==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Tây Nguyên là cao nguyên giáp với hạ du Lào và đông bắc Campuchia. Tỉnh Kon Tum có chung đường biên giới với Lào và Campuchia nhưng tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk chỉ có chung đường biên giới với Lào. Tỉnh Lâm Đồng không giáp biển, không có biên giới quốc tế với bất kỳ quốc gia nào. Nó là một khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ kéo dài từ vườn Quốc gia Cát Tiên ở phía Nam đến Quảng Nam ở phía Bắc. Tây Nguyên có thể được chia thành 3 tiểu vùng theo độ lệch về địa hình và khí hậu, đó là: Bắc Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh của Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (bao gồm tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn nên có nhiệt độ cao hơn so với hai tiểu vùng khác.

Ăn sáng ở Tây Nguyên, những món ăn sáng ngon nhất ở Tây Nguyên

Giới thiệu chung

Về mặt địa lý, Tây Nguyên là cao nguyên giáp với hạ du Lào và đông bắc Campuchia. Tỉnh Kon Tum có chung đường biên giới với Lào và Campuchia nhưng tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk chỉ có chung đường biên giới với Lào. Tỉnh Lâm Đồng không giáp biển, không có biên giới quốc tế với bất kỳ quốc gia nào. Nó là một khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ kéo dài từ vườn Quốc gia Cát Tiên ở phía Nam đến Quảng Nam ở phía Bắc. Tây Nguyên tự hào với những đặc điểm tự nhiên tuyệt đẹp như thác nước và rừng thông, sự đa dạng về sắc tộc, phong cảnh ngoạn mục và rất nhiều cà phê. Nơi đây bao gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Khu vực này là nơi sinh sống của đông đảo các dân tộc thiểu số như người dân tộc Gia Rai và Êđê, dân tộc Khơ-me. Du lịch xuyên Việt qua Tây Nguyên tráng lệ là một điều tuyệt vời bởi Tây Nguyên tự hào với những đặc điểm tự nhiên tuyệt đẹp như rừng còn hoang sơ, thác nước và phong cảnh ngoạn mục, tương phản với những khu vực vẫn còn mang những vết tích tàn khốc của chiến tranh.

Giới thiệu chung

Khí hậu ở Tây Nguyên

Tây Nguyên có thể được chia thành 3 tiểu vùng theo độ lệch về địa hình và khí hậu, đó là: Bắc Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh của Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (bao gồm tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn nên có nhiệt độ cao hơn so với hai tiểu vùng khác.

Khí hậu ở Tây Nguyên

Tây Nguyên nước ta là một sự tương phản rõ rệt với miền nam nhiệt đới, với khí hậu khô cằn, đồi núi trập trùng và bầu trời xanh. Mùa mát mẻ ở Tây Nguyên kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1, với nhiệt độ trung bình khoảng 12 đến 15 độ C. Vào tháng Hai, tháng Ba và tháng Tư, thủy ngân tăng vọt vào những năm 30. Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, mưa bắt đầu và nhiệt độ bắt đầu giảm một chút, với gió mùa kết thúc vào tháng 10. Tháng 7 và tháng 8 là những tháng ẩm ướt nhất. Do Tây Nguyên nằm trên cao nên thời tiết quanh năm mát mẻ hơn so với ven biển. Ngay cả trong mùa nóng, buổi sáng và buổi tối có thể lạnh và rất lạnh vào đêm khuya. Thời gian tốt nhất trong năm để đến thăm Tây Nguyên là giữa tháng 11 và tháng 1, khi cảnh quan tươi tốt, ít mưa và thời tiết ôn hòa.

Những món ăn nên thử ở Tây Nguyên vào buổi sáng

Phở khô Gia Lai

Món ăn này đặc biệt bởi phần bánh phở và nước dùng tách riêng tùy theo sở thích của thực khách. Một phần phở khô bao gồm phở, nước dùng và nhiều loại rau ăn kèm. Bên cạnh các nguyên liệu chính giống nhau, hương vị phở khô ở mỗi vùng miền sẽ có hương vị đặc trưng tùy thuộc vào loại rau và bí quyết nấu nước dùng.

Phở khô Gia Lai

Về hình thức, sợi phở khô không giống như sợi phở truyền thống của miền Bắc mà giống sợi hủ tiếu. Chính vì đặc điểm này mà sợi phở khô săn và dai hơn món phở thông thường. Điểm đặc biệt ở đây là người Gia Lai tự làm tương đen làm nước chấm ăn kèm với phở, tương lên men từ đậu nành và đường sau đó trộn cùng với tô phở khô.

Bún đỏ Đăk Lăk

Bạn thường ăn bún có màu trắng nhưng bún đỏ Đắk Lắk có màu đỏ. Màu đỏ của bún được tạo ra từ quá trình hầm xương heo, gạch cua và hạt điều. Món bún đỏ Đắk Lắk là sự kết hợp hoàn hảo giữa bún đỏ sợi to giòn, dai, gạch cua  và trứng cút luộc, kết hợp với giá đỗ, rau sống tạo màu xanh hấp dẫn cho món ăn. Gạch cua là sự kết hợp giữa thịt cua, thịt heo, tóp mỡ. Lại thêm một chút mắm tôm tim tím màu hoa cà, ớt xay và rau cần trụng. Tất cả nguyên liệu hòa phối tạo nên hương vị tuyệt vời. Món ăn sẽ càng ngon hơn khi bạn thưởng thức trong buổi sối se lạnh.

Bún đỏ Đăk Lăk

Bún cua thối

Bún cua thối – món ăn tuy quen với phần đông người dân phố núi nhưng lại rất lạ với hết thảy du khách gần xa. Nếu có dịp thưởng thức, chắc chắc lần đầu tiên nếm thử bún cua thối sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ bởi đúng như tên gọi của nó, mùi hương của nước cua dễ khiến bạn bất ngờ.

Bún cua thối

Mùi vị ấy xuất phát từ nước cua đồng đã được ủ lên men sau một đêm. Trước đó, dù rằng thực khách sẽ phải nhíu mày nhăn nhó vì cái mùi khá lạ nhưng chỉ đến khi nếm thử một gắp đũa các nguyên liệu từ tô bún cua thối thì vị mằn mặn, cay cay là lạ của món này sẽ khiến bạn bất ngờ. Cái mùi khiến bạn khó chịu ấy bỗng chốc “thơm” đến nỗi thực khách ghiền, gắp liên hồi để hưởng trọn hương vị món bún độc đáo, lạ lẫm này.

Bánh canh cá dằm

Đây là món ăn ngon có tiếng ở Buôn Ma Thuột. Cái ngon của bánh canh không chỉ nằm ở thứ nước dùng ngọt, chua, cay ca. Mà còn ở độ chất của những khúc cá thu mềm thơm, không có một chút xương nào. Đặc biệt, dù bạn có dầm nát miếng cá thu hòa lẫn cùng nước dùng thì bát bánh canh cũng không bao giờ bị tanh nồng. Trái lại còn thấy ngon hơn và hấp dẫn hơn. Ngoài cá thu dầm thì một tô bánh canh đầy đủ còn có thêm chả, bao tử cá, khúc giò heo lớn. Để thưởng thức món ăn này, bạn có thể tới các quán trên đường Bà Triệu, Lê Thánh Tông hoặc Hai Bà Trưng…

Bánh canh cá dằm

Bánh ướt thịt nướng

Bánh ướt miền Bắc gọi là bánh cuốn, là món ăn không xa lạ. Nhưng bánh ướt thịt heo ở Buôn Mê Thuột lại khác. Sự lạ lẫm và thú vị của món ăn đến từ chính cách thưởng thức, khiến thực khách có cảm giác như đang ăn một món gỏi hay cuốn mà lá nem chính là bánh ướt.

Bánh ướt thịt nướng

Món ăn gồm nhiều nguyên liệu: bánh ướt, thịt nướng, dưa chuột, xoài xanh sắt sợi, dưa chua, rau thơm, nước mắm ớt… Khi ăn thực khách cuộn tất cả nguyên liệu vào trong bánh ướt. Sau đó chấm với nước mắm đậm đà. Hương vị quả thật thơm ngon mà lại lạ miệng.

Xôi Măng

Với nhiều người sinh sống và làm việc tại Kon Tum, xôi măng quen thuộc bao nhiêu thì với những khách đường xa lần đầu đặt chân tới mảnh đất du lịch Tây Nguyên, xôi măng lại trở thành món ăn lạ lẫm bấy nhiêu. Có lẽ phần vì đã quen thuộc với những loại xôi truyền thống như xôi ngô, xôi xéo, xôi đậu xanh... nên khi nghe tới xôi măng ai nấy đều cảm thấy tò mò về hương vị của nó. Xôi măng được người dân nơi đây nấu từ gạo nếp thơm và măng tươi lấy từ rừng. Thế nên mỗi bát xôi măng nhìn khá đơn giản, chỉ bao gồm xôi đồ chín và măng xào bên trên vàng ươm. Người Kon Tum thích ăn cay nên mỗi bát còn có thêm một quả ớt đỏ, không cầu kỳ nhưng bắt mắt và hấp dẫn vô cùng. 

Xôi Măng

PV Nguyễn Thị Hương

 

 

76 8 84 160 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==