Nằm tại thị xã Cửa Lò, cách trung tâm thành phố Vinh chừng 18km về phía Đông Bắc, Cửa Lò là một trong những bãi biển tốt nhất ở vùng Bắc Trung bộ Việt Nam với phong cảnh đẹp giữa trời nước trong xanh. Bờ biển Cửa Lò dài chừng 12km, trong đó 8,2km là bãi cát trắng phẳng mịn với độ dốc thoai thoải, nước trong và sạch được chia làm 3 bãi tắm nhỏ: Lan Châu, Xuân Hương và Song Ngư. Có người đã ví Cửa Lò với bãi biển Nha Trang bởi nơi đây cũng có con đường Bình Minh rộng thoáng nhất thị xã chạy men theo bờ biển dài hàng cây số và bãi biển cũng đông nghịt du khách từ sáng sớm đến chiều tối, phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên với những rặng phi lao hay ngọn dừa quanh năm xanh tốt, vừa có tác dụng chắn cát vừa là điểm dạo chơi lý thú.
Du lịch Cửa Lò tháng 6
Thời tiết Cửa Lò tháng 6
Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung những đặc điểm của khí hậu miền Trung. Đồng thời, do Cửa Lò là khu vực ven biển nên sẽ chịu ảnh hưởng khá nhiều của bão, áp thấp nhiệt đới và khí hậu chung của khu vực biển.
Khí hậu Cửa Lò được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình thời điểm này là 23 đến 24 độ C (tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 39 đến 40 độ C). Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 19 đến 20 độ C (thấp nhất có thể xuống tới 6 độ C). Ngoài ra, còn một số đặc trưng của khí hậu Cửa Lò như: Biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung phần lớn vào mùa bão, mùa mưa có gió Lào khô nóng thuận lợi cho du khách du lịch tắm biển.
Du lịch Cửa Lò đi bằng phương tiện gì ?
Nếu xuất phát từ Hà Nội, Đà Nẵng du khách có thể chọn phương tiện là xe khách, xe máy hoặc là tàu hỏa. Nếu các tỉnh phía Nam như Nha Trang, Sài Gòn thì tốt nhất là đi máy bay, vừa nhanh mà lại không bị say xe nữa.
Đi từ Hà Nội – Cửa Lò
Từ Hà Nội, nếu đi đông người thì nên thuê hẳn xe du lịch để đi cho tiện, chi phí cũng không quá đắt mà lại chủ động, có thể thăm thú được nhiều nơi. Còn nếu đi xe máy hoặc là xe ô tô riêng có thể đi theo 2 cách, 1 là di theo tuyến quốc lộ 1A, 2 là đường mòn Hồ Chí Minh.
Đoạn đường từ Hà Nội – Cửa Lò tầm 280km, tính ra chạy 6 tiếng là tới (này là đường quốc lộ 1A). Nếu đi theo đường Hồ Chí Minh thì dài hơn, tầm 350km (đi đường này ngắm cảnh rất tuyệt có điều đi hơi xa tẹo). Nếu đến Cửa Lò bằng máy bay thì sẽ mất tầm 50 phút thôi,
Đi từ Đà Nẵng – Cửa Lò
Từ Đà Nẵng đi Vinh, bạn có thể đặt vé máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines, thời gian bay tầm 1 tiếng 15 phút.
Ngoài ra, nếu muốn đi tàu hỏa thì bạn có thể mua vé trực tiếp tại ga Đà Nẵng hoặc các đại lý vé tàu. Tốt nhất, hãy truy cập dsvn.vn để đặt online sẽ có giá và chỗ ngồi tốt nhất.
Một số nhà xe ở Đà Nẵng có phục vụ tuyến xe Đà Nẵng – Vinh là Phương Trang, Tú Hạc, Hải Hoàng Gia, Dương Hồng. Để biết giá, bạn hãy đến trực tiếp tại bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng ở đường Tôn Đức Thắng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Đi từ Sài Gòn – Cửa Lò
Chọn phương tiện là máy bay đi từ Sài Gòn đến Cửa Lò, đầu tiên phải đến Vinh sau đó mới bắt taxi đến với Cửa Lò. Hiện, cả 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetsta, Bamboo Airways mỗi ngày đều khai thác đường bay từ Sài Gòn đến Vinh. Mỗi ngày có tầm 19 chuyến (bao gồm cả 3 hãng) với tổng thời gian 1h45 phút hoặc hơn. Nếu chọn Vietjet hay Jestar thì rẻ hơn, mà hay bị delay. Đi Vietnam Airlines đắt xíu mà chất lượng hơn, riêng với Bamboo Airways dù là hãng mới nhưng lại đảm bảo về tỉ lệ đúng giờ.
Địa điểm du lịch Cửa Lò
Bãi biển Cửa Lò
Nằm tại thị xã Cửa Lò, cách trung tâm thành phố Vinh chừng 18km về phía Đông Bắc, Cửa Lò là một trong những bãi biển tốt nhất ở vùng Bắc Trung bộ Việt Nam với phong cảnh đẹp giữa trời nước trong xanh. Ngay từ năm 1907, người Pháp sớm nhận ra nơi đây là một vùng biển nghỉ mát lý tưởng, đã xây dựng khu biệt thự dành riêng cho họ tại Cửa Lò nhưng do chiến tranh kéo dài, khu biệt thự này đã bị bỏ hoang phế và hủy hoại theo thời gian.
Bờ biển Cửa Lò dài chừng 12km, trong đó 8,2km là bãi cát trắng phẳng mịn với độ dốc thoai thoải, nước trong và sạch được chia làm 3 bãi tắm nhỏ: Lan Châu, Xuân Hương và Song Ngư. Có người đã ví Cửa Lò với bãi biển Nha Trang bởi nơi đây cũng có con đường Bình Minh rộng thoáng nhất thị xã chạy men theo bờ biển dài hàng cây số và bãi biển cũng đông nghịt du khách từ sáng sớm đến chiều tối, phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên với những rặng phi lao hay ngọn dừa quanh năm xanh tốt, vừa có tác dụng chắn cát vừa là điểm dạo chơi lý thú.
Cửa Lò là một khu du lịch sinh thái đầy tiềm năng với đảo Hòn Ngư cách đất liền chừng 4km, không xa mấy còn có Cửa Hội, Bãi Lữ… tạo nên một vùng cảnh quan liên hoàn hội đủ sông, biển, rừng cây và những quả đồi rất kỳ thú. Hàng năm, mùa du lịch tại bãi biển Cửa Lò thường bắt đầu vào dịp 30-4 & 1-5 và kết thúc vào cuối tháng 9, được mở màn bằng “Lễ hội Sông Nước Cửa Lò” với nhiều hoạt động văn hóa dân gian cùng tiết mục bắn pháo hoa rất ấn tượng. Trong nỗ lực kéo dài ngày nghỉ của du khách tại bãi biển, Cửa Lò đang nghiên cứu xúc tiến loại hình dịch vụ nghỉ đông.
Đảo Lan Châu
Đảo Lan Châu hay còn được gọi là đảo Rú Cóc. Sở dĩ, có tên gọi như vậy vì đảo có hình tựa một con cóc đang vươn mình ra biển. Đảo nằm sát ngay biển Cửa Lò, do đó nếu không gặp vấn đề gì về thời gian thì bạn có thể qua ngay đây sau khi đi biển Cửa Lò.
Đảo chia biển Cửa Lò thành 2 khu vực, vào lúc thuỷ triều dâng bạn sẽ được chứng kiến tất cả chân đảo chìm dưới nước biển trong xanh. Còn khi thuỷ triều xuống, phía Tây sẽ nối với đất liền thành một bán đảo. Còn phía Đông là các vách đá cheo leo nằm vươn ra phía biển, theo sự dòng chảy của thời gian các vách đá nơi đây đã được bào mòn với nhiều hình thù khác nhau.
Làng Sen quê Bác
Bạn có thể đến làng Sen vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thời gian thích hợp nhất đó là vào tháng 5 tháng 6. Đây là dịp mà những đầm sen nở rộ, tỏa hương thơm ngát, mang lại một cảm giác dễ chịu xua tan đi cái oi bức, ngột ngạt của nắng gió khắc nghiệt miền Trung.
Sau lũy tre rợp bóng xanh mát là ngôi nhà 5 gian lợp mái tranh đơn sơ, giản dị của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác Hồ. Sau khi đậu Phó bảng tại khoa thi hội năm Tân Sửu 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen quê nội. Ngôi nhà này là do người dân làng Sen dùng quỹ công dựng lên mừng cụ đậu Phó bảng đem lại vinh dự cho cả làng.
Trước nhà có 2 sân nhỏ và 1 thửa vườn được vây quanh bằng hàng rào râm bụt. Kế bên nhà là nhà ngang dùng làm bếp. Hai gian phía ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh – người chị cả của Bác. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình.
Dù đỗ đạt cao nhưng những vật dụng trong nhà vẫn hết sức giản dị như bao căn nhà ở chốn thôn quê khác: tấm phản gỗ, chõng tre, chum sành đựng nước, chạn bát tre,… Phần nhiều những đồ vật này đều do dân làng tặng, những kỷ vật này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
PV&BT: Trần Thị Thuỳ Linh