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới phạm vi 20/140 ha, bao gồm khu khảo cổ số 18 cùng các di tích thuộc khuôn viên đường Điện Biên Phủ, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương.

  • Khu khảo cổ số 18 trên đường Hoàng Diệu là một dự án được nhà nước khai quật quy mô rất lớn vào năm 2002, cho đến nay luôn được gìn giữ và bảo tồn. Tổng diện tích lên tới 45.380 m2 với 4 khu vực. Nơi đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những di vật còn sót lại cùng với các mô hình kiến trúc từ thời Đại La thế kỷ thứ 7 tới tận thời Nguyễn, tức là suốt 1300 năm. Phía lớp dưới cùng là di vật của thời tiền Thăng Long với đặc biệt nhất là nền móng đặc trưng, hệ thống cột gỗ, cống thoát nước, giếng nước, đồ gốm sứ,...

  • Cột cờ Hà Nội là di tích từ thời vua Gia Long tới nay, có ý nghĩa quan trọng, sâu sắc với lịch sử, văn hoá thủ đô. Cột cờ có 3 đế cao và nhỏ dần lên phía trên, đỉnh vọng cảnh là nơi mà lá cờ đỏ sao vàng của Tổ Quốc luôn tung bay phấp phới, biểu tượng của Hà Nội và cả dân tộc.

  • Ngoài ra còn một số di tích như Điện Kính Thiên, công trình quan trọng bậc nhất tại Hoàng Thành, hay cổng Đoan Môn, nhà D67,...

Bí kíp tham quan Hoàng Thành Thăng Long

  1. Phương tiện di chuyển

Để tham quan Hoàng Thành thì du khách cần tới cổng chính ở số 19C đường Hoàng Diệu phường Điện Biên. Có thể di chuyển bằng xe ô tô, xe máy, xe bus đều được. Nếu đi bằng phương tiện cá nhân thì có thể tìm đường trên maps rất dễ dàng vì là khu trung tâm. Tuyến xe bus phục vụ chặng đường này là tuyến số 22.

  1. Giờ tham quan và giá vé thăm Hoàng Thành

Giờ mở cửa Hoàng Thành Thăng Long là các ngày trong tuần riêng thứ 2 không đón khách. Vào buổi sáng sẽ là từ 8h tới 11h30, buổi chiều mở cửa từ 14h tới 17h. Như vậy thời gian để khách tham quan trong buổi là khoảng 3 tiếng, nên bạn có thể kết hợp ghé thăm các địa điểm khác trong chuyến du lịch Hà Nội này.

Bí kíp tham quan Hoàng Thành Thăng Long

Giá vé cho mỗi lượt tham quan là 30k/ người. Đối với học sinh, sinh viên và người cao tuổi sẽ được giảm tới 50% giá vé, với trẻ em nhỏ cùng người có công với Cách Mạng được miễn phí hoàn toàn giá vé.

  1. Lưu ý khi tham quan

Khi tham quan Hoàng Thành Thăng Long thì bạn sẽ thấy được vô vàn những góc chụp cực xịn sò trong khuôn viên. Từ những bức tượng cổ kính, tới những khu vườn sai trĩu quả, những khu vực lưu niệm, chiêm ngưỡng kiến trúc đồ sộ của Hoàng Thành. Mẹo nhỏ để có được những bức ảnh tuyệt đẹp khi đến đây là nên mặc những bộ đồ truyền thống như cổ phục, áo dài,...

Nên có hướng dẫn viên đi cùng để hiểu được hết những ý nghĩa của di tích. Đặc biệt không được sử dụng flycam khi chưa xin phép ban quản lý di tích. Cần lịch sự, giữ gìn trật tự và vệ sinh cho khuôn viên.
 

 

 

Hoàng thành Thăng Long – Di sản kiến trúc ngàn năm

Hoàng thành Thăng Long – Di sản kiến trúc ngàn năm
24 2 26 50 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==