Nhắc đến Lạng Sơn, tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc chắc nhiều bạn sẽ nghĩ tới ngay địa danh Mẫu Sơn, nơi thường xuất hiện băng tuyết trong một vài năm trở lại đây và đã thu hút được rất nhiều khách du lịch.
Vẻ đẹp của Lạng Sơn vào mùa xuân
1. Giới thiệu khái quát về Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh ở phía đông bắc của Việt Nam, trải dài 123 km từ Bắc vào Nam và 126 km từ Tây sang Đông. Nó nằm cách thủ đô Hà Nội137 km về phía Đông Bắc và có chung đường biên giới với Trung Quốc. Lạng Sơn - biên cương của Tổ quốc, là mảnh đất rất thiêng liêng trong tâm thức mỗi người dân đất Việt, là cửa ngõ phía bắc của Tổ quốc.
- Phía bắc giáp Cao Bằng
- Phía đông nam giáp Trung Quốc.
- Phía nam giáp Quảng Ninh, Bắc Giang.
- Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp Bắc Kạn.
Lạng Sơn có diện tích tự nhiên 8.305,21 km2. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế và đường sắt, một cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị trấn và 181 xã. Lạng Sơn có dân số hơn 75 nghìn người, là nơi hội tụ của các dân tộc anh em với các dân tộc chính như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay với các phong tục tập quán, dân ca then, then, đàn tính. hát then, đàn tính… làm say lòng người, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trang phục truyền thống, những làn điệu dân ca mang đậm bản sắc dân tộc
2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, chiếm hơn 80% tổng diện tích toàn tỉnh. Mạng lưới sông ngòi phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Đơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông. Các sông chính chảy qua địa bàn tỉnh là: sông Kỳ Cùng, sông Ba Thìn, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Thương, sông Hóa và sông Trung.
b. Khí hậu
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam, nhiệt độ trung bình từ 17 đến 22°C, nhiệt độ của tháng lạnh nhất có thể xuống 5 ° C hoặc dưới 0°C. Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc nên lượng mưa trung bình từ 1200 - 1600 mm. Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1600 mm là vùng nội địa Mẫu Sơn. Na Sầm, Đồng Đăng Lạng Sơn - vùng khô hạn của Bắc Bộ. Khí hậu Lạng Sơn phân mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười. Trong tháng Tám, có rất nhiều mưa.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
- Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 - khoảng 32 độ. Nhiệt độ thấp nhất xảy ra vào tháng Giêng - khoảng 9 độ. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 15 độ C và vào mùa hè là 26 độ.
3. Mùa xuân ở Lạng Sơn
a. Lễ hội mùa xuân ở Sapa
Hàng năm, rất nhiều du khách đến du lịch Sapa để được trải nghiệm cuộc sống yên bình, thơ mộng tại đây. Mỗi mùa, Sapa đều đem đến cho khách du lịch những điều thú vị nhất. Những món ăn hấp dẫn, lạ miệng với hàng loạt thửa ruộng bậc thang và cảnh sắc thiên nhiên là điều thu hút đông đảo du khách dừng chân. Đặc biệt, vào mùa xuân, Sapa có tổ chức rất nhiều lễ hội khác nhau.
* Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao
Thông thường, vào ngày mùng 8 Tết, du khách tour Sapa sẽ được tham gia lễ hội truyền thống của dân tộc Tày vô cùng đặc sắc được tổ chức vô cùng sôi động là lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội thu hút khách di lịch địa phương tham gia nhiều nhất. Lễ hội diễn ra với rất nhiều phần khác nhau như rước nước, rước đất, cày đồng, lễ cúng,…
Bên cạnh đó, những tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc với các điệu múa xòe dân gian với tiếng kèn, tiếng trống mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời nhất. Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn khác do người địa phương chế biến.
* Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Với người Mông, lễ hội này mang ý nghĩa “cầu phúc-cầu mệnh”. Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào sáng mùng 1 Tết. Riêng người Mông ở Mường Khương thì tổ chức vào sáng mùng 3 Tết. Do đó, du khách tour du lịch Sapa có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để tham gia lễ hội.
Trước đây, lễ hội Gầu Tào sẽ được tổ chức trong khuôn viên các gia đình. Với những gia đình không có con hoặc có người ốm đau sẽ đến xin thầy cúng để làm lễ. Ngày nay, lễ hội đã được mở rộng ra hơn với sự quan tâm của chính quyền địa phương. Do đó, lễ hội Gầu Tào đã trở thành một lễ hội chung của người dân tộc Mông.
* Lễ Tết nhảy của người Dao ở Tả Van
Lễ hội này được tổ chức rất công phu với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị. Thông thường, lễ hội sẽ được tổ chức vào dịp mùng 1, 2 Tết Âm lịch. Tuy nhiên, những người thanh niên trong bản phải chuẩn bị trước đó khoảng vài tháng.
Điều thu hút khách du lịch tour Sapa ở lễ hội này là 14 điệu nhảy độc đáo và đặc sắc. Các điệu nhảy sẽ thể hiện được truyền thống của dòng họ, công lao của tổ tiên mà người dân địa phương muốn gửi gắm. Những điệu nhảy này sẽ thể hiện rất rõ nét đẹp truyền thống của người đồng bào dân tộc Dao ở Tả Van. Đây là cơ hội để du khách có thêm những trải nghiệm thú vị cho bản thân mình.
* Lễ quét làng của người Xá Phó
Người Xá Phó thường tổ chức lễ hội quét làng vào tháng 2 Âm lịch. Lễ hội này vô cùng nổi tiếng và được rất nhiều khách du lịch tham gia. Với người dân địa phương, lễ hội này được tổ chức để cúng các loại ma, cầu cho dân làng được bình yên, sức khỏe và hoa màu được mùa, tươi tốt.
Du lịch Sapa mùa xuân khám phá những lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, thời điểm này, Sapa có rất nhiều loài hoa khoe sắc thắm. Khách du lịch có thể chiêm ngưỡng hoa và check-in những bức ảnh vô cùng lãng mạn tại địa điểm này.
b. Thành Nhà Mạc
Thành nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là di tích lịch sử kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam suốt từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 17. Thành là căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng nhằm chống lại Lê – Trịnh.
Di tích hiện nay của thành gồm 2 đoạn tường khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi. Bức tường thành phía tây Bắc, xây bằng đá hộc miết mạch vôi cát có chiều dài 65m, chiều cao 4m, có cửa công, lỗ châu mai, cửa ra vào. Bức phía Đông dài 75m cũng có cổng ra vào, 15 lỗ châu mai, 7 cửa công. Những hộc đá lớn kết dính với nhau bằng mật mía và mặt ong.
Thành nhà Mạc dựa vào núi nàng Tô Thị, nằm trong quần thể di tích được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Năm 1962, thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Năm 2010 được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách tham quan.
c. Động Tam Thanh – Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng
Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi phía tây bắc thành phố Lạng Sơn (thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn). Với diện tích trên 52ha, nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú. Đến Động Tam Thanh - bạn sẽ thấy một ngôi chùa nhỏ nằm ngay bên ngoài cổng vào. Khác với những ngôi chùa khác, chùa này thu hút du khách bởi vẻ đẹp độc đáo và đặc biệt. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 17 với tên gọi là chùa Tam Thanh.
Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng.
Vào bên trong động, du khách sẽ đến phần đầu của động Tam Thanh dài 60m, rộng gần 30m. Du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ đẹp tự nhiên ngàn năm của cảnh sắc khi bước vào phần thứ hai, thứ ba của hang động. Càng vào sâu, bạn sẽ càng ngạc nhiên. Đặc biệt, Tam Thanh nổi bật với hồ Am Tý nằm ngay trung tâm hang luôn đầy ắp nước. Hồ có diện tích vài chục mét vuông nhưng cảnh quan còn quyến rũ hơn rất nhiều với nguồn nước dồi dào chảy suốt ngày đêm. Sự kết hợp hiện đại của đèn chiếu sáng lấp lánh hang động và tô điểm cho khung cảnh xung quanh. Ở cuối hang, khách du lịch có thể di chuyển qua một con đường nhỏ dẫn đến một điểm. Từ đó, khách du lịch có thể thưởng ngoạn tầm nhìn tuyệt đẹp ra khu vực nông thôn mới xung quanh.
Di tích chùa Tam Thanh là một điểm tham quan thu hút khách du lịch thập phương bằng vẻ đẹp tự nhiên kỳ thú với hang động đẹp, có nhiều nhũ đá và hình thù độc đáo. Ngoài sự nổi tiếng về giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn nổi tiếng bởi những giá trị văn hoá nghệ thuật ẩn chứa trong di tích.
d. Thác Đăng Mò
Thác Đăng Mò mang vẻ đẹp nên thơ, quanh năm tuôn chảy giữa núi rừng hoang sơ, thuộc địa phận huyện Bình Gia, chỉ cách thị trấn Bắc Sơn khoảng 20 km nên thường được kết hợp trong chuyến du lịch Bắc Sơn. Dọc theo triền thác là những tảng đá lớn nhỏ chất chồng lên nhau, muôn hình đủ dáng, phủ lớp rêu xanh. Bên bờ, những gốc cây cổ thụ vươn cành phủ tán ra giữa lòng thác, càng khiến nơi này thêm phần bí ẩn và làm nổi bật lên dòng nước trắng xóa…
Xung quanh thác Đăng Mò vẫn còn khá nguyên sơ, chỉ vài lán nhà được người dân dựng lên thô sơ, làm nơi trông giữ xe là chính, có lúc cũng bày bán một số sản vật địa phương, nên thường thì du khách sẽ tự chuẩn bị thức ăn, đồ uống trước khi đến chơi thác. Nếu không phải vào lúc mưa lớn hay có lũ thì dòng thác Đăng Mò rất đỗi hiền hòa, với độ dốc, độ sâu vừa phải, lại có những "bồn tắm thiên nhiên" trong xanh, lý tưởng cho du khách đắm mình trong làn nước mát, và tận hưởng thiên nhiên trong lành, khoáng đạt.
Tuy chưa là điểm du lịch được đầu tư bài bản, nhưng với vẻ đẹp thơ mộng và những lợi thế riêng có thì thác Đăng Mò Bình Gia vẫn hiển nhiên trở thành điểm dã ngoại hấp dẫn, không chỉ với người dân quanh khu vực mà còn với du khách thập phương. Nhất là vào những ngày hè oi bức hay dịp cuối tuần, dễ bắt gặp hình ảnh những gia đình hay nhóm bạn trẻ lại cùng nhau đến thác vui chơi, ngắm cảnh, chụp hình, hay câu cá, cắm trại ...
Trên đây là gợi ý về những danh lam thắng cảnh ở Lạng Sơn mà du khách nên đến thăm. Chúc du khách và gia đình có chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ !
Người viết: Minh Phương