==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Du lịch Lai Châu nơi giúp bạn hòa mình vào vùng thiên nhiên trong lành, mát mẻ từ một trong những cao nguyên đẹp nhất cả nước. Phong cảnh đẹp, con người thân thiện mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú của nhiều văn hoá các dân tộc anh em cùng chung sống tại mảnh đất thân yêu này. Qua đó, khách du lịch có thể thưởng thức những món ăn đặc sản đầy cuốn hút, ngon lạ chỉ có tại tỉnh thành này. Hãy theo dõi bài viết sau của VietSense Travel về 18 món ngon Lai Châu đặc sắc cho bạn trải nghiệm và mua làm quà dành tặng người thân yêu sau chuyến tham quan, nghỉ dưỡng nhé.

Ẩm thực Lai Châu có gì đặc biệt?

Nhắc đến văn hoá ẩm thực Lai Châu, người ta nghĩ ngay đến món lam nhọ, rêu đá, thịt lợn gác bếp,...Nhưng hơn hết, các món ăn tại đây rất phong phú từ món mặn đến ngọt. Đa phần đều mang âm hưởng đậm đà bản sắc truyền thống của người đồng bào dân tộc Thái, Mường, Tày. Mỗi món đều có những tên gọi ấn tượng, thể hiện nổi bật nên đặc sản vùng miền và khẩu vị riêng biệt của người dân bản xứ. Họ thổi hồn vào từng nguyên liệu tươi ngon, gần gũi với núi rừng, mảnh vườn, con sông, cái áo, để chế biến ra bao món ngon làm xiêu lòng vị khách phương xa dừng chân ghé thăm.

Những món ăn đều sở hữu phong vị dân dã, mộc mạc với nhiều cách chế biến độc đáo, chắc chắn cho bạn thưởng thức các món ngon lạ miệng, dinh dưỡng và thích hợp đổi khẩu vị khi bạn đã quá chán ngán món ăn hàng ngày quen thuộc.

Những món ăn hấp dẫn không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Lai Châu

Cụ thể, dưới đây là 1 cái tên món ăn, đặc sản Lai Châu thơm ngon “mời bạn ăn nha” mà VietSense Travel chọn lọc gợi ý đến khách du lịch.

  1. Pa pỉnh tộp - Món cá nướng vàng thơm ngon

Người dân tộc Thái sinh sống tại Lai Châu có món ăn tên là Pa pỉnh tộp nổi tiếng với câu nói: “cáy măn mọk má ha, báu to pa pỉnh tộp ma sú” dịch nôm na hiểu là “gà tơ tần đem đến, không bằng cá pa pỉnh tộp đem cho”. Đây là món cá nướng ngon tuyệt cú mèo, vừa dân giã vừa đậm đà thích hợp dùng trong bốn mùa. Người dân thường đánh bắt cá tại sông suối, hoặc nuôi trong ao hồ. Cá nướng phổ biến nhất là cá chép, loại cá dễ ăn, thịt mềm béo lại. Người dân sơ chế sạch sẽ cá rồi đem tẩm ướp bằng nhiều gia vị (muối, mắm, rau thơm, sả, ớt, gừng, thảo quả...). Trước khi ướp không quên dùng dao khứa vào thân cá cho dễ thấm và cũng giúp cá nhanh chín vàng hơn, tránh hiện tượng ngoài chín trong sống.

Pa pỉnh tộp - Món cá nướng vàng thơm ngon

Sau đó, cá cho lên nướng đều trên bếp than hồng, quan sát và điều chỉnh lượng than phù hợp đến khi cá chín vàng, lan tỏa hương thơm đặc trưng là được. Thưởng thức cá nóng hổi bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà giòn giòn lớp da cá, vị ngọt tự nhiên của lớp thịt cá trắng ngần. Món ăn này chúng ta có thể ăn trực tiếp cùng rau sống chấm tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt hay ăn cùng bún trắng cũng ngon không kém.

  1. Lam Nhọ - Hương vị núi rừng Lai Châu

Món ăn Lam Nhọ là đặc sản nhất định không thể bỏ lỡ khi tới với vùng núi Lai Châu. Hương vị của thịt trâu được tẩm ướp gói gọn trọn tinh hoa trong ống tre non cực kỳ độc lạ. Về hình dáng lam nhọ khá giống với món cơm lam nhưng khác là bên trong thay bằng thịt trâu. Thịt trâu sau khi đã trải qua bước làm sạch sẽ tiến hành tới ướp bằng nhiều gia vị của rừng như: Hạt mắc khén, thảo quả, quả cà rừng, bí non, củ tỏi, mắm muối,....Trộn đều và nhồi vào trong ống tre hoặc ống nứa non đem đi nướng trên than.

Lam Nhọ - Hương vị núi rừng Lai Châu

Sức nóng từ than giúp thịt trâu chín từ từ, vì được bịt kín nên thịt giữ lại hương nước cùng mùi vị đặc trưng vốn có. Quá trình làm ra món lam nhọ thoạt nhìn có vẻ khá đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tẩm ướp để mang đến món ăn hài hoà về hương vị. Đảm bảo khi nướng xong bóc tách ống tre ra thịt trâu dai mềm, vị đậm đà và hương thơm được dậy lên khơi gợi cảm giác thèm ăn.

Lam nhọ là món ăn ngon Lai Châu thường xuất hiện trong các ngày lễ, tết, buổi liên hoan, sự kiện quan trọng của bà con nơi đây. Bạn hãy chấm lam nhọ cùng nước tương, xì dầu, ăn chung với cơm trắng, xôi là ngon hết sẩy nhé. Ngoài thịt trâu thì người ta cũng dùng cách làm sáng tạo này để thay thế bằng thịt bò.

  1. Món nộm măng đắng hoa ban - Đặc sản người Thái

Ẩn mình trong các khu rừng, côn đường, bản làng dù không nhiều như xứ sở hoa ban Điện Biên, nhưng hoa ban ở Lai Châu cũng rất nhiều và đẹp. Hàng năm cứ vào mùa hoa ban nở rộ chứa đựng vẻ đẹp thuần khiết giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. Người thiếu nữ dân tộc Thái lại rủ nhau đi hái từng bông hoa đẹp nhất mang về làm món nộm cùng măng đắng.

Món nộm măng đắng hoa ban - Đặc sản người Thái

Hai nguyên liệu quen thuộc những nghe có vẻ không liên quan lại là sự kết hợp hoàn hảo mà bạn rất nên thử. Đầu tiên, người chế biến ngâm măng với nước muối, để ráo bớt nước rồi luộc chín măng. Hoa ban tươi thì rửa sạch, nếu bông to thì tách ra làm đôi, ba phần, bông nhỏ để nguyên. Sơ chế nguyên liệu xong thì pha nước trộn nộm, bao gồm: Nước lọc, tỏi, ớt, chanh tươi, rau mùi, rau hứng, đường, muối ăn, nước mắm. Tiếp theo thì cho ra bát tô lớn đổ măng đắng và hoa ban cùng nước trộn vào đảo đều nhẹ nhàng, để một lúc cho thấm đượm gia vị.

Món nộm hội tụ đầy đủ mọi hương vị từ đắng, cay, ngọt, mặn, ăn khá lạ miệng và thích thú. Để nộm măng đắng hoa ban ngon hơn thì bạn nên gọi thêm vài con cá suối nướng bên cạnh nhâm nhi. Hai món ăn ăn kèm với nhau là ngon tuyệt cú mèo luôn chắc chắn khiến những ai khó tính nhất cũng phải tấm tắc khen ngợi. Tuy chỉ là món ăn dân dã, nhưng bằng cách chế biến đơn giản món ngon này xứng đáng lọt vào top 15 món ngon Lai Châu dành cho khách du lịch.

  1. Bánh chưng đen Sìn Hồ – Lai Châu

Bánh chưng đen là đặc sản nổi tiếng nhất của người Dao Sìn Hồ, sinh sống lâu đời tại vùng núi rừng Lai Châu. Với bản sắc văn hoá độc đáo, người dân tộc nơi đây đã thành công mang tới món ngon, bánh chưng đen - một loại bánh cổ truyền được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau không giống với bánh chưng thông thường mà ta hay ăn. Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh chưng bao gồm:

  • Vỏ bánh: Gạo nếp ngon, bột than từ cây Tạ Chiểm
  • Nhân bánh: Thịt lợn, đậu xanh, thịt lợn, muối

Trong đó, gạo nếp sẽ được nhuộm đen bằng bột than từ cây Tạ Chiểm. Lá mây rừng được dùng để gói bánh, mang lại hương thơm đặc trưng và cũng được xem là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh trong Y học dân gian.

Bánh chưng đen Sìn Hồ – Lai Châu

Khi hoàn tất và sơ chế các nguyên liệu sạch sẽ, người dân bắt tay vào công đoạn nhuộm gạo, công đoạn quan trọng nhất, quyết định sự thành bại để có được màu đen tuyền đẹp mắt, bóng loáng. Họ lấy bột than cây Tạ Chiểm rồi đem nghiền thành bột mịn và trộn cho thật đều tay cùng với gạo nếp thơm. Tiếp theo, dùng thịt lợn thái miếng, thảo quả và đậu xanh đã tách vỏ, ngâm cho nở, rắc thêm muối ăn cho đậm đà. Sau cùng là công đoạn yêu thích của nhiều bạn, nếu có dịp đến Lai Châu vào những ngày lễ lớn du khách có thể cùng tham gia trải nghiệm hoạt động này. Việc gói bánh cần khéo léo, tỉ mẩn gói chắc tay để kết cấu bánh khi chín được mềm dẻo, bánh để được lâu, không bị nhão hay bị cứng bánh.

Bánh chưng đen thơm ngon, đậm đà, đượm mùi thơm, ăn bánh không bị ngấy, khoan bánh với lớp vỏ đen đẹp mắt, đậu xanh vàng ươm kết hợp miếng thịt óng ánh nằm ở giữa. Vào đêm giao thừa, bánh chưng đen được dùng để cúng tổ tiên và mang ý nghĩa cầu mong một năm mới sung túc, may mắn, đủ đầy.. Bánh chưng đen mang đậm hương vị mộc mạc của núi rừng và là một phần trong văn hóa ẩm thực của người Dao Sìn Hồ trong dịp Tết.

  1. Xôi tím dẻo thơm

Món xôi tím bắt mắt được tạo ra những hạt ngọc trời dẻo thơm từng hạt, trắng ngần tinh tươm. Người dân trồng gạo nếp nương, thu hoạch rồi dùng để làm xôi tím đã trở thành thông lệ quen thuộc. Xôi tím phổ biến nhất vào những ngày lễ hội, Tết đến xuân về, ma chay, cưới hỏi, giỗ,...để mang lên cúng tổ tiên, gia tiên thể hiện sự kính trọng, linh thiêng. Để xôi có màu tím như vậy, bà con sử dụng loại cây rừng, cây Khẩu Cắm, lấy lá cây luộc khoảng vài phút cho sôi xuất hiện màu tím trong.

Xôi tím dẻo thơm

Có nước tím màu đẹp xong, đem ngâm với gạo nếp để nhuộm màu cho xôi. Cuối cùng bắt bếp lên đồ xôi, quá trình đồ cần để ý lượng nước, lửa vừa phải. Xôi tím chất lượng ngon phải đảm bảo hạt vẫn đồng đều, dẻo mềm, xôi tơi, màu tím tươi mát, rực rỡ. Hương vị xôi thơm ngát, béo bùi, sắc màu hấp dẫn, thích hợp để ăn cùng nhiều món ăn khác như; thịt gà, lợn quay, lạp sườn,...Bạn muốn thưởng thức xôi tím trực tiếp tại chợ Sìn Hồ và các phiên chợ truyền thống khác hoặc các nhà hàng.

  1. Nộm rau dớn lạ miệng

Người dân tộc Thái có đặc sản rau rừng rất ngon, được yêu thích trong mâm cơm hàng ngày, đó chính là rau dớn. Loài rau cùng họ với cây dương xỉ, màu xanh lá cây tươi đậm đặc trưng. Ngoài chế biến đơn giản như luộc, xào hay nấu canh, bà con còn sáng tạo ra món nộm rau dớn. Đây là món ngon Lai Châu thân thuộc, mùi vị mới mẻ, thanh mát thích hợp cho mùa hè.

Nộm rau dớn lạ miệng

Bên cạnh nguyên liệu chính là rau dớn, còn cần thêm; đậu phộng rang, củ tỏi, ớt, nước mắm, đường, chanh, bột ngọt, muối ăn,...Cách làm nộm cũng dễ dàng, rau dớn được tuyển chọn từ loại lá bánh tẻ, còn non đem rửa sạch sẽ, để ráo hoặc tốt nhất là phơi nắng cho rau quắt lại. Nộm rau dớn không phải là ăn rau sống, cũng chẳng phải rau luộc mà rau dớn được cho vào đồ chín. Khi đồ cần chú ý thời gian tránh rau bị nhũn, thành phẩm đạt là rau còn giữ nguyên màu xanh, chín vừa phải có độ giòn nhất định.

Sau đó là trộn gia vị, bước này làm nên hương vị của món nộm, rau dớn trộn đều với các nguyên liệu trên rồi để ngấm gia vị trong vài phút. Thưởng thức rau dớn bạn sẽ nhận ra vị rau thanh, ngọt, vị chua chua, cay cay mằm mặn từ gia vị mang lại sự lôi cuốn. Món nộm này rất hợp để ăn không mình nó hoặc cùng cơm trắng.

  1. Đặc sản trứng kiến

Trứng kiến là món ăn mà không phải ai cũng phù hợp và không được bày bán phổ biến. Thực phẩm này chỉ hợp với những người ăn được mà không bị dị ứng. Nhưng nếu bạn ăn  được món trứng kiến thì đây là cơ hội để thưởng thức nhiều món ngon hấp dẫn. Vào mùa xuân, thời tiết chuyển mình mưa nhiều hơn, tuy không nặng hạt như mùa hè nhưng lại dai dẳng, độ ẩm trong không khí tăng cao. Đây chính là lý do khiến kiến phát triển sinh sôi, thời điểm lý tưởng cho người dân bản địa thu hoạch trứng kiến về làm nguyên liệu nấu ăn.

Đặc sản trứng kiến

VietSense Travel có thể liệt kê một số món ngon từ trứng kiến dành cho khách du lịch Lai Châu ghé qua ăn thử như:

  • Xôi trứng kiến; xôi dẻo mềm hoà quyện với trứng kiến béo bùi, ngậy mà không ngấy.
  • Trứng kiến nướng; dùng gia vị ướp trứng kiến trong chiếc lá dong tươi mơn mởn nướng bằng bếp than hồng. Mùi thơm bùi bùi, trứng kiến mềm mềm khiến ai ăn được thì mê quên lối về.
  • Trứng kiến nấu canh; đây là món ăn giàu dinh dưỡng, lạ miệng, đậm vị thích hợp cho bữa cơm gia đình.

Theo người dân, trứng kiến là đặc sản giá không hề rẻ và sở hữu giá trị dinh dưỡng cao. Được thực khách săn đón rất nhiều trong những năm gần đây vị trải nghiệm mới lạ, đầy thú vị.

  1. Canh tiết lá đắng độc đáo

Ẩm thực Lai Châu quả thực thiếu sót nếu bỏ qua món ăn canh tiết lá đắng truyền thống xuất hiện từ lâu trong văn hoá của người dân bản địa. Trước đây, muốn nấu được món này phải vào rừng thu hái lá đắng nhưng hiện nay đã phổ biến hơn, nhờ bà còn biết cách lấy giống đem về trồng. Qua đó, canh tiết nấu lá đắng mới được chế biến nhiều và lan tỏa hơn đến du khách trong và ngoài nước.Nguyên liệu bao gồm; lá đắng, phổi lợn, rau răm, rau thơm, tiết lợn, gia vị muối mắm các loại.

Canh tiết lá đắng độc đáo

Bước chế biến đầu tiên là phổi lợn, rau thơm băm nhỏ, riêng lá đắng vò nát cho mềm. Cách nấu khá đơn giản chỉ cần đun sôi chín tiết và các nguyên liệu, nêm nếm cho hợp khẩu vị là xong. Tiết mềm tan ngay trong miệng, vị lá đắng mang đến vị chan chát tê tê, phần nước canh ngọt đậm đà. Vào mỗi độ thu đông, quây quần bên mâm cơm có bát canh tiết lá đắng nhâm nhi cùng rượu kê của người dân tộc H’mông ấm nồng thì thật tuyệt vời! Canh sẽ ngon hơn nếu có thêm vài lát ớt cho hương vị cay cay, lạ miệng.

Ngoài những ưu điểm về ẩm thực trên, canh lá đắng cũng được coi là một món ăn khai vị phổ biến trong các bữa cơm, liên hoan và các dịp hiếu hỷ của các dân tộc vùng cao. Vị đắng tự nhiên của lá đắng thường được coi là một loại gia vị đặc biệt và được ưa chuộng trong việc bổ sung khẩu vị cho bữa ăn. Canh lá đắng được sử dụng như một phương pháp truyền thống để giảm triệu chứng say rượu và giúp tăng cường quá trình giải độc cơ thể sau khi uống nhiều. Thêm nữa, lá đắng có tính nhiệt, có thể giúp giảm đau, giảm viêm và làm dịu các triệu chứng đau nhức cơ thể.

  1. Lòng lợn nhồi gạo nếp Lai Châu

Món lòng lợn nhồi gạo nếp hay còn được gọi là thú vị “Tùng càng nhảng” là một món ăn đặc sản ở vùng Sìn Hồ, Lai Châu. Nổi tiếng với hương vị dân giã, món này  độc đáo bởi cách chế biến và mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân vùng cao, dân tộc H'Mông. Quá trình làm món lòng lợn nhồi gạo nếp khá phức tạp, như sau:

Bước đầu tiên, lòng lợn (lòng già) được làm sạch trong và ngoài, phần nhân thì dùng gạo nếp ngon được trộn trực tiếp với tiết cùng thảo quả và gia vị. Sau đó, dùng ống phễu buộc vào miệng lòng, rồi đổ hỗn hợp tiết gạo vào từ từ, lấy lạt buộc lại thành từng đoạn một và cuối cùng bắt bếp lên luộc đến khi nào chín. Với hương vị ngậy của gạo nếp, mùi thơm của thảo quả và sự dai dai của lòng lợn, món ăn này mang đến trải nghiệm đầy hấp dẫn và thích thú cho mọi du khách.

Lòng lợn nhồi gạo nếp Lai Châu

Một điểm đặc biệt của món lòng lợn nhồi gạo nếp là nó có thể được để lâu mà không hỏng, phù hợp cho khí hậu lạnh của vùng Sìn Hồ vào mùa xuân. Khi ăn, món này thường được làm nóng trước để tăng thêm sự kích thích trong vị giác, tận hưởng miếng lòng mềm dẻo ấm mịn.

  1. Ve sầu rán

Ve sầu rán là đặc sản của người dân tộc Thái đen, món ăn khiến tín đồ yêu thích những hương vị độc lạ cảm thấy như vớ được vàng. Ve sầu là loại động vật chỉ dành cho mùa hè, khi mùa tới người dân sẽ săn bắt những con ve sầu béo để đem về rán. Những con ve sầu đạt tiêu chuẩn to khỏe, nhanh nhẹn khi sơ chế sẽ loại bỏ sạch sẽ phần nội tạng và cánh. Tiếp đó, để tạo ra hương vị đặc trưng người làm nhồi lạc rang vào bụng ve và đem lên chảo dầu nóng già chiên vàng rụm.

Ve sầu rán

Khi ve sầu chín, con nào con nấy giòn tan, ngậy béo chấm với chẳm chéo hoặc tương ớt đều ngon hết nấc. Ve sầu rán lý tưởng nhất làm món ăn vặt, món nhậu nhâm nhi với rượu hoặc bia. Những con ve vàng ruộm màu cánh rán sẽ khiến bạn nuốt nước miếng, ăn ngon đã đời. Nếu bạn đi du lịch Mộc Châu thì đừng quên thưởng thức món ve sầu rán nhé.

  1. Thịt lợn hun khói thơm ngon

Cái tên nối tiếp bài viết là thịt lợn hun khói - đặc sản của người dân dân tộc Pu Nả, tại Lai Châu với hương vị đậm đà và thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán hay ngày đặc biệt cần thiết đãi khách quý. Món ăn béo ngậy nhưng không gây ngấy, thịt lợn được bà con chăn thả tự nhiên nên rất chắc, lượng mỡ nạc vừa phải, da dày, mỡ rất ngon, nạc thì mềm không bị dai.

Thịt lợn hun khói thơm ngon

Điều kiện thời tiết vào mùa lạnh là hợp nhất để chế biến thịt hun khói. Dưới bàn tay của người đầu bếp, thịt được sơ chế sạch, chặt khéo léo để tách riêng phần xương và thịt, đảm bảo miếng thịt đều, bản to. Rồi mang cả tảng thịt đi ướp gia vị (thảo quả, ớt, hạt tiêu rừng, muối trắng, hạt mắc khén, hạt đổi...). Dùng tay bóp đều cho thịt dễ ngấm, thành phẩm thịt sẽ thơm hơn. Ướp thịt lợn xong thì đặt vào chảo ủ một thời gian rồi đem hun khói.

Các món ăn, đặc sản Lai Châu cho du khách mua về làm quà

Danh sách dưới đây, VietSense Travel gợi ý cho các bạn những du khách tương lai khi tham quan Lai Châu có thể vừa ăn trực tiếp vừa mua về dành tặng cho người thân, bạn bè.

  1. Bánh dày - đặc sản người H’mông

Món ăn không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền của người dân tộc H’mông, gọi tên bánh dày. Chúng ta đã quá quen với hình ảnh chiếc bánh dày tròn nhỏ bình thường. Nhưng ở đây bánh dày to hơn thể rất nhiều, đại diện cho nét phong tục tập quán đặc trưng của người dân, biểu tượng cho sự no ấm, hạnh phúc đong đầy, sinh sôi nảy nở, cầu chúc cho vụ mùa bội thu, lúa thóc đầy nhà. Thậm chí nếu khách du lịch ghé thăm Lai Châu đúng dịp trước tết có khả năng bắt gặp cuộc thi làm bánh dày truyền thống, đầy ắp niềm vui hân hoan chào đón vụ mùa mới, sẵn sàng bước sang năm mới.

Bánh dày - đặc sản người H’mông

Pé - Plẩu là tên gọi khác của bánh dày theo tiếng của người H’mông. Bánh dày được làm từ gạo nếp nương mới ngon, đồ thành xôi rồi đem đổ vào cối dùng lực để giã đến khi dẻo lại. Với mục đích để được lâu trong ngày tết, bà con nơi đây đã biến tấu những chiếc bánh dày trở nên cứng cáp, khi cần sẽ cắt thành lát đem rán hoặc hấp lại cho nóng mềm. Nhưng vẫn đảm bảo giữ hương vị ngon trọn vẹn, nhờ vậy mà du khách có thể nhanh tay tìm mua tại phiên chợ vùng cao hoặc cửa hàng bán đồ đặc sản về làm quà, khi nào ăn chỉ cần chế biến lại là thưởng thức.

Hương vị bánh dày mang tới mùi lúa mới, bánh dẻo, dai mềm, ăn bánh dày chiên chấm tương ớt, hấp ăn cùng lạp sườn, chấm muối vừng hay thịt heo quay cũng đều tạo ra vị ngon riêng biệt. Bánh dày to bản như cái đĩa, được đóng gói trong lá chuối, thời gian bảo quản bạn nên để trong tủ lạnh, lâu hơn thì cho vào ngăn đá nhé.

  1. Rượu ngô Sùng Phài

Rượu ngô Sùng Phài, hay còn được gọi là rượu Mông kê, là một loại rượu truyền thống tại Lai Châu được đông đảo du khách yêu thích. Đồng thời xuất hiện nhiều nhất trong các nhà hàng, quán ăn phục vụ thực khách gần xa, tâm tình trò chuyện, cùng ăn cùng nhâm nhi chén rượu vùng cao.

Rượu ngô Sùng Phài

Nguyên liệu làm rượu ngô đến từ hạt ngô nếp tuyển chọn kỹ lưỡng, hạt chắc mẩy không bị thối, lép. Điều đặc biệt có thể hiện ở quá trình lên men sử dụng lá rừng và hạt kê. Thành phẩm rượu ngô Sùng Phài đưa tới hương vị ngọt riêng biệt, vị đáng hài hoà, cuốn hút. Uống rượu với liều lượng vừa đủ, còn giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường sự tiếp thu thức ăn và tăng cảm giác ngon miệng trong bữa cơm. Ngoài ra, nó cũng được cho là có khả năng bồi bổ xương khớp và giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể. Vì thế, hãy tìm mùa rượu ngô Sùng Phài về để làm quà biếu anh em, đồng nghiệp sau chuyến đi, chắc chắn những ai đam mê với loại đồ uống này sẽ cực kỳ thích thú.

  1. Thịt lợn, thịt trâu gác bếp

Vùng núi Tây Bắc là thủ phủ của những món thịt gác bếp, khô, thơm và dài ngon. Lai Châu chắc chắn cũng không nằm ngoài, tới đây du lịch bạn nhất định phải sách một ít thịt lợn, thịt trâu gác bếp về ăn dần và làm quà tặng người thân yêu nhé. Dùng làm món khai vị, món ăn vặt, đồ nhắm uống rượu bia, vừa dai giòn, hội tụ đủ vị cay cay hoà quyện ngọt thịt tự nhiên, cùng hương thơm nồng từ ớt, thảo quả và hạt mắc khén thu hút vị giác của bạn. 

Thịt lợn, thịt trâu gác bếp

Quá trình chế biến thịt lợn gác bếp bắt đầu bằng việc ướp thịt với các gia vị núi rừng như mắc khén, hạt dổi, và ớt. Sau đó, thịt lợn được đóng gói trong những lò hun hay gác bếp, làm từ tre hoặc cây có khả năng chống nước và bảo vệ thịt khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nhờ vậy mà du khách yên tâm, mua về chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh, lúc nào cần ăn thì lấy ra cho lên hấp hoặc đút ngay vào nồi chiên không dầu. Mèo ăn ngon và nhanh là dùng chày đập dập theo thớ thịt, cách này giúp gỡ thịt nhanh chóng.

  1. Hạt dổi Lai Châu

Hạt dổi là loại gia vị quan trọng trong ẩm thực Lai Châu, giúp mọi món ăn trở nên đặc sắc và thơm ngon hơn. Loại hạt này sở hữu sắc đỏ đậm lúc chín, được bà con thu hoạch về phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Hạt dổi có vị chính là chua, giúp các nguyên liệu khác điều hoà lại gia vị, cân bằng độ mặn ngọt. Khi được sử dụng để tẩm ướp thịt, cá, hạt dổi mang đến hương vị độc đáo và đậm đà cho các món ăn.

Hạt dổi Lai Châu

Người dân địa phương thường sử dụng hạt dổi trong nhiều món ngon nổi bật như: Thịt hun khói, thịt gác bếp, lẩu, canh chua,...Nếu bạn muốn trổ tài vào bếp để thử nấu các món ăn Lai Châu thì nhất định phải mua hạt dổi, thay đổi và làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày cho gia đình.

  1. Rượu sâu chít Lai Châu

Rượu sâu chít là một loại rượu đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc, rất phổ biến ở Lai Châu. Sâu chít là một loại sâu chỉ có tại đồi núi cao, chúng được coi là một nguyên liệu quý và độc đáo để chế biến rượu. Trước khi ngâm vào rượu, sâu chít sẽ được rửa sạch sẽ và để ráo cho khô bớt nước.

Rượu sâu chít Lai Châu

Bước thứ hai là sâu chít được đặt vào bình thủy tinh, rồi ngâm cùng với rượu trắng loại ngon. Thời gian ngâm thường kéo dài vài ngày, vài tháng, để có hương vị rượu ngon hơn người ta vẫn ngâm lâu hơn nữa cho vị thêm đậm đà, càng lâu càng ngon. Những quy trình ngâm sâu chít trong rượu giúp tạo ra một hương vị độc đáo, đầy sức hút và thường mang một chút mùi hắc đặc trưng.

Trà sơn mật hồng sâm Lai Châu

  1. Trà sơn mật hồng sâm Lai Châu

Đặc sản trà sơn mật hồng sâm hay còn được gọi là trà mật sâm, là một đặc sản quý mà sau chuyến du lịch Lai Châu bạn rất nên mua về làm quà biếu tặng. Đây là món quà thể hiện sự tinh tế, trang nhã và có tính thẩm mỹ cao dành tặng đối tác, người yêu trà, có thói quen thưởng trà. Với hai sự liên kết giữa trà và hồng sâm không chỉ mang tới hương vị thanh ngọt, mát lành mà còn vượt trội về giá trị năng cao, bồi bổ sức khỏe. Điển hình như giúp hỗ trợ thanh nhiệt giải độc cơ thể, giảm mỡ máu hiệu quả, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp bạn ngủ ngon, an thần dưỡng nhan, chống lão hoá.

Măng khô Lai Châu

  1. Măng khô

Măng khô được bà con trồng và phơi khô thủ công, hạn chế chất tạo màu, chất bảo quản. Thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến ra vô vàn món ngon cho bữa cơm gia đình; măng hầm xương, măng xào thịt, canh măng chua, nộm, nấu các món mì,...Với hương vị đặc trưng và chất lượng tuyệt hảo, măng khô Lai Châu là một lựa chọn đáng mua để ăn dần hoặc đem cho bạn bè, người thân cùng thưởng thức.

Tổng kết

Vậy là 18 món ngon Lai Châu đã lộ diện với những nội dung khái quát nhằm giới thiệu đến các bạn đang theo dõi VietSense Travel. Hy vọng, qua bài viết này mọi người sẽ dễ dàng hơn khi tìm kiếm món ăn, đặc sản để trải nghiệm trong chuyến du lịch Lai Châu. Mỗi cái tên xuất hiện trên chắc chắn đều để lại cho bạn những dấu ấn riêng về hương vị, từ đó thêm hiểu về nét văn hoá ẩm thực, phong tục tập quán của từng đồng bào dân tộc nơi đây.

 

 

Gợi ý 18 món ngon Lai Châu đặc sắc mời bạn ăn nha

Gợi ý 18 món ngon Lai Châu đặc sắc mời bạn ăn nha
18 1 19 37 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==