Văn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289
Tổng đài: 1900 54 55 19
Sự góp mặt của tháp Nhạn trong bản đồ du lịch Phú Yên được người dân và du khách giá cao, là địa điểm không thể bỏ lỡ với vô số những điều đặc biệt và hấp dẫn đang chờ bạn khám phá. Tháp Nhạn đã tồn tại hơn 800 năm, gắn liền với những truyền thuyết và huyền thoại về sự ra đời, phát triển của mảnh đất Phú Yên trong thế kỷ XVI. Cùng VietSense Travel tham quan điểm đến tuyệt vời trong hành trình bạn nhé!
Tháp Nhạn tọa lạc tại phường 1, thành phố Tuy Hoà. Tháp Nhạn mang nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo cách hiểu và cách gọi của từng dân tộc, người Ê Đê và Gia Rai gọi là tháp Kơ H’meng, người Kinh gọi là Tháp Chàm còn người Chăm gọi là Đền Kalan. Khoảng thời gian xây dựng tháp Nhạn được xác định vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của người dân tộc Chăm xa xưa.
Những câu chuyện truyền thuyết về tháp Nhạn được lưu truyền trong đó có câu chuyện huyền thoại không thể bỏ lỡ. Tương truyền, từ thời xa xưa có một tiên nữ thiên Y Ana hạ phàm để chỉ dạy cho người dân nơi đây về quy trình lao động sản xuất trong đó điển hình là cày cấy, dệt vải, kéo sợi,... Ngay sau khi tiên nữ quay về, người dân đã thể hiện lòng nhớ thương và tưởng nhớ công ơn của người bằng việc xây dựng ngọn tháp làm nơi thờ phụng tiên nữ.
Tên gọi Tháp Nhạn được lý giải rằng từ thời xa xưa có rất nhiều chim nhạn bay đến đây sinh sống nên người dân dã gọi tên tháp nhạn theo tên của loài chim này.
Kiến trúc của tháp Nhạn vô cùng độc đáo bao gồm 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp, chiều cao của cả 3 phần lên đến 24 m. Mỗi thiết kế đều thể hiện tổng thể hài hoà và đặc biệt. Mặt chân tháp cũng như thân tháp được xây dựng theo hình vuông với ý nghĩa là tượng trưng cho đất. Tiếp đến chân tháp, phần chân được xây dựng với thiết kế lớn hơn phần tháp, cao khoảng 3,3m.
Những hàng gạch ở phía trên theo quy luật sẽ được xây lùi vào so với hàng bên dưới theo một trật tự nhất định. Cứ như vậy ngày càng thu nhỏ lại rồi ôm sát lấy chân tháp. Cuối cùng là phần chân với khối đá lớn bám chắc vào trong lòng đất, có nhiệm vụ nâng đỡ thân và phần mái của tháp.
Quan sát kỹ hơn một chút thì thân tháp được thiết kế với dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 10,5m; cao 9,3m; tường dày khoảng 3m. Những bức tường vuông vắn, thẳng đứng được bổ trụ tại 4 góc khác nhau tạo nên gờ lồi lõm ở cả hai mặt bên và sau của tường. Mọi chi tiết chạm trổ và gờ chỉ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Ý nghĩa của những chi tiết này không chỉ đơn giản là những hình ảnh đời thường trong cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của con người mà còn là niềm mong ước về một tương lai tươi sáng hơn.
Trên mái tháp có 4 lớp khác nhau với thiết kế đường khối, hình nét độc lạ. Mái cao 8.5 m, lớp ở dưới cùng là 4 tai trụ lớn ở 4 góc hệt như 4 búp sen. Tiếp theo lớp thứ 2, thứ 3 cũng có 4 búp sen, càng lên cao thì càng nhỏ lại và nhọn dần. Tiến đến lớp trên cùng với khối đá nguyên khối hình vuông, nhọn dần theo 4 phía nổi bật và tinh xảo, được xem là biểu tượng của linga.
Nếu bạn đang thắc mắc về Linga thì có thể tìm hiểu với chúng tôi. Đây chính là sinh thực khí nam tượng trưng cho thần Shiva, là 1 trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Nhìn phía xa nơi đây giống với đóa hoa rừng, rực sáng và lung linh, huyền ảo trong đêm đông giá rét. Còn về ý nghĩa thì được xác định rằng đây chính là biểu tượng của sự giác ngộ, thức tỉnh của con người trong đời sống tâm linh.
Tháp Nhạn cũng có không gian bên trong với một khoảng trống có chiều dài 4.5m, nền tháp cao 1.8m so với sân bên ngoài để du khách dễ dàng tham quan. Bên trong được bài trí với không gian rất đơn giản và gọn gàng, duy nhất chỉ có bàn thờ tiên nữ Thiên Yana nhìn ra cửa. Nguyên liệu để xây dựng tháp bằng gỗ( bao gồm phần móng, đế, thân và mái tháp) trong đó chỉ có bộ linga là bằng đá.
Ấn tượng nhất nằm ở phần đỉnh tháp bởi hình ảnh của một tảng đá hình búp sen được điêu khắc tỉ mỉ và cân đối tạo ra sự độc đáo cho toàn bộ công trình. Biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh hình thành trong văn hóa chăm được khai phá rõ nét. Cùng với tảng đá hình búp sen chính là những bức phù điêu.
Kiến trúc tháp Nhạn là biểu tượng của những nét văn hoá độc đáo và truyền thống kết hợp từ vô vàn điều tuyệt vời. Hàng năm, mỗi dịp lễ hội hay tết đến xuân về, nơi đây lại nô nức người dân và du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng. Điều khiến người dân và du khách háo hức chính là Lễ hội Thơ Nguyên tiêu vào rằm tháng Giêng hay lễ hội Vía Bà từ 21 - 23/3 âm lịch.
Có thể bạn chưa biết, mảnh đất Phú Yên hiện có đến hơn 23.000 người Chăm sinh sống cùng với những dân tộc anh em trên khắp mọi miền. Cho đến nay, trải qua giai đoạn phát triển của lịch sử, người chăm và người Kinh đã sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật, văn hoá, lịch sử tiêu biểu, điều đó được thể hiện rõ nét trong đời sống tinh thần phong phú: về kiến trúc, trang phục, lễ hội, nghệ thuật hấp dẫn, phong tục tập quán và cả tri thức dân gian.
Tháp Nhạn Phú Yên chính là nơi diễn ra nhiều sự kiện giao lưu lễ hội, văn hoá đặc sắc, là môi trường giao lưu, kết nối và thể hiện những giá trị nghệ thuật hấp dẫn nhất của tỉnh Phú Yên. Đây là dịp để đồng bào dân tộc Chăm gặp gỡ và giao lưu với những địa phương khác nhằm nâng cao nhận thức, trao đổi kinh nghiệm, truyền bá những ý tưởng và kết quả cho quá trình giao lưu, học hỏi.
Tháp Nhạn là công trình kiến trúc tiêu biểu đồng thời là thắng cảnh du lịch của tỉnh Phú Yên mà du khách không nên bỏ lỡ. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1820/QĐ-TTg xếp hạng Tháp Nhạn là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 18/8/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Bằng công nhận nhân Ngày hội VHTTDL đồng bào Chăm tỉnh Phú Yên lần thứ V, năm 2019.
Điểm hẹn tháp Nhạn tiêu biểu nhất trong hành trình đến với Phú Yên và tham quan những điều đặc biệt tại đây. VietSense Travel kính chúc quý khách có một chuyến tham quan và du lịch tuyệt vời cùng người thân, bạn bè trong những kỳ nghỉ dài ngày.
Dưới bầu trời Trung Đông rực nắng, nổi bật giữa làn nước xanh ngọc của Vịnh Ba Tư, khách sạn cánh buồm Burj Al Arab hiện lên như một biểu tượng của sự xa hoa, quyền lực của ngành du lịch Dubai. Nếu bạn đang tìm kiếm trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp 7 sao, Vietsense Travel tin rằng Burj Al Arab sẽ là điểm lưu trú lý tưởng cho bạn.
Đằng sau vẻ hào nhoáng là một nền ẩm thực Dubai đậm đà bản sắc, nơi mà mỗi món ăn truyền thống Dubai đều mang theo một câu chuyện về văn hóa Hồi giáo, sự giao thoa Á - Âu, và lòng hiếu khách đặc trưng của người bản xứ. Hãy cùng tìm hiểu 14 món ăn truyền thống đặc sắc - tinh hoa văn hoá Dubai trong bài viết của Vietsense Travel ngay nhé!
Dubai không chỉ nổi tiếng với sự xa hoa hiện đại, mà còn là nơi lưu giữ nền văn hoá Ả Rập độc đáo và giàu bản sắc. Từ đời sống tín ngưỡng Hồi giáo, trang phục truyền thống đến cách ứng xử và sinh hoạt thường ngày – văn hoá Dubai là sự hoà quyện giữa tinh thần phương Đông cổ kính và nhịp sống đô thị hiện đại. Trong hành trình khám phá vùng đất Trung Đông này, việc thấu hiểu văn hoá bản địa không chỉ giúp du khách trải nghiệm trọn vẹn hơn mà còn tránh những khác biệt đáng tiếc về phong tục. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 6 nét đặc trưng nổi bật nhất trong văn hoá của người Dubai – những điều bạn chắc chắn nên biết trước khi bắt đầu chuyến du lịch Dubai đầy thú vị.
Giữa cơn nắng hè rực lửa, chọn du lịch Dubai tháng 6 khiến nhiều du khách e ngại vì sợ không có đủ sức khỏe, không đủ năng lượng để khám phá trọn vẹn tour Dubai. Vậy đây có phải là lựa thông minh? Hãy cùng Vietsense Travel đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Dubai không chỉ nổi tiếng với những công trình xa hoa bậc nhất thế giới mà còn là thiên đường du lịch đa sắc màu. Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá nơi đây, đừng bỏ qua danh sách 22 địa điểm du lịch Dubai hot nhất – từ biểu tượng hiện đại như Burj Khalifa đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo giữa sa mạc. VietSense Travel sẽ giúp bạn chọn ra những điểm đến đáng ghé nhất, phù hợp với mọi lịch trình và sở thích.