Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed được mệnh danh Thánh đường xanh (Blue Mosque) là một trong những công trình tín ngưỡng của người đạo hồi có lịch sử lâu đời, quy mô đồ sộ với kiến trúc tráng lệ và nổi tiếng nhất trên thế giới. Thánh đường Xanh gắn liền với giai thoại của vua Sultan Ahmed I người đã cho xây dựng công trình vĩ đại bằng những lớp đá lát màu xanh biển rực rỡ được khảm trên những bức tường trong nhà thờ và trên các mái vòm. Hãy cùng VietSense Travel vi vu đến Istanbul để chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc của nhà Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed các bạn nhé!
Nhà thời Hồi giáo Sultan Ahmed – Thánh Đường Xanh ở Istanbul
Nhà thời Hồi giáo Sultan Ahmed có từ bao giờ?
Theo dòng lịch sử, ở thời kỳ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ còn nằm dưới sự trị vì của vua Ahmed I, cụ thể là vào những năm 1609 – 1616, nhà thờ đã được đích thân đức vua ký quyết định xây nên với con số không hề nhỏ mà ngân khố quốc gia phải bỏ ra. Vào thời điểm ấy, Thổ Nhĩ Kỳ vừa trải qua cuộc chiến tranh với đất nước Ba Tư với kết quả bất lợi sau khi buộc phải ký hòa ước Zsitvatorok, vì vậy, để xoa dịu Thánh Allah, vua Sultan Ahmed I đã đưa ra ý định lập nên một nhà thờ Hồi giáo thật vĩ đại ở thành phố Istanbul, thứ mà mãi đến 40 năm sau đó mới chính thức hoàn thành.
Trước đây, những vị hoàng đế thường xây dựng nhà thờ lớn sau những cuộc chiến tranh, sử dụng những lợi ích thu được sau chiến thắng để phục vụ việc kiến thiết, thì với vua Sultan Ahmed I, ông nhận về những bàn tán và chỉ trích vì lạm dụng ngân khố để chi trả cho việc xây dựng nhà thờ do chiến bại.
Vị trí và đặc điểm Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed bấy giờ được chọn xây trên vị trí cung điện hoàng đế Byzantine, đối diện nhà thờ Hagia Sophia – nhà thờ Hồi giáo được sùng bái nhất đương thời.
Thêm vào đó, thành phần cấu tạo nên Blue Mosque được sử dụng nhiều nhất là đá và cẩm thạch, với khối lượng khổng lồ, đến nỗi lượng nguyên liệu bị tiêu thụ này chính là nguyên nhân làm cạn kiệt hầu như mọi nguồn cung vật liệu xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả đối với công trình trọng yếu khác, gây nên làn sóng phẫn nộ.
Kiến trúc Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed
Thánh đường Xanh là sản phẩm được các nhà kiến trúc đương thời phối hợp hai lối liến trúc Ottoman và Byzatine với quy mô đồ sộ, nguy nga, được coi như Nhà thờ lớn cuối cùng của thời đại cổ điển. Cấu trúc nhà thờ khá đơn giản, cũng tương tự bất kỳ nhà thờ Hồi giáo nào, có thánh đường, trại tế bần, khu lăng mộ,...Nhà thờ Sultan Ahmed có cấu trúc 6 tháp độc đáo, là một trong hai nhà thờ Hồi giáo duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu lối phân bổ này. Bốn tháp ở bốn góc của nhà thờ có hình dạng giống cây bút chì đứng nhọn ở đầu trên, mỗi tháp có 3 tầng ban công và được làm từ nhũ đá, vật liệu cực bền được tạo ra từ kết tụ của cacbonat canxi trong các hang động có tuổi đời hàng triệu năm. Hai tháp còn lại nằm ở cuối sân ngoài, cấu tạo đơn giản hơn với chỉ 2 tầng ban công.
Khu chính liên kết chặt chẽ với hệ thống mái vòm, bán vòm, được tạo nên theo lối xếp tầng giật cấp cao dần, gợi vẻ tráng lệ ấn tượng. Mỗi mái vòm có đường kính lên đến 23,5m và chiều cao tối đa 43m, được bốn cột trụ cực lớn như chân voi có lớp điêu khắc tinh xảo với họa tiết đẹp mắt và chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ chống đỡ. Nhìn tổng thể, đại sảnh thánh đường như một thế giới đá gốm thủ công đầy nghệ thuật, với con số viên đá lên tới 20.000 viên, mang trên mình hình minh họa của 50 loại hoa tulip đa dạng sắc màu.
Các tầng thấp trong đại thánh đường sẽ sử dụng đá lát truyền thống, giản dị hơn so với những viên đá lát rực rỡ hình ảnh cỏ cây, hoa lá,... của những tầng khác. Các bức tường được tô điểm bằng hệ thống 260 cửa sổ kính có cấu trúc phức tạp, dùng để cung cấp ánh sáng mặt trời cho thánh đường, kết hợp với dàn đèn treo pha lê tạo nên hệ thống ánh sáng vừa tự nhiên vừa lung linh, kỳ ảo.
Thánh đường Xanh còn được tạo tác bằng đá cẩm thạch và đất nung, và những nguyên liệu ấy được bồi đắp cho phần quan trọng của nơi này, đó là miếu Thánh Sepulchre đầy uy nghiêm, nơi thờ phụng lăng mộ của người sáng lập, người đã qua đời chỉ một năm sau khi công trình Blue Mosque hoàn thành.
Thánh đường Xanh ngày nay được mở cửa miễn phí cho khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên du khách cần lưu ý đến thuần phong mỹ tục, lịch sự thể hiện sự tôn kính đối với một nhà thờ của những người theo tín ngưỡng đạo Hồi. Hãy giữ yên lặng hết sức có thể, phụ nữ cần sử dụng khăn che đầu được cung cấp ở lối vào, nếu sử dụng máy ảnh hãy nhớ không sử dụng đèn flash.