==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Cao Bằng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú, phong cảnh núi non hùng vĩ mà còn nhờ những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử. Nằm ở vùng núi phía Bắc với khí hậu mát mẻ quanh năm, Cao Bằng luôn đem đến cho khách du lịch cảm giác thoải mái, thư giãn sau mỗi hành trình khám phá. “Phượt” Cao Bằng, du khách đừng bỏ lỡ những điểm đến hấp dẫn và thú vị dưới đây nhé!

Tổng Hợp Địa Điểm Thăm Quan Đẹp Nhất Cao Bằng - Ảnh 1

Tổng Hợp Địa Điểm Thăm Quan Đẹp Nhất Cao Bằng

1. Thác Bản Giốc

Nếu có dịp du lịch Cao Bằng, bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Bản Giốc - thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và cũng là thác nước lớn thứ 4 thế giới nằm trên đường biên giới quốc gia. Thác bản Giốc của du lịch Cao Bằng được ví như tiên cảnh mà tạo hóa ban tặng cho núi rừng Đông Bắc Việt Nam, nó đẹp như miền cổ tích, làm xốn xang con tim bao du khách đến với nơi này.

1. Thác Bản Giốc

Thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách Hà Nội gần 400 km, thác Bản Giốc nằm trong dòng chảy sông Quây Sơn, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc, uốn lượn quanh chân núi Cô Muông, qua những cánh đồng thuộc địa phận Đàm Thủy. Gần cuối dòng chảy, dòng sông Quây Sơn đổ từ độ cao hơn 30 mét xuống dưới chân núi tạo thành dòng thác hùng vĩ, sủi bọt trắng xóa. Nhìn từ xa, thác Bản Giốc kiêu hùng với dòng chảy trải dài cuồn cuộn đổ xuống qua nhiều bậc thang thành những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Đứng dưới chân thác, du khách sẽ cảm thấy một không khí sảng khoái và dễ chịu, được tạo bởi màn sương nước tỏa ra từ thác.

2. Núi Mắt thần - Thác Nặm Trá

2. Núi Mắt thần - Thác Nặm Trá

Bên cạnh thác Bản Giốc, Cao Bằng còn nổi tiếng với Núi Mắt thần - thác Nặm Trá, nằm trong thung lũng thuộc xóm Bản Danh, xã Quốc Toản (Trà Lĩnh), cách Hồ Thang Hen khoảng 2 cây số. Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, đây là địa điểm mới được phát hiện nhưng lại vô cùng “hút” khách du lịch đến tham quan. Từ đỉnh núi nhìn lại, du khách chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp ngoạn mục của hồ Nặm Trá, rộng khoảng 15ha, đã cạn nước, một thảm cỏ xanh bát ngát được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ, hoành tráng. Dưới núi là những nương ngô mềm mại tạo nên vẻ đẹp hữu tình, mộng mơ. Với tất cả vẻ đẹp ấy, nơi đây đã được nhiều du khách ưu ái mệnh danh là “Tuyệt tình cốc” của Cao Bằng.

 

3. Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao là một động lớn nằm trong lòng một quả núi gần Thác Bản Giốc thuộc dãy núi đá vôi thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Cách thác Bản Giốc chừng 5km, hang động Ngườm Ngao đang ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan vẻ đẹp kỳ thú và lắng nghe những câu chuyện mang đậm màu sắc dân gian.

3. Động Ngườm Ngao

Ngườm Ngao sở hữu một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh. Thứ ánh sáng ấy có lẽ sẽ không thể bắt gặp được ở bất cứ một công nghệ ánh sáng hiện đại nào thời nay. Động Ngườm Ngao được hình thành trong lòng dãy núi đá vôi, thành phần chính là can-xi-cac-bo-nat nên những giọt nước đá vôi kết tủa lâu ngày có ánh lấp lánh rất đẹp. Dưới ánh sáng của đèn điện, chúng lại càng trở nên lộng lẫy hơn.

4. Hang Ngườm Pục

Hang Ngườm Pục là một điểm du lịch Cao Bằng mới gây sốt gần đây trên mạng xã hội và rất được các bạn trẻ thích thú. Nằm ở xã Lê Lợi, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng khoảng 45km, hang Ngườm Pục thực chất đã được người dân nơi đây phát hiện từ rất lâu, nhưng phải đến gần đây, vẻ đẹp của nó mới được nhiều người biết đến. Nếu có dịp đến thăm hang động này, du khách chắn chẳn sẽ kinh ngạc với nét đẹp huyền ảo, tựa như một “nàng công chúa đang ngủ sâu” bởi toàn bộ hang đều nằm sâu trong núi. Mặc dù lối vào khá trắc trở, nhưng khi bạn nhìn thấy nhưng khối thạch nhũ kỳ ảo với nhiều hình dáng độc đáo sẽ khiến bạn bỗng chốc quên đi quãng đường trơn trượt hiểm trở vừa qua. Hãy chắc chắn rằng bạn đã mang đủ đồ bảo hộ, đèn chiếu sáng, đồ ăn, nước để khám phá hang động này nhé.

4. Hang Ngườm Pục

5. Quần thể hồ Thang Hen

Quần thể Hồ Thang Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị xã Cao Bằng 25km, nằm trên đỉnh núi cao cách mặt biển hàng nghìn mét. Đây là một trong những địa chỉ du lịch sinh thái nổi bật của tỉnh Cao Bằng với nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu tình gắn liền với những truyền thuyết, sự tích, kỳ bí thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

5. Quần thể hồ Thang Hen

Hiện nay, quần thể hồ Thang Hen có 36 hồ tự nhiên, mỗi hồ cách xa nhau vài chục hoặc vài trăm mét. Các hồ đều có bờ ngăn riêng, tuy nhiên tất cả đều thông nhau bởi các hang động ngầm dưới lòng đất. 36 hồ nước ngọt tự nhiên này nằm trong một thung lũng rộng lớn tiếp giáp giữa xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) và xã Ngũ Lão (Hòa An). Những tên hồ được đặt theo tiếng địa phương, như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loỏng, Thang Hoi... có từ hàng trăm năm nay. Trong đó, Thang Hen là hồ lớn nhất trong quần thể 36 hồ. Hồ Thang Hen có chiều dài gần 2.000 m, rộng 500 m, được bao quanh bởi những tán rừng già xen lẫn những mỏm đá tai mèo và có độ sâu tới 40 m.

6. Đèo Mã Phục

6. Đèo Mã Phục

Được mệnh danh là con đèo đẹp nhất trên trục đường Quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa cửa khẩu Tà Nùng, đèo Mã Phục nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh. Nằm ở độ cao khoảng 620m, để lên đỉnh đèo Mã Phục, du khách vượt qua bảy vòng dốc vô cùng cheo leo, hiểm trở. Nếu phía Nam của con đèo còn vòng vèo lên dốc tới 4 tầng thì phía Bắc lại chỉ có 2 dốc với một khúc cua. Đường đèo không rộng nhưng cũng không quá nguy hiểm.

7. Đèo Khau Liêu

7. Đèo Khau Liêu

Khau Liêu có lẽ là cái tên khá xa lạ đối với du khách khi đến với Cao Bằng. Theo tiếng Tày, Khau Liêu có nghĩa là đèo Liêu. Từ trên cao nhìn xuống, đèo Khau Liêu tựa như một dải lụa dài mềm mại vắt ngang qua dãy núi lô nho của Cao Bằng, đem đến cho du khách cảm giác thích thú, khao khát được chinh phục. Để rồi khi lên tới đỉnh đèo, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi chinh phục được những “kỳ quan” thiên nhiên, chinh phục được bản thân và được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tuyệt sắc của núi rừng. Đây không chỉ là một vẻ đẹp ngoạn mục của du lịch Cao Bằng mà còn là con đèo thử thách tay lái của nhiều phượt thủ chuyên nghiệp, là một nét chấm phá đầy đặc sắc trong bức tranh đồng quê tuyệt đẹp của vùng Trùng Khánh.

Những địa danh mang dấu ấn lịch sử

1. Khu di tích Pác Bó

Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia – đặc biệt của Việt Nam, nằm ở bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là “đầu nguồn”), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành…

1.1. Suối Lê Nin

1.1. Suối Lê Nin - Ảnh 1

Suối Lê Nin có màu nước xanh như ngọc bích, nằm giữa núi rừng Cao Bằng, quanh năm nước chảy róc rách, mang vẻ đẹp như tiên cảnh. Đây còn là di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về nước suối ở đây, có lẽ không có một mĩ từ nào có thể diễn tả được độ sạch và trong, mát của nó. Nhiều du khách người nước ngoài đã phải thốt lên rằng họ muốn mang nước ở con suối này để đưa về nhà, muốn tắm bằng nước của con suối này để cho sạch bụi trần, muốn hòa mình vào dòng nước hiền hòa xanh mát này.

1.1. Suối Lê Nin - Ảnh 2

1.2. Hang Cốc Bó

Cốc Bó trong tiếng Nùng nghĩa là “đầu nguồn”. Hang Cốc Bó vốn là hang đá nằm bên sườn núi Các Mác, ngay gần chỗ dòng nước chảy ngầm ra từ trong núi thành suối Lê Nin địa thế hiểm trở. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã từng ghi lại lên vách đá hang động dòng chữ “Ngày 8 tháng 2 năm 1941”, đánh dấu ngày Bác đến thăm hang động này. Trong chiến tranh biên giới năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch.

1.3. Núi Các Mác

Nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, núi Các Mác là ngọn núi nổi tiếng thuộc khu di tích Pác Bó. Đây cũng là nơi vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc suốt một khoảng thời gian dài khi trở về nước vào ngày 8 tháng 2 năm 1941. Cái tên núi Các Mác là do Bác đặt trong quãng thời gian sống ở vùng đất Tây Bắc, cùng với suối Lê Nin. Đây là hai nhà tư tưởng có ảnh hướng lớn để tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Người.

1.3. Núi Các Mác

1.4. Lán Khuổi Nặm

Lán Khuổi Nặm nằm cách hang Pác Bó khoảng 1km. Con đường vào lán ngày trước chỉ là một lối mòn heo hút, cheo leo, ngày nay đã được mở rộng hơn và lát đá để đi lại dễ dàng. Các khe núi trên con đường dẫn vào lán ngày trước rậm rạp um tùm, hoang sơ giờ đây đã được thay thế bằng những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau chạy ngược về phía rừng xa. Muốn đến lán Khuổi Nậm, du khách phải đi qua 2 di tích là hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu.

1.4. Lán Khuổi Nặm

Lán Khuổi Nặm nằm ngay ở cửa rừng, bên dòng suối nhỏ, dưới gốc cây sum sê. Cái tên Khuổi Nặm khá đặc biệt, theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là suối nước. Nó được đặt với ý nghĩa mô tả đặc điểm nơi dựng lán là có dòng suối chảy qua. Căn lán nhỏ làm theo phong cách nhà sàn của người Tày, rộng khoảng 12m2, mái lợp tranh, vách được ken bằng lá cáp tao (một loại cây rừng, lá gần giống lá dừa). Sàn được lát bằng những khúc cây rừng. Một tấm ván được kê trên sàn làm bàn làm việc của Bác. 

1.5. Cột mốc 108

Cột mốc 108 hiện là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt – Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối. Cột mốc này có hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.

1.5. Cột mốc 108

2. Di tích rừng Trần Hưng Đạo

Rừng Trần Hưng Đạo là khu rừng nguyên sinh, nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc hai xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, và cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km về phía Tây Nam. Hiện nay, khu rừng được công nhận là Di tích quốc gia, đặc biệt đây còn là nơi từng diễn ra sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày 22 tháng 12 năm 1944.

2. Di tích rừng Trần Hưng Đạo

3. Di tích đồn Phai Khắc

Là nơi tổ chức trận đấu đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sau khi thành lập, Di tích đồn Phai Khắt thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, cách khu rừng Trần Hưng Đạo 7 cây số. Tại đây, lúc 17h ngày 25/12/1944, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân cùng nhân dân địa phương đã tiêu diệt và bắt gọn chỉ huy cùng toàn bộ binh lính, thu vũ khí của địch.

5. Di tích chiến thắng chiến dịch Biên giới 1950

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 60 km đi theo đường quốc lộ số 4, Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 tọa lạc tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An. Đây cũng là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II phối hợp cũng tỉnh Cao Bằng xây dựng. Khu di tích chính thức đi vào sử dụng ngày 19/05/2004, để thể hiện đạo lý cao cả “Uống nước nhớ nguồn ” đối với vị lãnh tụ của dân tộc và đánh dấu chiến thắng oanh liệt, hào hùng, mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

5. Di tích chiến thắng chiến dịch Biên giới 1950

Những điểm du lịch văn hóa – tâm linh

1. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ngay tại biên giới phía Bắc tại Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng, Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng vào 6/2013 và hiện đã hoàn thành, trở thành điểm hành hương và chiêm bái linh thiêng dành cho khách du lịch Cao Bằng.

1. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc - Ảnh 1

Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc có kiến trúc mang đậm dấu ấn của văn hóa Việt Nam, được xây dựng với quy mô diện tích là 3ha. Nhìn từ xa, ngôi chùa vươn mình mạnh mẽ vào nền trời xanh thẳm, sáng rọi ẩn hiện giữa những ngọn núi hùng vĩ, như vầng hào quang chiếu rọi chốn nhân gian. Toàn bộ ngôi chùa đều toát lên vẻ đẹp bình yên và thanh tịnh, men theo lối dẫn vào chùa là những lá cờ, tấm phướn bay lượn trong gió, mang đến cho phật tử, du khách hàng hương chiêm bái sự yên bình, tĩnh tâm.

1. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc - Ảnh 2

2. Làng rèn Phúc Sen

Nằm ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, Làng rèn Phúc Sen nổi danh cả với nghề rèn nông cụ truyền thống, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Nùng, và đã là một nét văn hóa độc đáo của mảnh đất này.

2. Làng rèn Phúc Sen

Băng qua cung đường hùng vĩ dẫn lên huyện vùng cao Quảng Uyên, ngay lập tức hiện ra trước mắt bạn là đoạn đường dài 2km được bày bán nhiều loại công cụ bài trí bắt mắt, đón du khách đến làng rèn Phúc Sen. Vào làng, dễ thấy dường như ở đâu cũng có các lò than rực hồng, tung tóe những đốm hoa lửa sau những nhát búa, nhát đe dứt khoát. Người bán hàng ở đây rất thân thiện, vui vẻ, không chặt chém. Nếu bạn đỗ xe ở nhà này mà sang nhà khác mua sản phẩm thì chủ nhà vẫn tươi cười vì toàn làng xóm, họ hàng với nhau cả. Họ cũng nhiệt tình chiêu đãi và kể chuyện làng cho bạn nghe, đó là những chuyện nghề với niềm tự hào của người con làng rèn truyền thống.

3. Du lịch cộng đồng bản Pác Rằng

Bản Pác Rằng nằm ở ven Quốc lộ 3, thuộc địa phận xã Phúc Sen. Phía trước Bản là cánh đồng nhỏ nhìn ra Quốc lộ, phía sau là những ngọn núi đá kỳ vĩ với cánh rừng nguyên sinh tạo nên một không gian yên bình, xanh mát mà bất cứ khách du lịch Cao Bằng nào cũng có thể cảm nhận được khi tới khu vực này. Đây là nơi cư trú của 51 hộ gia đình dân tộc Nùng An, với khoảng hơn 250 nhân khẩu. Đến Pác Rằng, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi nền văn hóa truyền thống dân tộc thể hiện đậm nét lao động, sản xuất và sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây. Dễ thấy nhất là các hộ gia đình ở Pác Rằng vẫn lưu giữa được kiểu kiến trúc nhà sàn truyền thông kết cấu 2 tầng. Tầng một là chuồng trại gia súc, công trình vệ sinh, phía bên là lò rèn. Tầng 2 là không gian sinh hoạt cho gia đình. Tầng lửng được dùng làm kho chứa nông sản.

Xem thêm: https://vietsensetravel.com/du-lich-cao-bang-c.html

 

 

Tổng Hợp Địa Điểm Thăm Quan Đẹp Nhất Cao Bằng

Tổng Hợp Địa Điểm Thăm Quan Đẹp Nhất Cao Bằng
70 7 77 147 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==