Được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1994, Bãi đá cổ Sapa đến tận bây giờ vẫn tồn tại như một “lời thách thức” đối với những nhà khoa học, khảo cổ học, chưa có ai thực sự đưa ra được lời giải đáp hợp lí và chuẩn xác cho những kí tự khó hiểu, kì lạ này của người Việt cổ. Trải qua bao năm tháng, hiện tại khu di tich này đã được bảo vệ, gìn giữ thì bãi đá cổ vẫn còn là một bài toán khó đối với các nhà nghiên cứu và đang chờ đợi được lí giải một cách chính xác, trọn vẹn. Nơi đây cũng trở thành một địa điểm thu hút không ít khách du lịch trong và ngoài nước hiếu kì tìm tới đây để tận mắt chứng kiến những kí tự, hình thù bí ẩn trên những phiến đá cổ này hàng năm. Nếu có dịp đến với Sapa, bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá địa điểm đặc biệt này nhé!
Bí ẩn Bãi đá cổ Sapa “bài toán khó” chưa có lời giải đáp
Tìm hiểu về bãi đá cổ bí ẩn
Một nhà khảo cổ học người Pháp gốc Nga có tên là Glubew của trường Viễn Đông Bác Cổ đã phát hiện ra Bãi đá cổ Sapa vào năm 1925. Đây đã được công nhận và chứng minh là di sản của người Việt cổ nhưng đến tận ngày nay vẫn chưa có một lời giải đáp phù hợp nào được công nhận. Khu di tích cổ này bao gồm những khối đá lớn được chạm khắc lên bề mặt bởi nhiều hình thù kì lạ có niên đại từ xa xưa, những khối đá này không nằm tập trung lại một điểm nhất định mà nằm rải rác trên những thửa ruộng bậc thang tại thung lũng Mường Hoa.
Khu di tích lịch sử Bãi đá cổ Sapa có diện tích lên tới 8km vuông với khoảng 200 khối đá có kích thước, hình thù và hình chạm khắc cũng khác nhau nằm rải rác trong thung lũng Mường Hoa, thuộc địa bàn của 3 xã của huyện Sapa là Hầu Thào, Sử Pán, Tả Van. Đây được xem là một trong những di sản quý giá, đã được nhà nước công nhận và bảo vệ.
Khi tới đây, du khách sẽ phải tò mò và kinh ngạc trước sự đa dạng và kì lạ của những loại hình chạm khắc cổ này: tranh vẽ tả thực, hình người cách điệu, motip hình người, hoa văn trang trí, bản đồ,... thậm chí còn có cả những khối chữ vuông có nét tương đồng với chữ Nôm Dao. Có tới 90% các hình chạm khắc trên các phiến đá cổ này là những đường thẳng song song, đường cong, chữ viết tay, các hình thù có dạng giống người được cách điệu,.. được chạm khắc rất sâu. Đặt ra cho tất cả chúng ta một câu hỏi rằng ai là người đã tỉ mỉ dày công chạm khắc, là một hay nhiều người và những hình thù chạm khắc này thực sự có ý nghĩa như thế nào? Liệu nó có đang ẩn chứa một nội dung hay một bí mật nào đó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới lịch sử mà chúng ta chưa thể biết đến?
Ngoài ra còn có các hình thù như nhà sàn, ruộng bậc thang, các văn vật,... Tuy nhiên vẫn còn nhiều mơ hồ cần được giới chuyên gia nghiên cứu sâu và giải mã kĩ hơn. Bãi đá cổ này có sức ảnh hưởng tới mức thu hút rất nhiều các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu các hoạ tiết kì lạ này từ cách đây hơn 80 năm. Song hầu hết các phát hiện đều không có kết quả hoặc không chứng minh được độ chính xác. Một số nhà nghiên cứu đã thử so sánh các hoa văn chạm khắc ở bãi đá cổ với các hình chạm khắc khác từ khắp nơi trên thế giới trong các nghiên cứu về dân tộc học. Họ nhận thấy có một số những điểm tương đồng với các tác phẩm của người bản xứ từ Australia, Đài Loan,... Nhiều người cho rằng dựa vào các tài liệu lịch sử và dân tộc học thì những loại hoa văn chạm khắc ở bãi đá cổ Sapa chính là một phần ghi chép của người tiền sử về thời kỳ nguyên sơ, ghi chép lại câu chuyện đời sống sinh hoạt của người cổ đại. Đã 100 năm kể từ khi bãi đá cổ được phát hiện nhưng chưa ai có thể giải mã được nó và nơi đây đã thu hút đông đảo những du khách, nhà nghiên cứu, những người tò mò tìm đến chiêm ngưỡng.
Bãi đá cổ Sapa mang một sức ảnh hưởng khá nhiều với đời sống tâm linh của người dân bản địa, họ còn coi nơi đây như một thánh địa với khả năng bảo hộ sự bình an, thịnh vượng, mùa mang tươi tốt và sức khoẻ dồi dào. Có lẽ chính vì sự kì lạ và bí ẩn này mà bãi đá cổ đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch, và được giới chuyên gia nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Bãi đá cổ chính là một di sản vô giá của Tây Bắc nói riêng và Việt Nam, thế giới nói chung.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã đưa ra giả thiết về khu di tích này là nơi ghi lại bản đồ cổ của người Mông xưa hoặc còn có thể là sách đá cổ ghi lại những trận chiến cổ đại… Và cũng còn rất nhiều cách giải mã khác nữa khi họ tới đây để nghiên cứu về bãi đá cổ kì lạ này. Tuy vậy tất cả những các giả mã trên vẫn chỉ dừng lại ở giả thiết mà chưa thực sự được công nhận hay đưa ra được những chứng minh hợp lý, chính xác. Bãi đá cổ vẫn tồn tại ở đó ẩn giấu những bí ẩn của người xưa và thách thức giới nghiên cứu khoa học. Bãi đá cổ Sapa còn được nhà nước đề nghị công nhận là di sản văn hoá thế giới với UNESCO.
Thời điểm tốt nhất để tham quan bãi đá cổ
Quanh năm tại Bãi đá cổ đều mang những sắc thái rất riêng biệt và độc đáo.
Mùa xuân là khi những bãi đá chập chùng ẩn hiện trong những các đồng lúa xanh rì, trải rộng bát ngát trong thung lũng, triền đồi, tạo nên một bức tranh phản ánh cuộc sống mộc mạc, giản dị.
Mùa hè là khi người dân thu hoạch lúa, du khách có thể dễ dàng phóng tầm mắt ra xa, nhìn được toàn cảnh cánh đồng lúa chín vàng. Khung cảnh lúc này trở nên vô cùng tươi vui với tiếng nói cười rôm rả, tiếng chim hót vang trên những cành cây.
Hiếm hoi hơn cho những du khách nào may mắn đến Sapa vào đúng đợt trời lạnh đủ để có tuyết rơi thì đây sẽ là một thời điểm cực kỳ tuyệt vời vô cùng khi được ngắm cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn trong màu tuyết trắng xoá.
Nếu là một người yêu thích khám phá và có cơ hội để du lịch Sapa thì du khách đừng bỏ lỡ điểm tham quan độc đáo và đặc biệt này nhé. Hãy tham khảo tour du lịch của Vietsense Travel để có một hành trình khám phá mảnh đất Sapa thật trọn vẹn và ý nghĩa!