==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Đồng bằng các dân tộc thiểu số có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú, điều đó được thể hiện ở những sự kiện lễ hội đặc sắc, những điểm đến đậm chất mộng mơ và trữ tình. Những năm gần đây thì du lịch Hà Giang ngày càng được quan tâm và chính quyền địa phương luôn có những chính sách hấp dẫn khách du lịch. Hệ thống giao thông ngày càng phát triển và cơ sở vật chất, dịch vụ không ngừng được cải thiện. Một trong những địa chỉ du lịch uy tín để lại ấn tượng cho du khách đó là chợ tình Khâu Vai. Hãy cùng VietSense Travel khám phá điểm đến này trong bài viết dưới đây nhé!

Chợ Tình Khâu Vai diễn ra ở đâu, ngày nào?

Theo quan niệm của người dân địa phương vùng dân tộc Tày, Nùng thì Khâu Vai mang nghĩa khác tức là đèo gai. Một số nơi còn gọi là chợ Phong Lưu. Với lịch sử lâu đời gần 100 năm nay, chợ tình tổng hợp những nét đặc sắc trong đời sống hàng ngày.

Chợ Tình Khâu Vai diễn ra ở đâu, ngày nào?

Theo nhiều nguồn tin cho biết thì chợ tình này xuất hiện vào năm 1919 cho đến nay đã để lại những ấn tượng sâu sắc. Chợ có địa chỉ ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, Việt Nam, nói là chợ nhưng nó đặc biệt ở chỗ chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch.

Chợ Tình Khâu Vai có từ bao giờ, dân tộc nào?

Nói về lịch sử phát triển, lúc mới xuất hiện chợ rất ít người bán, thậm chí người mua cũng rất thưa thớt, chỉ ghi nhận có một vài quầy hàng và cư dân bán đồ ăn, thức uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Cứ thế chợ ngày càng có nhiều người biết đến, chủ yếu là địa điểm để người ta ta tìm đến nhau để giao lưu và tâm sự nhiều hơn. Gọi là chợ tình bởi hầu hết người đến đây thường là những người có mối tình trắc trở, những người lận đận về tình duyên hay những người yêu nhau nhưng không đến với nhau được, bản thân mỗi người đều vướng phải tình duyên lận đận. Sau một năm, họ hẹn nhau ở nơi này để kể cho nhau nghe về cuộc sống, về công việc cho đối phương, ôn lại những tình cảm xưa như một điều trân quý. Cũng có rất nhiều đôi vợ chồng còn mặn mà cũng tìm đến đây để giao lưu, kết bạn. Ngạc nhiên là họ rất tôn trọng lẫn nhau, chồng tìm bạn của chồng, vợ tìm bạn của vợ, không bực bội, không có sự ghen tuông thường thấy ở nhiều đôi nam nữ. Với thói quen này được xem như là bổn phận, trách nhiệm và là nghĩa vụ của đối phương, không áp đặt và cũng không gò bó những quy tắc cổ hủ lên người bạn đời của mình.

Chợ Tình Khâu Vai có từ bao giờ, dân tộc nào?

Cứ như vậy, lâu dần chợ Khâu Vai được nhiều người biết đến hơn nữa, chủ yếu là những cư dân bản địa và những đồng bào sinh sống ở lân cận, họ vượt đèo, lội suối, đi từ rất sớm để có thể đến đúng lúc và tìm thấy người bạn của mình. Cứ thế, họ tỉ tê tâm sự bên những quán ăn, những quầy hàng đơn giản,... cho đến trưa hay chiều muộn. Đến thời điểm hiện tại thì chợ Khâu Vai có vẻ như đang bị thương mại hóa dần dần. Chợ buôn bán rất nhiều các loại mặt hàng khác nhau và không còn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị vốn có.

Sự tích Chợ Tình Khâu Vai từ xa xưa

Gắn liền với chợ tình Khâu Vai chính là truyền thuyết lâu đời về chàng Ba, cô Út. Gia cảnh của hai người có sự đối lập khi chàng Ba là người dân tộc Nùng, đẹp trai, tài giỏi, có nhiều tài lẻ như hát hay, thổi sáo giỏi thế nhưng hoàn cảnh lại rất nghèo. Cô Út thì xinh đẹp, thùy mị, nết na và là con của một tộc trưởng người Giáy. Hai người vốn có tình cảm với nhau, họ yêu nhau thắm thiết, sâu đậm nhưng bị hai bên cấm cản vì những phong tục, lễ nghi thời đó rất khắc nghiệt: gia đình cô Út cho rằng chàng Ba không xứng bởi nhà nghèo, khác dân tộc, không cùng con ma, chính vì vậy mà phong tục tập quán cũng có sự khác biệt. Khắc nghiệt hơn nữa là truyền thống xưa nay không có trai người Nùng nào được phép lấy con gái người Giáy làm vợ. Cũng không một gia đình, dòng tộc nào dám dựng vợ, gả chồng cho đối phương khi không môn đăng hộ đối.

Sự tích Chợ Tình Khâu Vai từ xa xưa

Đứng trước sự cấm cản tuyệt tình của người thân, buôn làng mà chàng và nàng đã trốn nhà, họ quyết định bỏ lên hang núi Khâu Vai sinh sống. Thế nhưng không lâu sau đó, gia đình hai bên mâu thuẫn với nhau không thể giải quyết. Họ tộc nàng Út mang vác các loại súng kíp, cung nỏ tiến đến nhà chàng trai chửi mắng, không ai có thể chấp nhận được khi cậu đưa con gái họ ra rừng. Bên nhà chàng Ba cũng không kém, họ cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Cảnh tượng đẫm máu nhanh chóng diễn ra, từ hang núi nơi nàng và chàng chứng kiến rõ nhất đã thấy hai bên đâm chém nhau rất quyết liệt. Thấy rõ điều đó, hai người tuy yêu thương nhau nhưng cũng không thể nào ngăn nổi những giọt nước mắt. Cô gái, chàng trai thương cha, thương mẹ, xót xa cảnh hai bên dân làng vốn hòa thuận nay lại trở nên căm ghét, thù hận lẫn nhau mà hai người quyết định chia tay. Mỗi người trở lại nơi mình sinh ra và hẹn thề kiếp sau hãy làm vợ chồng, ngày họ chia tay được tính là ngày 27/3, cũng từ đó mà dân làng trong vùng quyết định lấy đây là ngày họp chợ duy nhất trong năm.

Giây phút chia tay, cô gái chàng trai đã quyết định cắt máu ăn thề: Dù là không lấy được nhau nhưng cứ mỗi năm đến ngày 27/3 họ sẽ lại lên Khâu Vai để tâm sự và gặp gỡ. Họ sẽ hát cho nhau nghe, cùng nhau kể cho đối phương những câu chuyện của bản thân, về công việc, về cuộc sống suốt cả một năm xa cách. Người ta thấy được họ cùng nhau ca hát, tâm tình đến hết đêm, cho đến hôm sau thì trở lại đời sống thường nhật. Cứ đều đặn như vậy mỗi năm một lần cho đến một ngày cuối cuộc đời. Chàng Ba, Cô Út vẫn tìm đến nhau, cùng ngồi dưới gốc cây bên rừng, sát cạnh hòn đá thề năm xưa, họ ôm nhau và cùng nhau đi vào cõi vĩnh hằng. Ngày họ mất cũng chính là ngày họ chia tay, ngày 27/3. Chứng kiến câu chuyện tình đẫm nước mắt đó mà dân làng đã quyết định xây dựng hai miếu thờ có tên “miếu Bà” và “miếu Ông” chính nơi họ ra đi để tưởng nhớ đôi trai gái.

Hoạt động diễn ra ở Chợ Tình Khâu Vai

Cho đến nay, rất nhiều những hoạt động tại đồng bào vùng cao được tổ chức và thiết kế dành riêng cho du khách đến tham quan nơi đây, Những hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra sôi nổi và tiêu biểu nhất là những chương trình khai thác đời sống hàng ngày liên quan đến những ngày lễ, sự kiện ý nghĩa không thể bỏ lỡ. Và một trong những hoạt động hấp dẫn nhất có tên Chợ Tình Khâu Vai.

Hoạt động diễn ra ở Chợ Tình Khâu Vai - Ảnh 1

Bắt đầu từ ngày và đêm 26, hàng loạt các lều quán, quầy hàng được dựng xung quanh thung lũng, nhiều nhất vẫn là những quán ăn nơi tập trung các món truyền thống như thắng cố, rượu ngô. Không khí sôi động được tạo ra ngay từ sáng sớm, từ những cặp tình nhân trẻ cho đến già. Nhộn nhịp hơn nữa chính là những cặp vợ chồng ở xa, họ khăn gói mang theo rượu, ngô khoai và cơm lam trên những yên ngựa, nhiều người đi bộ men theo những thung lũng và đồi núi để kịp giờ họp chợ, không một ai muốn bỏ lỡ thời gian quý giá về ngày được mong chờ nhất năm này. Những ánh đèn lập lòe trong đêm tối, những tiếng khèn, tiếng gọi nhau avf tiếng hát trong trẻo ngập tràn trong bầu không khí se lạnh cứ thế từ đêm cho đến sáng khiến ai cũng háo hức, mong chờ.

Hoạt động diễn ra ở Chợ Tình Khâu Vai - Ảnh 2

Bạn biết đấy, cuộc sống của những người vùng cao, nhất là những dân tộc thiểu số rất buồn chán, tẻ nhạt, quanh năm của họ chỉ gắn với đồng ruộng, săn bắn và hầu như không có một hoạt động văn hóa, nghệ thuật nào. Thế nên, khi chợ tình được tổ chức, ai cũng mong ngóng, ai cũng chờ đợi. Đặc biệt lại là phiên chợ một năm mới có một lần nên người dân càng thêm hân hoan, phấn khởi, mọi người chuẩn bị cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, lộng lẫy và rực rỡ nhất để tự tin đứng trước đám đông. Cả gia đình thế hệ bảy tám người, từ ông bà, bố mẹ đến con dâu, con trai, cháu trai cháu gái cùng dắt díu nhau rất tình cảm và cũng rất vui vẻ. Họ vừa đi bộ, vừa trò chuyện vừa ca hát không biết mệt mỏi, tinh thần ai cũng sảng khoái và vui tươi. Có nhiều gia đình sống tít trên đỉnh núi cao chót vót, hay những cặp vợ chồng đã lấy nhau được hơn chục năm sống gần thung lũng cũng tranh thủ đi trước 1 đến 2 ngày cũng lặn lội đến đây để tìm niềm vui. Theo thông lệ, cứ vào những ngày này, mọi người sẽ gác lại những công việc, những bộn bề của cuộc sống và chuẩn bị tất cả mọi thứ để sẵn sàng cho hành trình tham gia sự kiện quan trọng nhất năm.

Đêm hội Chợ Tình Khâu Vai

Khi hoàng hôn bắt đầu xuống sau những dãy núi cao cũng là lúc mà thung lũng Khâu Vai nhộn nhịp, sôi nổi hơn bao giờ hết. Tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng hát tiếng kèn môi vang vọng từ xa, đâu đó còn có cả tiếng lục lạc, vó ngựa tiếng côn trùng sau những đám cỏ dại trộn lẫn tạo nên bầu không gian sống động nhất. Thời điểm này, những hàng quán hai bên đường có sự xuất hiện ngày càng nhiều của những đôi tình nhân, những ông chồng, bà vợ hay những gia đình cùng nhau dùng bữa, họ vừa giao lưu, trò chuyện, vừa nói cười và mời rượu nhau rất thú vị. Rượu tại đây không thiếu, nó cũng chính là thứ kéo con người lại gần với nhau hơn, chỉ một chén rượu và cái bắt tay thân thiện thì người xa lạ cũng thành quen.  Những người dân địa phương có thể ngồi với nhau như vậy hàng tiếng đồng hồ, rượu được rót lai láng, hết chén này đến chén khác, uống đến khi không thể uống được nữa, họ sẽ dắt tay nhau đến ngọn núi phía xa xa và tâm sự thâu đêm cùng người bạn đồng hành của mình.

Đêm hội Chợ Tình Khâu Vai

Đến hiện tại, khi được hỏi về thời gian bắt đầu xuất hiện chợ tình, những người dân sống lâu năm cũng không thể nào trả lời chính xác. Họ chỉ nhớ là câu chuyện truyền thuyết về Chàng Ba, Cô Út ra đời gắn liền với sự tích của chợ Khâu Vai. Ban đầu, nơi đây là địa điểm, gặp gỡ của những người dân địa phương, lâu dần nó được biết đến nhiều hơn và cả những cư dân đến từ những vùng sâu, vùng xa hơn cũng tìm đến đây. 

Với những vị khách từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đổ về chắc chắn sẽ bất ngờ bởi khung cảnh thơ mộng và lung linh, huyền ảo của nơi đây. Càng trở về đêm, bầu không gian càng sâu lắng, chỉ nghe thấy những tiếng trò chuyện lớn nhỏ, tiếng thì thầm của đôi bạn trẻ,...Đó là những giây phút thư giãn nghỉ ngơi hết sức ấn tượng.

Nếu thực sự yêu thích văn hóa vùng cao và mong muốn khám phá những điều tuyệt vời thì chắc chắn bạn đừng bỏ qua cơ hội đến với chợ tình. VietSense Travel luôn mang đến  bạn những tour du lịch chất lượng nhất, những loại hình lưu trú và dịch vụ độc đáo nhất.

 

 

Chợ Tình Khâu Vai vào ngày nào, văn hoá vùng dân tộc nào?

Chợ Tình Khâu Vai vào ngày nào, văn hoá vùng dân tộc nào?
13 1 14 27 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==