Cung điện gió Hawa Mahal thuộc thành phố khá rộng lớn Jaipur. Nơi đây được mệnh danh là một trong những cung điện lộng lẫy nguy nga nhất đất nước Ấn Độ, cũng như nổi tiếng khắp châu Á và lan rộng đến cả thế giới về sự đồ sộ và tráng lệ của công trình kiến trúc này. Chỉ cần nghe cái tên thôi “Cung điện gió” cũng gợi cho người ta cảm giác tò mò mà muốn đặt chân tới đây để khám phá cung điện kỳ diệu này.
Sự đặc biệt Hawa Mahal cung điện của gió ở Ấn Độ
Tại sao lại có tên là “Cung điện gió”
Cung điện Hawa Mahal có tất cả hơn 953 ô cửa sổ nhỏ, nhìn từ đằng sau cung điện như một cái tổ ong lớn làm bằng đá sa thạch đỏ hồng. Toàn bộ cung điện được xây dựng theo lối kiến trúc đế quốc Mughal vĩ đại thời xưa cùng với kiến trúc Hindu Rajput.
Sự ra đời của cung điện gió bắt nguồn từ việc Vua Maharaja Sawai Jai Singh mong muốn xây dựng cung điện phỏng dựng theo cung điện cổ Khetri Mahal. Sau nhiều năm trời thi công, Hawa Mahal đã được hoàn thiện và sử dụng như cung điện của các phi tần, phu nhân trong hoàng cung. Theo truyền thống đạo giác ngày xưa của người Ấn Độ, phụ nữ không được lộ mặt của mình cho người nào khác ngoài người chồng của mình. Vì vậy cung điện được thiết kế với gần 1000 ô cửa sổ lớn nhỏ với những lưới mắt cáo tinh tế, để những người phụ nữ ngồi bên trong cung điện có thể ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài mà không sợ bị lộ mặt.
Sự đặc biệt của cung điện Hawa Mahal
Kiến trúc khác lạ: Nhắc tới cung điện gió Hawa Mahal không thể không nhắc tới những mái vòm và hàng trăm ô cửa sổ kết hợp với bức tường đan lưới mắt cáo. Khác với những cung điện được xây theo kiến trúc cổ kính chất liệu bằng đá quý, Hawa Mahal được xây dựng bằng hàng trăm viên sa thạch đỏ và hồng, tạo nên nét thơ mộng, lãng mạn không tìm thấy được ở bất kì nơi nào trên thế giới. Nếu như mặt trước của cung điện được trang trí bằng nhiều họa tiết tinh xảo, độc đáo thì bên trong cung điện khá đơn giản. Kiến trúc bên trong là các trụ cột to khổng lồ dẫn lên mái vòm. Điều đặc biệt ở cung điện này đó là cung điện không sử dụng lối lên trực tiếp, cũng không sử dụng cầu thang mà di chuyển chủ yếu bằng các con đường dốc. Tuy nhiên do việc đi lại bằng đường dốc khá mệt và tốn thời gian nên vào năm 2006, cung điện đã được cải tạo và xây dựng một chiếc thang máy để phục vụ du khách tới tham quan.
Sự pha trộn giữa kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mughal càng khiến cung điện này mang vẻ đẹp khác lạ. Mặt trước của cung điện được chạm khắc từng chi tiết rất tinh xảo, cầu kỳ đan xen là những ô cửa nhỏ kết hợp cùng hiệu ứng mắt cáo. Cửa sổ và ban công được thiết kế theo kiểu thông gió, làm mát và được coi như điều hòa không khí của toàn bộ các tầng trong lâu đài, vì thế khi đi bộ tham quan trong cung điện, du khách luôn cảm nhận được không khí mát lạnh khiến người ta cảm giác thoải mái và dễ chịu. Hệ thống các ô cửa sổ nhỏ đón những luồng gió mát lành vào trong cung điện nên kể cả khi thời tiết mùa hè bên ngoài có nóng nực thì bên trong cũng điện vẫn mát mẻ. Vì vậy nơi đây được chọn làm nơi nghỉ dưỡng của hoàng gia Ấn Độ mỗi khi hè về. Trái với vẻ bề ngoài, bên trong cung điện được thiết kế khá đơn giản. Bởi cung điện được xây dựng với hai kiểu kiến trúc vì vậy cung điện càng nổi bật và gây ấn tượng với toàn bộ du khách thập phương khi tới đây chiêm ngưỡng.
Lối vào đặc biệt: Cung điện được xây dựng nối liền vào với thành phố nên du khách sẽ không thể tìm được bất kỳ cổng nào dẫn thẳng vào cung điện Hawa Mahal. Để vào được cung điện, du khách buộc phải vào bằng cổng tại cung điện thành phố, đi hết một con đường mới có thể tới được cung điện gió Hawa Mahal. Điều tạo nên sự đặc biệt này là có lý do, bởi trước đây cung điện Hawa Mahal là nơi chỉ dành cho các vị phu nhân, rất hạn chế sự ra vào của người lạ, vì thế nó mới được thiết kế một lối đi độc đáo như vậy.
Cung điện với hành lang đón nắng rực rỡ: Không chỉ khiến du khách trầm trồ bởi kiến trúc bên ngoài, cung điện Hawa Mahal còn ấn tượng bởi kiến trúc bên trong. Hawa Mahal được thiết kế 5 tầng nhưng không có một cầu thang đi lên, tất cả được nối với nhau bằng con đường dốc duy nhất dẫn du khách lên thẳng tầng trên cùng. Dọc hành lang, du khách sẽ bắt gặp những ô cửa sặc sỡ màu sắc được những ánh nắng mặt trời chiếu qua tạo ra một hiệu ứng bắt mắt và vô cùng lung linh.
Hawa Mahal - cung điện của gió
Hầu như trong số chúng ta cũng đều tò mò về cái tên cung điện gió Hawa Mahal, vì sao cung điện lại được mệnh danh là cung điện của gió? Để trả lời cho câu hỏi này thì chính là phần thiết kế của của cung điện với số lượng khá lớn là các ô sửa sổ kết hợp thiết kế hình mắt cáo. Bởi vậy bất kỳ mùa nào tại đây, Hawa Mahal luôn dễ dàng đón nhận những cơn gió mát lạnh thổi về từ tứ phía. Cái tên cung điện gió cũng bắt nguồn từ đây.
Ngoài vẻ đẹp thơ mộng, trang lệ của cung điện thì du khách cũng có thể ghé thăm các di tích cổ, vũ khi, bảo vật hoàng gia tại bảo tàng cổ vật nằm trong sân của cung điện.
Đến tham quan tại cung điện, du khách hãy chú ý tới thời gian để có thể có những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại đây. Cung điện thường mở cửa vào lúc 9 giờ sáng và đóng cửa vào lúc 16 giờ 30 các ngày trong tuần. Vé vào cửa có mức giá là 50 Rupee đối với người dân Ấn Độ, còn đối với du khách nước ngoài là 200 Rupee (tức khoảng 15.275 VND - 61.000VND). Ngoài ra ở cung điện còn có dịch vụ chụp ảnh thuê dành cho du khách không biết chụp ảnh như nào cho đẹp để làm kỉ niệm. Vì thế với mức giá khoảng 30 Rupee ( khoảng 9.165 VND), các bạn đã có một bức ảnh tuyệt vời rồi.
Ngoài cung điện gió Hawa Mahal, tại thành phố cổ này cũng có khá nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác mà bạn có thể ghé qua. Cung điện Thành phố (gia đình hoàng gia vẫn sống trong một phần của cung điện). Hay bạn có thể trải nghiệm những món ăn ngon truyền thống nổi tiếng tại nơi đây tại nhà hàng Surabhi hoặc bảo tàng Turban sẽ cung cấp cho bạn một trải nghiệm văn hóa vô cùng độc đáo và thú vị. Phía ngoài thành phố Jaipur là pháo đài Amber được xây dựng năm 1592 - nơi nghỉ ngơi của những người cầm quyền dưới trướng hoàng đế Akba. Ở pháo đài có những bức tranh tường vẽ bằng tay vô cùng độc đáo và nổi bật, tại sảnh lớn thì treo những tấm gương khổng lồ thu hút khá nhiều khách tham quan.
Nếu đã bạn đã thấm mệt sau những cuộc hành trình khám phá thì hãy tạm dừng chân và đi xuống đường phố ghé vào một quán cà phê Ấn Độ xưa, ẩn mình trong con hẻm ngoài đường MI, gần cổng Ajmer. Chuỗi nhà hàng Ấn Độ Coffee House là chuỗi nhà hàng lớn nhất Ấn Độ sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi bằng những món ăn ngon và đồ uống khá hợp khẩu vị.
Thành phố cổ Jaipur là sự kết hợp hài hòa giữa những nét văn hóa cổ xưa giàu truyền thống và đan xen những nét hiện đại riêng biệt mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ xưa. Cung điện gió quả thực là một tác phẩm vô cùng kiệt tác và xuất chúng bạn nên một lần ghé qua để chiêm ngưỡng. Bài viết của VietSense Travel đã giúp bạn có những thông tin về văn hóa và con người nơi này rồi, nhiệm vụ của bạn là xách vali lên và đi thôi nào.