==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Xin chào mọi người, mình vừa về đến Hà Nội sau chuyến bay dài hơn 9 tiếng đồng hồ từ Istanbul. Mặc dù có hơi mệt chút nhưng vẫn quyết định mở mày gõ lại những dòng ký sự về trải nghiệm tuyệt vời trong hành tình 8 ngày khám phá Thổ Nhĩ Kỹ đi qua những kỳ quan của những vùng đất liên lục địa Á và Âu. Hãy cùng phiêu lưu trong chuyến đi của mình trong bài tự thuật chi tiết dưới đây các bạn nhé!

Làm thủ tục chuyến bay đi Istanbul

Điều đầu tiên mà những người lần đầu có chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm có lẽ là việc làm thủ tục lấy vé máy bay. Như thông lệ hàng không bay quốc tế, bạn nên có mặt tại nhà ga đi quốc tế trước 3 giờ đồng hồ, nhìn lên bảng điện tra cứu ký hiệu chuyến, hãng bay của mình để nắm bắt khu vực làm thủ tục lấy vé và gửi hành lý. Trong chuyến đi vừa rồi mình sử dụng hãng hàng không Turkish Airlines, số hiệu chuyến bay là TK165 làm thủ tục tại quầy A04-0-8 cột A nhà ga đi quốc sân bay Nội Bài (Từ cửa vào rẽ trái đến cột cuối cùng ).

Làm thủ tục chuyến bay đi Istanbul

Chuyến bay cất cánh lúc 23h05 và mình đến sân bay lúc 8h20 phút vì thế việc làm vé và gửi hành lý rất thong thả vì quầy vẫn còn thông thoáng. Có 1 điều các bạn sử dụng evisa Thổ Nhĩ Kỳ (được áp dụng với những người có visa Mỹ) cần lưu ý là khi đăng ký trực tuyến (online) loại visa này cần nhập đúng số Visa Mỹ (visa number) chứ không phải số kiểm soát thị thực (visa control), để phân biệt giữa 2 số này các bạn tham khoả bài viết này nhé: Nhận biết số visa Mỹ

Trong đoàn của mình cũng có 1 chị bị trường hợp này và nhân viên quầy vé cảnh báo về việc về nhập cảnh có thể bị rủi ro. Nhưng các bạn đừng lo, nếu gặp việc này thì bình tĩnh và kiên nhẫn đăng ký online (mất phí 1,2 triệu) chỉ vài phút là được cấp lại evisa Thổ Nhĩ Kỳ ngay. Và bất ngờ là khi đến nhập cảnh mặc dù chị ấy đưa tờ visa cũ đã khai nhầm số visa Mỹ những cũng vẫn nhập cảnh được bình thường, nhưng mình khuyên không nên vì thế mà không khai để lấy lại thị thực đúng. Sau khi đã ký gửi hành lý và có vé trên tay, thì các bạn vào làm thủ tục kiểm tra an ninh và xuất cảnh thế là đi đến cửa lên boarding đúng giờ và ngủ một giấc rồi giải trí 1 -2 bộ phim, sau 10, 5 giờ đồng hồ là cất tiếng chào Istanbul. Giờ của Việt Nam ta chênh 4 tiếng trước so với giờ Thổ Nhĩ Kỳ vì thế chuyến bay sẽ hạ cành lúc 5h30 sáng tại Istanbul. Sân bay hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ này thực ra không ma trận như Changi (Singapore), Suvarnabhumi  hay phi trường Kula lumpur đâu mà nó lớn nhưng rất đơn giản chỉ có 3 tầng và thiết kế ngang dọc rất dễ đi. Làm thủ tục nhập cảnh cực dễ và thoáng, lúc mình đến là vắng lắm, không phải xếp hàng, gặp Hải quan đưa hộ chiếu và tờ evisa đã in sẵn ra chỉ chừng 2 phút là thông quan ra lấy hành lý. Một lưu ý nhỏ dành cho các bác hút thuốc lá là khu vực hút thuốc lá ở ngoài khuôn viên mở sau khung cửa nhưng lưu ý đã ra là không vào lại được. Không như ở Nội Bài chỉ ngăn từ khu vực làm an ninh lên máy bay mà ở Thổ họ sẽ kiểm tra an ninh ngay khi bạn đến khu vực phía trong nhà ga. Các bạn đi đoàn cũng lưu ý, sau khi lấy hành lý cũng cần chờ nhau cho đủ rồi đi ra chứ đừng ra trước một mình rồi cần tìm ai thì không vào được.

Nửa ngày đầu tiên trên lãnh địa Châu Âu ở Istanbul

Sau khi rời rân bay xe đưa bạn về trung tâm Istanbul chỉ mất chừng 45 phút, ấn tượng đầu tiên với du khách Việt chúng ta là cơ sở hạ tầng giao thông, những con đường thông thoáng rộng lớn với nhiều làn xe ô tô (không xe máy) đi hàng nối tăm tắp. Những điểm thăm quan mà trong các tour thường thiết kế đưa khách đến trong buổi sáng đầu tiên này gồm:

Cung điện Topkapi 

Quảng trường Hippodrome, 

Bể nước ngầm Yerebatan Bacilica sistern 

Thánh đường xanh Blue mosque 

Nhà thờ hồi giáo Hagia Sophia 

Nửa ngày đầu tiên trên lãnh địa Châu Âu ở Istanbul

Nghe thì thấy nhiều điểm nhưng thực 4 điểm đầu chúng nằm trong một quần thể san sát nhau đi bộ chụp ảnh liên tục thì cũng chỉ 2 – 3 tiếng là thoả mãn. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có vị trí khá đặc biệt giữa Á và Âu, phần diện tích châu Á lên chiếm chủ yếu lên đến hơn 90%, phần nhỏ còn lại nằm phía Châu Âu đó chính là 1 phần nửa của Istanbul. Bữa trưa thực đơn địa phương cũng không hẳn đã là ngon nhưng thôi hãy cứ nhập gia tuỳ tục thưởng thức súp, bánh mình, chút cơm với thịt gà hoặc bò nướng cũng là đủ ấm dạ dày cho hành trình buổi chiều. 4,5 tiếng ngồi trên xe ngắm cảnh và tranh thủ chợp mắt sau chuyến bay đêm để đến Tp Bolu, về được khách sạn cũng là lúc xế chiều, có điều đặc biệt khác lạ so với ở ta là hơn 19h000 thì trời ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sáng như 16h0, trời chỉ thực sự tốt ngoài tầm 20h00. Thế nên bạn có cảm giác cũng không quá muộn cho bữa tối và sau đó là nghỉ ngơi tại khách sạn.

Khám phá làng cổ Beypazari – Ngang qua Ankara

Buổi sáng ngày thứ 2 trong hành trình là khám phá kiến trúc cổ từ thời đế chế Ottoman tại ngôi làng Beypazari nơi được bảo tồn lưu giữ nguyên vẹn những ngôi nhà, con đường, ngõ xóm từ thời hưng thịnh của đế chế Ottoman, đến đây để tìm hiểu về phong cách sống và lối sinh hoạt gia đình 3 thế hệ của Thổ trong một ngôi nhà.

Khám phá làng cổ Beypazari – Ngang qua Ankara - Ảnh 1

Một điểm đến rất ý nghĩa với những người thích tìm hiểu văn hoá, lịch sử, kiến trúc chứ với giới trẻ như mình thì nó cũng không thực sự là một điểm đến checkin vừa ý.  Chỉ dành chừng hơn 1 tiếng thăm quan Beypazari là đủ sau đó tiếp tục hành trình ngồi xe đi thủ đô Ankara cho kịp bữa trưa. 

Buổi chiều là lúc mà mình và những thành viên trong đoàn thăm quan Đài tưởng niệm – Lăng Ataturk.

Khám phá làng cổ Beypazari – Ngang qua Ankara - Ảnh 2

Sau đó lên xe đi Cappadocia. Trên đường dừng chân chụp hình tại Hồ Muối Tuz Golu.

Thiên đường Cappadocia là có thật

Nói đến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thì ai cũng biết sức hấp dẫn nhất của nơi này đó chính là trải nghiệm bay Khinh khí cầu. Cappadocia quả thực là một kiệt tác thiên nhiên tạo hoá những hoang mạc diệu kỳ. Những thung lũng đẹp như mơ với địa chất địa mạo siêu thực được kiến tạo sau những lần núi lửa phun trào từ nhiều nghìn năm trước. Có chỗ trông như những cây kem hồng, có chỗ thì dựng đứng như của quý khổng lồ, có chỗ lại như những tổ chim. Đáng kinh ngạc nhất là những cánh đồng thạch nhũ rêu phong thách thức thời gian và những ngọn đồi đa sắc hồng, xanh, vàng, trắng tạo nên những khung cảnh tưởng chừng chỉ xuất diện dưới những tác phẩm đồ hoạ của những đôi tay thiên tài. 

Thiên đường Cappadocia là có thật - Ảnh 1

Đây là điểm đến có lẽ thoả mãn đam sống ảo của không chỉ giới trẻ mà cả những người lớn tuổi đang nghiền với trang mạng xã hội hiện nay. Có được trải nghiệm thực tế trên chiếc xe Jeep luồn lách qua những con đường gồ ghề dưới những thung lũng đến điểm ngắm cảnh ngay chân những ngọn núi đa hình dáng dưới nền trời xanh ngắt mới trầm trồ rằng thiên đường Cappadocia là có thật.

Thiên đường Cappadocia là có thật - Ảnh 2

Là người làm du lịch lâu năm không chỉ tôi mà những thành viên trong đoàn ai nấy cũng đã từng ngang dọc hành tinh khám phá nhiều điểm đến ở đa quốc gia chứng kiến nhiều di sản thiên nhiên nhưng đều bị chóang ngợp bởi vẻ đẹp nơi đây. “Đặc sản” khiến du khách nào đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng khao khát được trải nghiệm đó chính là bay Khinh khí cầu trên Cappadocia, chúng tôi cũng không phải ngoại lệ, một kế hoạch chắc chắn đón bình minh trên bầu trời Cappadocia đã được chuẩn bị sẵn sàng háo hức chờ đến tờ mờ sáng ngày hôm sau nhưng tiếc thay “mưu sự là do nhân, thành sự do thiên” một cơn mưa trái mùa đã phá huỷ giấc mơ bay của chúng tôi.  Những tấm hình đẹp với khung cảnh và chuyến phiêu lưu cùng xe jeep cũng là phần thưởng không quá tệ với chúng tôi ở xứ tàn tro núi lửa!

Bay trên Lâu Đài Bông - Giấc mơ có thật ở Pamukale

Rời Cappdocia, xe đưa chúng tôi đi một địa điểm nổi tiếng khách của Thổ Nhĩ Kỳ đó chính là Pamukale. Hành trình đường bộ rất dài qua tỉnh Koya có những điểm dừng thăm quan khá thú vị như khách sạn Lạc Đà Sultanhani caravanserai, một di tích 800 năm tuổi với những ký sự của những thương nhân trên con đường tơ lụa lừng danh hay ngôi làng cổ Sillie từng là thánh địa của người Hy Lạp xưa giờ là đất vùng văn hoá đặc trưng của người Hồi Giáo. 

Cái giá của sự kiên nhẫn qua hơn 600km là một trải nghiệm vô giá trên chiếc khinh khí cầu khổng lồ đưa chúng tôi bay trên bầu trời dưới ánh bình minh ngắm toàn cảnh lâu đài Bông thành cổ La Mã Hierapolis và cả vùng Pamukale. Cái cảm giác lần đầu trên khinh khí cầu nó lạ lắm các bạn ạ! đầu tiên là sự thích thú với những quả cầu đa sắc nằm bệt dưới đất dần phồng lên theo những tiếng ù ù của những chiếc máy bơm ga đốt lửa. Khi những quả cầu rực rỡ xanh, đỏ, tím, vàng rựng lên trước mắt thì ai nấy đều muốn có một tấm hình dưới thung lũng khinh khí cầu.

Bay trên Lâu Đài Bông - Giấc mơ có thật ở Pamukale

Một phi công cao to đẹp trai trên khoang bay cùng những người trong ekip đón chúng tôi vào trong lồng bay, khi anh ta phổ biến hướng dẫn thì ai cũng đang mải trên tay cái điện thoại í ới nhờ người đối diện chụp hình. Tôi là người sợ độ cao, nhưng trong cái không khí hừng hực của những người trên khoang cũng làm mình quên đi cái nỗi sợ hãi mãn tính này, thay vào đó là một cảm giác rất “chill” khi chứng kiến hàng trăm quả khinh khí cầu xung quanh giữa không trung. Chụp ảnh, quay phim khung cảnh phía dưới là một lâu đài bông trắng xoá và những ngôi làng kiến trúc Ottoman tuyệt đẹp. 45 phút trên bầu trời xoa dịu sự hậm hực lỡ bay từ Cappadocia và khép lại một buổi sáng mãn nhãn đầy phấn khích.

Hoạt động tiếp theo của chúng tôi là checkin Lâu đài Bông long lanh trong sắc trắng của nhũ, xanh như ngọc của những tầng nước. Khám phá thành cổ Hierapolis nơi từng là vùng đất huy hoàng nhất ở Á Châu dưới thời Roma.

Buổi chiều xe đưa chúng tôi đến Kusadasi, thăm quan thành phố cổ Ephesus nổi tiếng những dấu tích vĩ đại của một thời La Mã. Những cột đá, tường thành, thư viện, rạp hát không còn nguyên vẹn mà chỉ còn những mảnh vỡ cổ kính trở thành một studio tuyệt vời cho những tín đồ đam mê xê dịch check-in.

Đi Canakkale chiêm ngưỡng con ngựa thành Troy

Nếu để so sánh về mặt thẩm mỹ với những biểu tượng thu hút khách du lịch ở những nơi khác thì quả thật Con ngựa gỗ ở phố cảng Canakkale không có gì đặc sắc. Ấy nhưng du lịch là như thế, không chỉ là mỹ thuật, quy mô mà sự độc đáo từ ý nghĩa, từ truyền thuyết cũng tạo nên một sức hút khiến du khách phải ước ao một lần đến để chứng kiến. Mưu lược quân sự đã tạo ra một điển tích kinh điển về “con ngựa thành Toroa” thu hút hàng chục triệu lượt người đến đây mỗi năm. Chúng tôi may mắn được tận mắt chiêm ngắm, tận tay sờ vào kiệt tác mang tính biểu tượng tiệu biểu của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ trong một buổi chiều trong xanh nắng nhé. Chỉ với 1 tiếng đồng hồ là đủ cho cả một kho ảnh với hàng trăm lần vắt óc cho những lần lên “cap” những bài đăng mới. 

Đi Canakkale chiêm ngưỡng con ngựa thành Troy

Một ngày Bursa không nhiều điều đáng nói

Sau một đêm lưu trú tại thành phố Bursa để sáng ngày hôm sau đi một điểm đến lừng danh được nhiều bộ phim bom tấn của Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn làm bối cảnh đó chính là làng Cumalikizik. Nhưng quả thât với những làng cổ, phố cổ phong cách phương Tây thì chỉ du khách từ những nước phương Tây mới thẩm thấu được giá trị của nó. Thế nên những với cá nhân tôi thì điểm đến này không thực có nhiều điều để nói. 

Một ngày Bursa không nhiều điều đáng nói

Hoàng hôn 2 bờ Âu -Á trên eo biển Bosphorus

Một trong những hoạt động đáng nhớ nhất của chúng tôi là đón hoàng hôn trên du thuyền chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp 2 bờ Á – Âu. Bosphorus được biết đến là eo biển hẹp nhất trên thế giới đã trở thành điểm du lịch trải nghiệm du thuyền độc đáo nhất định phải làm khi đến Istanbul. Một chiếc du thuyền 2 tầng khá sang trọng, tầng dưới là khoang chừng 30m2 có một quầy bar phục vụ đồ uống và các mặt hàng phục vụ du khách, đây cũng là nơi có thể kê được chừng 8 bàn ăn phục vụ bữa tối. Tầng trên phía sau cabin thuỷ thủ là một không mở dành để ngắm cảnh tuyệt đẹp. Mặc dù trời khá gió, những tia nắng hoàng hôn đỏ rực còn dát mặt nhưng ai trong chúng tôi vẫn say sưa trong tiếng sập sình của loa đài, rung rinh với những điệu nhảy và leng keng tiếng chạm những ly cockttail. 2 bên của eo biển một bên là thuộc địa giới của châu Á, một bên là thuộc Âu châu được nối liền bởi một cây cầu treo dây văng rất đẹp. Phóng tầm mắt về mỗi phía đều thấy được sự sầm uất thịnh vượng của Istanbul. Những ngôi nhà san sát kế bên nhau và những thánh đường với những chiếc cột tháp cao vút bên quanh những mái mòm xanh lớn nguy nga.

Hoàng hôn 2 bờ Âu -Á trên eo biển Bosphorus

Trọn vẹn một buổi chiều hoàng hôn lãng mạn trên du thuyền ngắm toàn cảnh 2 bờ bên eo biển Bosphorus.

Mãn nhãn mùa hoa Tulip xứ Thổ

Không ít người từng lầm tưởng rẳng loài hoa Tulip xuất sứ và chỉ có tại Hà Lan nhưng thực ra Istanbul mới quê hương đích thực của những bông hoa lớn xinh đẹp này. Những bông hoa Tulip đủ các màu sẵc trắng, đỏ, hồng, tím, vàng rất đẹp đua nhau khoe sắc tạo nên một không gian tươi mát đầy lãng mạn. Trong chuyến đi này, chúng tôi được tận mắt chiêm ngưỡng những suối hoa khổng lồ trong một không gian rộng lớn của của công viên Emirgan Korusu nằm bên trung tâm sầm uất của thành phố liên lục địa Istanbul. Với thời gian chỉ định của hướng dẫn viên dành cho chúng tối 90 phút nhưng có lẽ chừng đó là không đủ để thoả mãn chiêm ngắm chụp hình với loài hoa phương tây này vì thế đã kéo dài thời gian thăm quan quan ở đây lên đến tận 3 giờ đồng hồ. Các bạn lưu ý nhé, để ngắm những suối hoa và thảm hoa, vườn hoa rộng lớn lên đến vài chục triệu bông của hơn 160 loài tulip khác nhau trong đó những tulip đen và xanh dương là nhữg giống cực quý hiếm. Thời gian lý tưởng để checkin công viên xinh đẹp này là từ tháng 4 đến tháng 5, chúng tôi may mắn có chuyến đi đi trong thời điểm và mãn nguyện với một buổi sáng trong một rừng hoa tulip.

Mãn nhãn mùa hoa Tulip xứ Thổ

Lời kết

Trong một hành trình chỉ vỏn vẹn 8 ngày ở xứ Thổ với rất nhiều hoạt động trải nghiệm lý thú từ thành phố liên lục địa Istanbul hiện đại đến khám phá những di thiên nhiên kỳ vĩ ở Cappadocia & Pamukale. Đặc biệt chiêm ngưỡng những dấu tích Ottoman cường thịnh qua những ngôi làng, thành cổ và thưởng thức ẩm thực hinh hoa hội tụ Á – Âu đã mang đến cho tôi và những thành viên trong đoàn những khoảnh khắc không thể quên trong suốt cuộc đời. 

Andrew Nguyen

 

 

 

8 Ngày khám phá Thổ Nhĩ Kỳ - Ký sự qua những kỳ quan

8 Ngày khám phá Thổ Nhĩ Kỳ -  Ký sự qua những kỳ quan
40 4 44 84 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==