==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Tết Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng được biết đến là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội được nhận xét có vài phần tương đồng với ngày tết Bunpimay của đất nước Lào, tết Songkran của Thái Lan và tết Thingyan của người Myanmar. Vào ngày diễn ra lễ hội, người dân đều hồ hởi, hứng khởi, tất bật chuẩn bị để đón chào lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng đầy tưng bừng, khí thế. Mỗi gia đình sửa sang lại nhà cửa cho sạch sẽ, khang trang, cùng treo cờ và khẩu hiệu có dòng chữ “Chúc mừng năm mới” bằng tiếng Khmer trước nhà để chung vui ngày lễ quan trọng.

Trải Nghhiệm Tết Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Tết Chôl Chnăm Thmây có từ bao giờ?

Nguồn gốc của ngày Tết Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng được kể lại với nhiều câu chuyện khác nhau nhưng nó đều liên quan tới ý nghĩa thực sự đó là sự chuyển giao từ Bà La Môn giáo sang Phật giáo. Đây cũng là sự kiện trọng đại của đồng bào dân tộc Khmer. Bên cạnh việc tôn sùng Phật giáo, người Khmer còn tin rằng cứ mỗi năm sẽ có một vị thần tiên được cử xuống hạ phàm để bảo vệ người dân khỏi tai ương, thiên tai thời tiết và cầu chúc cho dân làng có một năm bình an, êm ấm, mùa màng bội thu. Ngày đầu tiên mà vị thần tiên hạ phàm cũng được coi là ngày đầu tiên của năm mới theo quan niệm của người dân Khmer.

Tết Chôl Chnăm Thmây có từ bao giờ?

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa vô cùng to lớn với đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung. Lễ hội là dịp để mọi người cùng nhau tụ họp vui vẻ đón chào năm mới và tưởng nhớ đến tổ tiên đã khuất. Đối với những người nông dân, lễ hội còn là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn về trời đất và cầu chúc bình an cho năm mới, hy vọng về một năm mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu. Nếu ở những địa phương khách sẽ ăn tết sau mùa thu hoạch nhưng đối với người dân Khmer đón chào năm mới trước khi chuẩn bị vụ mùa canh tác. Để lý giải cho điều này, có nhiều người giải thích rằng lễ hội Chôl Chnăm Thmây là thời điểm thuận lợi và là thời khắc chuyển giao giữa mùa nắng và mùa mưa nên khi đó tổ chức lễ hội mang đến mục đích cầu mong mùa khô qua mau mùa mưa nhanh tới để có nhiều nước cho ruộng đồng. Người Khmer cũng quan niệm rằng những lời ước nguyện trong lễ hội sẽ mang lại may mắn và thời tiết cũng thuận hòa hơn, cây cỏ tốt tươi, thiên nhiên tràn đầy sức sống và cũng là khởi đầu cho một năm mới nhiều điều tốt lành.

Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra vào ngày nào?

Nếu du khách có cơ hội ghé thăm Sóc Trăng thì hãy tới khám phá lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch hàng năm. Lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng không chỉ có ý nghĩa quan trọng với đồng bào dân tộc Khmer mà còn là một trong những bản sắc văn hóa nông nghiệp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long - một vùng đất nổi tiếng gắn liền với cây lúa nước. Đây cũng là thời điểm mà các hộ nhà nông đang nghỉ ngơi chờ đất canh tác vì thời tiết đang trong cao điểm mùa khô, mọi hoạt động chăn nuôi, trồng trọt tạm dừng để chờ mùa mưa đến. Lễ hội thường kéo dài khoảng từ 3 cho đến 4 ngày với ý nghĩa đón chào mùa mưa và mùa vụ mới bắt đầu. 

Trải nghiệm văn hóa lễ hội Tết Chôl Chnăm Thmây

Khi đến với lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng du khách sẽ cảm nhận không khí vô cùng náo nhiệt và nét mặt hồ hổi của mỗi người dân. Trong những ngày diễn ra lễ hội, những người con Khmer trở về sum họp cùng gia đình để chúc mừng năm mới, họ sẽ đi tới khắp các ngôi nhà trong xóm, làng để trò chuyện, hỏi thăm và đưa ra những lời cầu chúc tốt lành. 

Công tác chuẩn bị cho lễ hội cũng được người dân hết sức coi trọng. Thường thì, họ sẽ sửa sang lại nhà cửa, mua sắm cho mình những trang phục mới, đẹp nhất để mặc vào ngày lễ trọng đại. Họ sẽ chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho 3 ngày tết thật thịnh soạn. Đối với những người lao động ở xa quê, sẽ dần trở về để đoàn tụ cùng gia đình, chào đón năm mới với nhiều niềm vui, hứng khởi.

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng tổ chức trong 3 ngày lễ chính và người dân đến các ngôi chùa lớn để tham dự lễ hội. Ngày thứ nhất người dân Khmer sẽ mặc những trang phục thật đẹp, đội cỗ lên chùa và tham gia vào Lễ rước Đại lịch diễn ra vào giờ hoàng đạo do những người có địa vị cao trong Phật giáo ban hành. Sau đó, Đại lịch sẽ được khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng, các nhà sư bắt đầu thực hiện nghi lễ cầu bình an cho mọi người dân. Nghi thức này có ý nghĩa xua đuổi những điều xui xẻo và đón nhận điều may mắn, bình an trong năm mới.

Ngày thứ hai trong Lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng diễn ra hai nghi lễ là dâng cơm và đắp núi cát. Nếu là ngày thường những nhà sư sẽ mang bình bát đi khất thực vào mỗi buổi sáng, tuy nhiên vào ngày lễ quan trọng các gia đình sẽ mang cơm đến tận chùa dâng lên cho các vị sư. Sau khi nhận lễ, các vị sư sẽ tạ ơn những người làm ra thức ăn và chúc phúc cho gia chủ. Đến buổi chiều, họ sẽ tổ chức Lễ đắp núi cát. Người dân khi đó sẽ cùng nhau đắp núi cát để cầu xin năm mới được nhiều bình an, hạnh phúc.

Ngày cuối cùng của Lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng và cũng là ngày quan trọng nhất. Họ sẽ tham gia Lễ tắm tượng Phật được diễn ra ở các ngôi chùa, sau đó người dân sẽ về nhà và tự làm nghi thức tắm cho ông bà, cha mẹ. Nghi thức này có ý nghĩa là báo hiếu và cầu mong phước lành cho những vị trưởng bối, xin sự tha thứ cho những thiếu sót trong năm vừa qua.

Ngoài những nghi thức đầy thú vị trong 3 ngày diễn ra lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng, khi đến đây du khách sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi đầy thú vị như các trò chơi dân gian, xem các điệu múa truyền thống, thưởng thức các đặc sản ẩm thực đầy hấp dẫn.

 

 

12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==