==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hà Nội - thủ đô của đất nước, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, và còn lưu giữ biết bao nhiêu nét đẹp dân tộc từ ngàn đời nay. Đặc biệt cũng chính nơi đây, vị Cha Già của dân tộc - Chủ Tịch Hồ Chí Minh đang yên nghỉ giấc ngàn thu tại Quảng Trường Ba Đình lịch sử. Ghé Hà Nội, viếng thăm Lăng Bác cần biết đến những kinh nghiệm dưới đây của VietSense.

Lăng Bác - Kinh nghiệm viếng và hướng dẫn tham quan

Thông tin chung về Lăng Bác

  1. Vị trí

Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh thường được nhắc đến với cái tên gần gũi là Lăng Bác. Tọa lạc tại số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Bàn của quận Ba Đình - khu trung tâm chính trị của cả nước. Lăng Bác nằm ngay sau lưng Quảng trường Ba Đình, xây dựng từ năm 1973. Nơi đây có khuôn viên chung rộng lớn, đặt và lưu giữ thi hài của lãnh tụ đáng kính Hồ Chí Minh.

  1.  Kiến trúc xây dựng

Công trình Lăng Bác sử dụng từ hàng ngàn mét khối đá, với kiến trúc 3 lớp, có bậc tam cấp ở phần dưới và đỉnh, thiết kế thành hình khối cùng nhiều trụ đá chắc chắn. Lăng có chiều cao tới 21,6 m và rộng 41,2 m. Ở chính giữa là nơi hài cốt Bác đang được lưu giữ. Xung quanh là hành lang. Bậc tam cấp vững chãi được ốp bằng đá hoa cương, tường xung quanh ốp bằng cẩm thạch, cửa chính từ đá đen bóng loáng.

Thông tin chung về Lăng Bác

Đặc biệt dòng chữ Chủ Tịch Hồ Chí Minh được dùng từ đá lấy trên đất Cao Bằng, phòng nơi Bác “ngủ” thì được dùng bằng đá cẩm thạch Hà Tây. Hình ảnh cờ Đảng và cờ Tổ Quốc thì dùng từ 4000 miếng đá hồng ngọc của Thanh Hoá và đá cẩm vân màu vàng. Cửa bằng gỗ thiết kế dưới tay nghề nghệ nhân vùng Nghệ An, Hà Nam, Hà Bắc, với chất liệu từ gỗ quý của đồng bào miền Nam gửi ra. Quả thực đây là một công trình hết sức công phu, vững chắc và được kết tinh từ những gì đáng quý nhất của đồng bào 3 miền Bắc - Trung - Nam để bày tỏ lòng thành, đời đời ghi nhớ Bác.

  1. Có cần mua vé tham quan khi đến Lăng Bác?

Khi viếng thăm Lăng Bác thì nhân dân, du khách không cần phải mua vé hay trả phí gì. Tuy nhiên nên đi theo đoàn du lịch để được bố trí hướng dẫn, thuyết minh để kết hợp tham quan cả những khu vực xung quanh như Quảng Trường, chùa Một Cột, bảo Tàng Hồ Chí Minh, phủ Chủ Tịch,...

Giờ giấc và cách di chuyển đến Lăng bác

  1. Giờ mở cửa

Giờ mở cửa tiếp đón cơ quan, đoàn thể và khách du lịch là tất cả các ngày trừ thứ hai và thứ 6. Dịp Lễ Tết vẫn mở cửa bình thường, tuy nhiên giờ giấc thay đổi. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, lăng Bác mở cửa đón khách từ 7h30 và 10h30. Mùa đông, từ tháng 11 tới tháng 3, lăng Bác mở cửa từ 8h tới 11h ngày thường, và ngày lễ là 11h30 đóng cửa.

  1. Cách di chuyển tới Lăng Bác

Để di chuyển tới Lăng Bác thì có thể đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô, nếu là khách từ phương xa đi theo đoàn thì nên đi xe khách, có hướng dẫn viên. Hiện nay du lịch Hà Nội, nhiều người chuộng di chuyển bằng xe bus hai tầng để vừa thuận tiện, đi được nhiều người lại có thể kết hợp ngắm cảnh quan thủ đô dễ dàng hơn.

Kinh nghiệm khi viếng thăm Lăng Bác?

  1. Hành trình thăm lăng Bác

Trên dải đất Việt Nam hay dù bất cứ nơi đâu, nếu là người con Việt Nam hay du khách quốc tế khi tới với mảnh đất này đều mong muốn một lần được viếng thăm Lăng Bác - nơi vị lãnh tụ vĩ đại - danh nhân văn hoá thế giới - Hồ Chí Minh, đang yên giấc ngủ ngàn thu. Tới Thủ đô Hà Nội, ghé thăm lăng Bác không chỉ là muốn tận mắt thấy được Người, mà còn là muốn được thắp nén nhang thơm, bày tỏ lòng thành kính. Ai ai cũng ao ước được xếp hàng vào lăng thăm Bác. Không khí đầu tiên mà bạn sẽ nhận thấy được nơi này đó chính là sự nghiêm trang, dù ngay giữa lòng thủ đô nhộn nhịp vẫn thấy yên bình vô cùng.

  1. Những khu tham quan khác

Chuyến hành trình viếng thăm Lăng Bác sẽ trọn vẹn hơn khi có thể dành thời gian tham quan những khu vực lân cận như Nhà sàn Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh, phủ Chủ Tịch, chùa Một Cột,... Những khu vực này đều là nơi ghi dấu ấn quan trọng, ý nghĩa, nơi sinh hoạt và làm việc của Bác lúc sinh thời. Bạn hãy theo sự hướng dẫn của Ban quản lý nơi này, chấp hành nghiêm nội quy khu vực nữa nhé.

Kinh nghiệm khi viếng thăm Lăng Bác? - Ảnh 1

Con đường dẫn tới nhà sàn Bác Hồ vô cùng đẹp, thanh cảnh với vườn cây ăn trái sai trĩu nặng cành, hồ nước trong veo với đàn cá sắc màu tung tăng bơi lội. Ngôi nhà đơn sơ ấy, khu vườn ấy vẫn ghi dấu ấn kí ức về Bác vô cùng thân thương. Tiếp tới là đến với Bảo tàng, lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời sự nghiệp của Người. Và khép lại hành trình thì đến chiêm ngưỡng chùa Một Cột, biểu tượng độc đáo và linh thiêng của Thủ đô Văn hiến.

  1. Chứng kiến lễ thượng cờ và hạ cờ

Tại Lăng Bác, cứ mỗi sáng và tối lại có nghi lễ thượng cờ và hạ cờ nơi cột cờ Tổ Quốc cao 29m. Đây là một nghi lễ cấp Quốc Gia vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Mỗi sáng, cứ lúc 6h, sau lưng Lăng là đoàn khởi hành với quân kỳ Quyết Thắng dẫn đầu, tiếp đến là tiểu binh đoàn 34 người, đi theo tiếng nhạc “Tiến bước dưới quân kỳ” tới cột cờ. Ba chiến sĩ trong đội Hồng kỳ sẽ thực hiện nghi thức thượng cờ và đúng lúc này Lăng Chủ tịch sẽ mở, cờ theo tiếng hát dần được kéo lên, bay phấp phới trên bầu trời Hà Nội.

Kinh nghiệm khi viếng thăm Lăng Bác? - Ảnh 2

Một nghi lễ thực sự phải chứng kiến ít nhất một lần trong đời để thấy được niềm tự hào dân tộc, xúc động và cao quý vô vàn. Lễ thượng cờ cũng được thực hiện y theo nghi lễ trên, vào lúc 21h cùng ngày.

Một số lưu ý khi đến tham quan Lăng Bác

Lăng Bác vừa là nơi cho nhân dân thăm viếng, tham quan, vừa là địa điểm mang tính chất chính trị quan trọng, uy nghiêm nên nhất định bạn cần chú ý tới trang phục phải chỉnh tề, lịch sự. Khi vào trong lăng viếng Bác phải nhẹ nhàng, giữ trật tự, xếp hàng ngay thẳng lối, theo sự hướng dẫn chung.

Nếu đi theo cá nhân, có tính chất riêng, không muốn phải xếp hàng, thì cần phải xin phéo được đặc cách của Bộ Tư Lệnh trước 2 - 3 ngày. Đặc biệt không được mang theo trẻ dưới 3 tuổi vào trong Lăng. Không mang đồ ăn, nước uống, quay phim chụp ảnh khi vào Lăng Bác.

 

 

46 5 51 97 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==